TIẾT 42/ Tuần: 14
LUYỆN TẬP VẬN DỤNG KẾT HỢP CÁC THAO TÁC LẬP LUẬN
TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
I. Mức độ cần đạt
- Kiến thức :
a/ Nhận biết: Xác định các thao tác lập luận trong văn bản
b/ Thông hiểu: Giải thích được khái niệm các thao tác lập luận
c/Vận dụng thấp: Nhận diện được tính phù hợp và hiệu quả của việc vận dụng kết hợp các thao tác lập luận trong một số văn bản.
d/Vận dụng cao: Vận dụng kết hợp các thao tác lập luận để viết bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí, về một hiện tượng đời sống, về một tác phẩm văn học và về một ý kiến bàn về văn học.
- Kĩ năng :
a/ Biết làm: bài văn nghị luận có kết hợp các thao tác lập luận
b/ Thông thạo: kết hợp các thao tác lập luận trong bài văn nghị luận
3.Thái độ :
a/ Hình thành thói quen: sử dụng kết hợp các thao tác lập luận trong bài văn nghị luận
b/ Hình thành tính cách: tự tin khi lĩnh hội và tạo lập văn bản thông qua kết hợp các thao tác lập luận
c/Hình thành nhân cách: có tinh thần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
II. Nội dung trọng tâm
1.Kiến thức
- Yêu cầu và tầm quan trọng của việc vận dụng kết hợp các thao tác nghị luận trong bài văn nghị luận.
- Cách vận dụng kết hợp các thao tác nghị luận trong bài văn nghị luận.
- Kĩ năng
- Nhận diện được tính phù hợp và hiệu quả của việc vận dụng kết hợp các thao tác lập luận trong một số văn bản.
- Vận dụng kết hợp các thao tác lập luận để viết bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí, về một hiện tượng đời sống, về một tác phẩm văn học và về một ý kiến bàn về văn học.
- Thái độ:
-Vận dụng kiến thức để tạo lập văn bản.
- Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan các thao tác lập luận
- Năng lực đọc – hiểu các văn bản để phát hiện các thao tác lập luận .
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân có sử dụng các thao tác lập luận
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận những vấn đề trong cuộc sống
- Năng lực phân tích, so sánh các thao tác lập luận
- Năng lực tạo lập văn bản lập luận.
III. Chuẩn bị
1/Thầy
-Giáo án
-Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
-Những ngữ liệu tiêu biểu để nhận biết các thao tác lập luận ;
-Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp
-Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà
2/Trò
-Đọc trước ngữ liệu trong SGK để trả lời câu hỏi tìm hiểu bài
-Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà (do giáo viên giao từ tiết trước)
-Đồ dùng học tập
- Tổ chức dạy và học.
- Ổn định tổ chức lớp:
- Kiểm tra sĩ số, trật tự, nội vụ của lớp
- Kiểm tra bài cũ: Giải thích ý nghĩ hai tiếng TỰ DO trong bài thơ cùng tên của P.Eluya.
- Tổ chức dạy và học bài mới:
& 1. KHỞI ĐỘNG ( 5 phút)
Hoạt động của Thầy và trò |
- GV yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm: Từ bậc THCS, chúng ta đã học những phương thức biểu đạt nào?Phân biệt sự khác nhau của các kiểu văn bản trên? Các kiểu văn bản trên có thể thay thế cho nhau được không? Tại sao?Các phương thức biểu đạt trên có thể được phối hợp với nhau trong một văn bản cụ thể hay không? Tại sao? Nêu một vì dụ để minh hoạ. - HS thực hiện nhiệm vụ: - HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: HS kể 6 phương thức biểu đạt; - Các kiểu văn bản trên khác nhau ở hai điểm chính là:Thứ nhất, khác nhau về phương thức biểu đạt.Thứ hai, khác nhau về hình thức thể hiện. - Các kiểu văn bản trên không thể thay thế cho nhau được, vì:Phương thức biểu đạt khác nhau;Hình thức thể hiện khác nhau;Mục đích khác nhau.. Các phương thức biểu đạt trên có thể phối hợp với nhau trong một văn bản cụ thể, vì: Trong văn bản tự sự có thể sử dụng phương thức miêu tả, thuyết minh, nghị luân... và ngược lại. Vào bài: Trong một văn bản nghị luận, người viết tuỳ theo yêu cầu mà có thể kết hợp nhiều phương thức biểu đạt. vậy sự kết hợp này thể hiện như thế nào? |
& 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động của GV - HS |
Kiến thức cần đạt |
* Thao tác 1 : Tổ chức luyện tập trên lớp Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi, bài tập trong SGK. HS có thể hoạt động tập thể theo nhóm, tổ hoặc cá nhân. - HS trả lời: căn cứ vào mục đích để phân biệt các thao tác trên.
Một số gợi ý : - Hãy nhắc lại những tao tác lập luận mà anh (chị) đã học cùng những đặc trưng cơ bản của từng thao tác. - Đối với các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm, GV cần có những giải thích thật thấu đáo. Vì những yếu tố này tưởng là xa lạ với văn nghị luận nhưng kỳ thực nếu biết vận dụng hợp lý chúng sẽ làm văn nghị luận bớt khô khan, trừu tượng.
HS Tái hiện kiến thức và trình bày. HS trả lời: 6 thao tác. (giải thích, chứng minh, bình luận, phân tích, so sánh, bác bỏ).
- Thao tác lập luận phân tích: chia đối tượng ra thành nhiều yếu tố, bộ phận nhỏ để có thể nhận biết đối tượng một cách cặn kẽ, thấu đáo. - Thao tác lập luận so sánh : Làm rõ thông tin về sự vật bằng cách đem nó đối chiếu với đối tượng sự vật khác quen thuộc hơn, cụ thể hơn để chỉ ra sự giống nhau và khác nhau giữa chúng - Thao tác lập luận giải thích : là giảng giải về các vấn đề liên quan đến đối tượng một cách cụ thể, rõ ràng cho người nghe, người đọc hiểu tường tận. - Thao tác lập luận chứng minh : Mục đích của chứng minh là làm người ta tin tưởng về những ý kiến, nhận xét có đầy đủ căn cứ từ trong những sự thật hoặc chân lý hiển nhiên - Thao tác lập luận bác bỏ : Chính là dùng lý lẽ và chứng cứ để gạt bỏ những quan điểm, ý kiến sai lệch hoặc thiếu chính xác từ đó nêu ý kiến đúng của mình để thuyết phục người nghe. - Thao tác lập luận bình luận : Nhằm đề xuất và thuyết phục người đọc tán đồng với nhận xét đánh giá, bàn luận của mình về một hiện tượng trong đời sống hoặc trong văn học. |
I. Luyện tập trên lớp 1. Ôn tập về các thao tác lập luận và những đặc trưng cơ bản của thao tác lập luận - Thao tác lập luận phân tích :
- Thao tác lập luận so sánh :
- Thao tác lập luận giải thích :
- Thao tác lập luận chứng minh :
- Thao tác lập luận bác bỏ :
- Thao tác lập luận bình luận :
- Tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh : những yếu tố này có thể đem lại sự cụ thể, sống động cho văn nghị luận. |
* Thao tác 1 : Tổ chức luyện tập vận dụng tổng hợp các thao tác lập luận. - GV yêu cầu HS xem xét một đoạn văn bản trong SGK và trả lời câu hỏi, yêu cầu chỉ ra cụ thể từng thao tác, đưa ra dẫn chứng cho từng thao tác (không phải trả lời một cách chung chung). 3. GV hướng dẫn HS thực hành, viết văn bản có sự kết hợp các thao tác nghị luận. * HS trả lời cá nhân - Các thao tác lập luận trong đoạn trích Tuyên ngôn độc lập + Thao tác lập luận phân tích. + Thao tác lập luận chứng minh. + Thao tác lập luận bình luận. + Thao tác tự sự miêu tả, biểu cảm. - Các thao tác này được vận dụng tổng hợp, kết hợp rất linh hoạt trong đoạn trích. 3. - HS đọc kỹ đề bài - HS viết bài dựa trên gợi ý của SGK (trong khoảng 15 - 20 phút). - HS trình bày bài làm trước lớp. (tuỳ theo lượng thời gian mà GV yêu cầu số lượng HS trình bày nhiều hay ít) - HS chỉ ra trong bài đã sử dụng thao tác lập luận nào. - HS khác sẽ nhận xét, bổ sung hoặc điều chỉnh, hoàn thiện các văn bản đã được trình bày. |
2. Luyện tập vận dụng tổng hợp các thao tác lập luận. - Các thao tác lập luận trong đoạn trích Tuyên ngôn độc lập - Các thao tác này được vận dụng tổng hợp, kết hợp rất linh hoạt trong đoạn trích.
3. Viết bài văn nghị luận vận dụng tổng hợp các thao tác lập luận Tham khảo bài viết trong SGK |
* Thao tác 2 : - Hướng dẫn luyện tập ở nhà Bài tập 1 : Sưu tầm 2 đoạn văn (hoặc bài văn hay) trong đó tác giả đã sử dụng kết hợp các thao tác lập luận. Bài tập 2 : Viết bài văn nghị luận có vận dụng tổng hợp ít nhất 3 thao tác lập luận khác nhau theo chủ đề : Một tác phẩm văn học mới ra đời và đang được nhiều người quan tâm bàn luận. Bài tập 3 : Đọc văn bản đọc thêm Mấy nhận xét nhỏ về nghệ thuật viết tiểu thuyết (Nguyễn Đình Thi) để nắm về việc vận dụng tổng hợp các thao tác lập luận. -Bài tập 1 : Sưu tầm trong sách báo nhất là các sách nghiên cứu, phê bình văn học. -Bài tập 2 : HS tự viết ở nhà -Bài tập 3 : Đọc và phân tích, rút ra bài học kinh nghiệm. |
II. Luyện tập ở nhà
|
& 3.LUYỆN TẬP
Hoạt động của GV - HS |
GV yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm: Câu hỏi 1: Chia vấn đề cần bàn luận ra thành các bộ phận (các phương tiện các nhân tố),để có thể xem xét một cách cặn kẽ và kĩ càng là thuộc thao tác nào? Câu hỏi 2: Kết hợp các phần (bộ phận),các mặt(phương diện),các nhân tố của vấn đề cần bàn luận thành một chỉnh thể thống nhất để xem xét là thuộc thao tác nào? Câu hỏi 3: Hãy chọn phương án điền vào chỗ trống sao cho phù hợp: …là từ cái riêng suy ra cái chung,từ những sự vật cá biệt suy ra nguyên lý phổ biến. a. Diễn dịch. Câu hỏi 4: Từ tiền đề chung suy ra kết luận về những sự vật, hiện tượng riêng. Đó là thao tác nghị luận nào? a. Chứng minh. Câu hỏi 5: Ý kiến nào sau đây là chính xác nhất?
- HS thực hiện nhiệm vụ: - HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:
|
& 4.VẬN DỤNG
Hoạt động của GV - HS |
Kiến thức cần đạt |
GV yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm: Xác định các thao tác lập luận trong văn bản sau: BÀI TOÁN TỔNG HỢP CỦA CUỘC ĐỜI (1)Nguyên tố cơ bản của sinh mệnh là thời gian. Thời gian là một chuỗi con số khô khan đơn điệu nhưng lại thần kì. Muốn đem chuỗi số này đến một môi trường tốt để phát huy tới cực điểm, đòi hỏi phải học được cách giải tổng hợp. Từ phép cộng trừ nhân chia bậc tiểu học tới phép phân giải nhân thức bậc trung học, lại tới phép hàm số và vi tích phân của bậc đại học, khái niệm toán học đã được thăng cấp, tuổi tác của bản thân cũng tăng lên, sự lí giải cuộc đời cũng dần dần phức tạp. Hằng số và biến số của cuộc đời dù khó giải và nắm vững, nhưng con đường đời nói chung đều phải dựa vào viêc vận dụng phép giải tổng hợp bốn phép tính cộng trừ nhân chia. (2) Chúng ta hãy suy nghĩ nghiêm túc về biểu thức toán học sau: [80 x 365 - (15 + 15) x 365] x 1|3 = 6083 (ngày). Ý nghĩa của biểu thức này là: giả dụ một người có thể sống tới 80 tuổi, trừ đi 15 năm chưa hiểu biết gì và 15 năm già nua cuối đời, lại trừ đi khoảng 2|3 thời gian phải dùng vào viêc ăn, ngủ, sinh hoạt... thì thời gian của một đời người thực sự có ích, thực sự học tâp và làm viêc, cống hiến... cũng chỉ có 6083 ngày mà thôi! Thời gian sống có ích của mỗi đời người là rất ngắn! Một nhân vât dù kiêt xuất đến đâu chăng nữa cũng bị câu thúc bởi khoảng thời gian có hạn này. Vì vây, ai nhân thức được điều này thì người ấy có cơ hội thành công và ngược lại, kẻ nào đủng đỉnh rong chơi thì đó chính là hành động tự vứt bỏ những cơ hội trời cho! Một gợi ý khác của biểu thức này là, trong khoảng thời gian hữu hạn này, một người không thể thành công trong nhiều lĩnh vực, mà nhất thiết phải biết lựa chọn những lĩnh vực hoặc nghề nghiêp thích hợp và phải biết loại bỏ những sở đoản. Chỉ có như vây, con người mới thành công.
- HS thực hiện nhiệm vụ: - HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:
|
- Đoạn văn (1) dùng lập luận phân tích; - Đoạn văn (2) dùng lập luận chứng minh.
|
- TÌM TÒI, MỞ RỘNG.
Hoạt động của GV - HS |
Kiến thức cần đạt |
GV yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm: +Xác định các thao tác lập luận trong phần đầu của Tuyên ngôn Độc lập. + Viết đoạn văn nêu tác hại của trò chơi Pokemon Go hiện nay ( chỉ ra các thao tác lập luận ) -HS thực hiện nhiệm vụ: - HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:
|
-Xác định đúng và đầy đủ các thao tác nghị luận; - Sử dụng các thao tác nghị luận để triển khai đoạn văn theo đúng vấn đề đã yêu cầu.
|
4. Hướng dẫn về nhà ( 1 phút)
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - DẶN DÒ ( 5 PHÚT) Kết hợp luyện tập trên lớp và luyện tập ở nhà để phát triển kĩ năng làm văn nghị luận. |
- Chuẩn bị bài: QUÁ TRÌNH VĂN HỌC VÀ PHONG CÁCH VĂN HỌC |