Giáo án PTNL bài Thực hành một số phép tu từ ngữ âm

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Giáo án PTNL bài Thực hành một số phép tu từ ngữ âm. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 12 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Tiết thứ: 31/ Tuần: 11                                                                                          

THỰC HÀNH MỘT SỐ PHÉP TU TỪ NGỮ ÂM

 

Ngày soạn:

Ngày dạy:

 I. Mức độ cần đạt

  1. Kiến thức :

a/ Nhận biết: Biết phép tu từ ngữ âm trong văn bản .

b/ Thông hiểu:Phương thức cơ bản trong một số phép tu từ ngữ âm

c/Vận dụng thấp:Phân tích tác dụng của phép tu từ ngữ âm trong văn bản

d/Vận dụng cao:Cảm nhận và phân tích tác dụng tu từ của các phép tu từ ngữ âm trong văn xuôi, thơ trữ tình

  1. Kĩ năng :

a/ Biết làm: nhận diện được biện pháp tu từ ngữ âm trong văn bản

b/ Thông thạo: các bước phân tích hiệu quả biện pháp tu từ ngữ âm

3.Thái độ :

a/ Hình thành thói quen: đọc hiểu văn bản có sử dụng biện pháp tu từ ngữ âm

b/ Hình thành tính cách: tự tin , sáng tạo khi lĩnh hội và tạo lập văn bản có sử dụng biện pháp tu từ ngữ âm

c/Hình thành nhân cách: có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

II. Nội dung trọng tâm

  1. Kiến thức

-Phương thức cơ bản trong một số phép tu từ ngữ âm (tạo nhịp điệu và âm hưởng cho câu; điệp âm, điệp vần , điệp thanh)

- Tác dụng nghệ thuật của những phép tu từ ngữ âm nói trên.

  1. Kĩ năng

- Nhận biết phép tu từ ngữ âm trong văn bản .

- Phân tích tác dụng của phép tu từ ngữ âm trong văn bản : phân tích mục đích và hiệu quả của phép tu từ, sự phối hợp với các phép tu từ khác…

  1. Thái độ

-Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

  1. Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển:

- Năng lực thu thập thông tin liên quan các biện pháp tu từ ngữ âm;

           - Năng lực đọc – hiểu  các tác tác phẩm văn học có sử dụng các biện pháp tu từ ngữ âm;

           - Năng lực trình bày, phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ ngữ âm;

           - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về các biện pháp tu từ ngữ âm;

           - Năng lực tạo lập văn bản nghị luận có sử dụng các biện pháp tu từ ngữ âm;

III. Chuẩn bị

1/Thầy

-Giáo án

-Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi

-Những ngữ liệu có sử dụng các biện pháp tu từ ngữ âm, cú pháp

-Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp

-Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà

2/Trò

-Đọc trước ngữ liệu trong SGK để trả lời câu hỏi tìm hiểu bài

-Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà (do giáo viên giao từ tiết trước)

-Đồ dùng học tập

  1. Tổ chức dạy và học.
  2. Ổn định tổ chức lớp:

- Kiểm tra sĩ số, trật tự, nội vụ của lớp

  1. Kiểm tra bài cũ: Tư tưởng “Đất nước của Nhân dân” được thể hiện tập trung trong những câu thơ nào? Trình bày cảm nhận của anh (chị) về những câu thơ đó.
  2. Tổ chức dạy và học bài mới:

& 1. KHỞI ĐỘNG ( 5 phút)

Hoạt động của Thầy và trò

 GV yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm: GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài học bằng câu hỏi trải nghiệm sau:

Trong bài thơ Đây mùa thu tới,nhà thơ Xuân Diệu có viết: Những luồng run rẩy rung rinh lá.

Trong bài thơ Việt bắc, nhà thơ Tố Hữu có viết: Nhớ cô em gái hái măng một mình.

Em hãy chỉ ra tài năng sử dụng phụ âm của các nhà thơ trong các câu thơ trên  

-   HS thực hiện nhiệm vụ:

-  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

          + Những luồng run rẩy rung rinh lá: phụ âm r được điệp lại 4 lần

          +Nhớ cô em gái hái măng một mình.:phụ âm m được điệp lại 3 lần

Giáo viên giới thiệu vào bài: Chúng ta đã thực hành biện pháp tu từ ẩn dụ, hoán dụ ( Ngữ văn 10). Trong bài học hôm nay, chúng ta tiếp tục thực hành một số phép tu từ ngữ âm,  như 2 câu thơ trên đã thể hiện phép tu từ ngữ âm ( điệp âm) nhằm tạo hiệu quả nghệ thuật .

 

 & 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động của GV - HS

Kiến thức cần đạt

Họat động 1: Tạo nhịp điệu và âm hưởng thích hợp.(10 phút).

* Thao tác 1 :

Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập:

Thực hành về phép tu từ tạo nhịp điệu và âm hưởng thích hợp.

HS hoạt động nhóm (từng bàn) thảo luận

Lần lượt các bài tập 1,2,3

 

Bài tập 1: đoạn văn trích đọc trong "Tuyên ngôn độc lập" của Hồ Chí Minh.

-Sự phối hợp nhịp ngắn và nhịp dài trong đoạn văn.

Giáo viên đọc đoạn văn, phát hiện và nhận xét về cách ngắt nhịp.

-Sự thay đổi thanh bằng, thanh trắc cuối mỗi nhịp và tính chất mở hay đóng của âm tiết kết thúc mỗi nhịp

Giáo viên phát hiện và nhận xét về thanh điệu và tính chất cảu các âm tiết cuối nhịp

 

 

 

 

Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét bổ sung.

Bài tập 1:

-Đoạn văn gồm bốn nhịp (hai nhịp dài trước, hai nhịp ngắn sau) phối hợp với nhau để diễn tả nội dung của đoạn:

+Hai nhịp dài thể hiện lòng kiên trì và ý nghĩa quyết tâm của dân tộc ta trong việc đấu tranh vì tự do (gan góc) với một thời gian dài (hơn 80 năm nay, mấy năm nay).

+Hai nhịp ngắn khẳng định dứt khoát và đanh thép về quyền tự do và độc lập của dân tộc ta (phải được).

-Kết thúc ba nhịp đầu là các thanh bằng không dấu với ba âm tiết mở (nay, nay, do) tạo ra âm hưởng ngân vang, lan xa. Kết thúc nhịp thứ bốn là một thanh trắc với một âm tiết kép (lập) tạo ra sự lắng đọng trong lòng người đọc (người nghe).

-Nhịp điệu và sự phối hợp âm thanh cùng với phép lặp cú pháp (một dân tộc đó…), lặp từ ngữ (dân tộc đã gan góc,  nay phải được) đã tạo ra âm hưởng hùng hồn đanh thép cho lời tuyên ngôn.

I. Tạo nhịp điệu và âm hưởng thích hợp.

Bài tập 1:

-Đoạn văn gồm bốn nhịp (hai nhịp dài trước, hai nhịp ngắn sau) phối hợp với nhau để diễn tả nội dung của đoạn:

+Hai nhịp dài :

+Hai nhịp ngắn :

-Kết thúc ba nhịp đầu :

-Nhịp điệu và sự phối hợp âm thanh cùng với phép lặp cú pháp (một dân tộc đó…), lặp từ ngữ (dân tộc đã gan góc,  nay phải được) :

 

* Thao tác 1 :

Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác dụng gợi hình tượng của biện pháp điệp phụ âm đầu trong các câu thơ. 

HS hoạt động theo nhóm, trả lời các bài tập và nhân xét của các nhóm còn lại.

Thao tác 2: Tổ chức cho HS thảo luận nhóm:

Nhóm 1: Bài tập 1a.

 

 

Nhóm 2: Bài tập 1b

Nhóm 3: Bài tập 2a.

 Nhóm 4: Bài tập 2b.

 

Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc bài thơ và đoạn thơ đã cho. Xác đinh vần và nhận xét về tác dụng của biện pháp điệp vần.

 

* HS đại diện nhóm trả lời

* Nhóm 1

"Dưới quyên trăng quyên đã gọi hè

     Đầu tường lửa lựu lập loè đơm bông"

Âm đầu (l) được lặp lại bốn lần gợi ra những hình tượng bông hoa lựu đỏ lấp ló trên cành những đốm lửa lập loè. ánh lửa đó như đang phát sáng lung linh lập loè trên ngọn cây.

* Nhóm 2

" Làn ao long lánh bóng trăng loe"

-Câu thơ cũng xuất hiện 4 lần phụ âm đầu "l" - Sự cộng hưởng của 4 lần lặp lại tạo nên hình tượng bóng trăng lấp lánh và phát tán cả không gian rộng lớn trên mặt ao phản chiếu của mặt nước …

* Nhóm 3

Trong bài "Thu điếu" của Nguyễn Khuyến, vần "eo" là vần chủ đạo (xuất hiện 5 lần trong thơ). Điều đó góp phần khắc hoạ hình tượng mùa thu yên tĩnh, trong trẻo ở làng quê Bắc Bộ - đồng thời cũng bộc lộ một tâm hồn thơ thanh khiết đắm say với thiên nhiên của nhà thơ.

* Nhóm 4

Trong đoạn thơ của Tố Hữu, vần "ang" xuất hiện 7 lần. Đây là vần chứa một nguyên âm rộng và âm tiết thuộc loại nửa mở (kết thúc bằng phụ âm mũi). Vần "ang" vì vậy gợi cảm giác rộng mở và chuyển  động thích hợp với sắc thái miêu tả sự chuyển động mùa (từ mùa đông sang mùa xuân).

II. Điệp âm, điệp vần, điệp thanh.

1.Bài tập 1:

a.        "Dưới quyên trăng quyên đã gọi hè

     Đầu tường lửa lựu lập loè đơm bông"

Âm đầu (l) được lặp lại bốn lần :

 

b. " Làn ao long lánh bóng trăng loe"

 

 

2. Bài tập 2:

a. Trong bài "Thu điếu" của Nguyễn Khuyến, vần "eo" là vần chủ đạo …

 

 

b. Trong đoạn thơ của Tố Hữu, vần "ang" xuất hiện 7 lần. …

 

* Thao tác 1 :

Giáo viên hướng dẫn học sinh rút ra nhận xét về phạm vi sử dụng của các phép tu từ ngữ âm đã thực hành. Hướng dẫn HS tổng kết bài học

* Tổng kết bài học theo những câu hỏi của GV.

 

III. Tổng kết:

- Phép tu từ tạo nhịp điệu và âm hưởng thường được dùng trong văn xuôi nhất là văn chính luận.

- Phép tu từ tạo nhịp điệu điệp thanh thường được sử dụng nhiều trong thơ ca.

 

 

& 3.LUYỆN TẬP

 

Hoạt động của GV - HS

Kiến thức cần đạt

GV yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm:

Câu hỏi 1: Phép tu từ ngữ âm chủ yếu nào đã được tác giả sử dụng ở hai dòng thơ sau:

                    “Sương nương theo trăng ngừng lưng trời

                      Tương tư nâng lòng lên chơi vơi…”                                                            (Xuân Diệu)

a. Điệp phụ âm đầu.  
b.  Điệp vần.
c. Điệp thanh. 
d. Biến nhịp.

Câu hỏi 2: Nhà thơ Tố Hữu đã sử dụng phép điệp phụ âm đầu ở câu thơ nào sau đây?
a. “Nắng chói sông Lô hò ô tiếng hát/Chuyến phà dào dạt bến nước Bình Ca”.
b. “Thông reo bờ suối rì rào/Chim chiều chíu chít ai nào kêu ai”
c.  “Lá vàng đang đỏ ngọn cây/Sếu giang mang lạnh đang bay ngang trời”
d.  “Chân trời lui mãi lan lan rộng/Hi vọng tràn lên đồng mênh mông…”

Câu hỏi 3: Trích dẫn thơ nào sau đây sử dụng biện pháp tu từ ngữ âm?
a. “lơ thơ tơ liễu buông mành/ Con oanh học nói trên cành mỉa mai”                     

b. “Tài cao phận thấp chí khí uất/Giang hồ mê chơi quên quê hương”
c. Nỗi niềm chi rứa Huế ơi!/ Mà mưa xối xả trắng trời Thừa Thiên…”.
d. Cả A, B và C.

Câu hỏi 4: Biện pháp tu từ ngữ âm chủ yếu nào được sử dụng ở đoạn thơ sau:

                     “Trên dòng Hương Giang

                      Em buông mái chèo…

                      Trời trong veo

                     Nước trong veo…”    

                                                                                  (Tố Hữu)
a. Điệp phụ âm đầu. 
b. Điệp vần.
c. Biến nhịp.  
d. Điệp thanh.

Câu hỏi 5: Cho 2 câu thơ: Dưới trăng quyên đã gọi hè/ Đầu tường lửa lựu lập loè đơm bông được tác giả sử dụng hình thức nghệ thuật gì ?
a. Điệp vần
b. Điệp âm
c. Điệp thanh
d. Cả 3 ý kiến trên.

 

-   HS thực hiện nhiệm vụ:

-  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

c. Điệp thanh. 

 

 

 

 

b. “Thông reo bờ suối rì rào/Chim chiều chíu chít ai nào kêu ai”

 

 

 

 

 

 

 

 

d. Cả A, B và C.

 

 

 

 

 

 

 

b. Điệp vần.

 

 

 

 

 

b. Điệp âm

 

 

 

 & 4.VẬN DỤNG

Hoạt động của GV - HS

Kiến thức cần đạt

GV yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm:

Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật phép tu từ ngữ âm đoạn thơ sau:

Em ơi Ba Lan mùa tuyết tan

Đường bạch dương sương trắng nắng tràn

Anh đi nghe tiếng người xưa vọng

Một giọng thơ ngâm một giọng đàn

(Tố Hữu)

-   HS thực hiện nhiệm vụ:

-  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

 

Điệp vần: Đoạn thơ tạo ra một âm hưởng du dương, thanh thoát bởi một loạt các tiếng (có chứa vần) như "tan, tràn, đàn" đều có âm chính là nguyên âm "a" bổng/sáng (vang sáng).

 

 

 

  1. TÌM TÒI, MỞ RỘNG.

 

Hoạt động của GV - HS

Kiến thức cần đạt

GV yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm:

1. Chỉ ra một số câu thơ đã học trong chương trình Ngữ văn THPT có sử dụng biện pháp tu từ ngữ âm.

2. Sáng tác một bài thơ về chủ đề Mừng ngày Nhà giáo Việt Nam ( có sử dụng phép tu từ ngữ âm)

-HS thực hiện nhiệm vụ:

-  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

 

-        Chép lại các câu thơ, chỉ ra cho đúng biện pháp tu từ ngữ âm trong câu đó.

-        Vận dụng luật thơ để sáng tác. Chú ý đúng chủ đề và có dùng tu từ ngữ âm.

 

4. Hướng dẫn về nhà  ( 1 phút)

HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - DẶN DÒ ( 5 PHÚT)

-Sưu tầm thêm ngữ liệu về phép điệp âm điệp vần, điệp thanh trong ca dao, câu đối, thơ

-So sánh để nhận ra sự giống nhau và khác nhau giữa các phép điệp âm, điệp vần, điệp thanh với phép điệp từ ngữ và kết cấu ngữ pháp đã học ở lớp 10.

- Chuẩn bị bài: Viết bài số 3: NLVH

 

Xem thêm các bài Giáo án ngữ văn 12, hay khác:

Bộ Giáo án ngữ văn 12 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 12.

Xem Thêm

Lớp 12 | Để học tốt Lớp 12 | Giải bài tập Lớp 12

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 12, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 12 giúp bạn học tốt hơn.