Giáo án PTNL văn 12: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 12 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Tiết 18/Tuần 06

NGHỊ LUẬN VỀ MỘT BÀI THƠ, ĐOẠN THƠ

Ngày soạn:

Ngày dạy:

  1. Mức độ cần đạt
  2. Kiến thức :

a/ Nhận biết: Nắm được khái niệm kiểu bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ;

b/ Thông hiểu: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận trong văn bản nghị luận về về một bài thơ, đoạn thơ;

c/Vận dụng thấp:Xây dựng được dàn ý cho bài văn nghị luận về về một bài thơ, đoạn thơ;

d/Vận dụng cao:Sử dụng đúng phong cách ngôn ngữ văn học, diễn đạt trôi chảy để tạo lập văn bản nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ;

  1. Kĩ năng :

a/ Biết làm: bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

b/ Thông thạo: các bước phân tích đề, lập dàn ý bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

3.Thái độ :

a/ Hình thành thói quen: phân tích đề, lập dàn ý bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

b/ Hình thành tính cách: tự tin khi trình bày kiến thức về về một đoạn thơ, bài thơ

c/Hình thành nhân cách:

-Biết nhận thức được ý nghĩa của việc thực hiện các thao tác nghị luận trong bài văn nghị luận văn học

-Có ý thức tìm tòi về kiểu bài nghị luận văn học .

  1. Nội dung trọng tâm

1.Kiến thức

- Mục đích, yêu cầu của bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ;

- Cách thức triển khai bài nghị luận về một tác phẩm thơ.

  1. Kĩ năng

-Tìm hiểu đề, lập dàn ý cho của bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ

- Huy động kiến thức và những cảm xúc, trải nghiệm của bản thân để viết  bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.

- Tìm hiểu đề, lập dàn ý cho bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học.

- Huy động kiến thức và những cảm xúc, những trải nghiệm của bản thân để viết bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học.

  1. Thái độ:

-Nâng cao ý thức trau dồi kĩ năng làm văn nghị luận nói chung và nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ nói riêng.

-Ý thức tự đọc văn bản, tiến hành luyện tập tích cực.

  1. Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển:

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến các kiểu bài nghị luận văn học

           - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về các kiểu bài nghị luận văn học

- Năng lực phân tích, so sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa các kiểu bài nghị luận văn học

           - Năng lực tạo lập văn bản nghị luận văn học.

III. Chuẩn bị

1/Thầy

-Giáo án

-Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi

-Những ngữ liệu để hướng dẫn học sinh làm bài

-Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp

-Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà

2/Trò

-Đọc trước ngữ liệu trong SGK để trả lời câu hỏi tìm hiểu bài

-Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà (do giáo viên giao từ tiết trước)

-Đồ dùng học tập

  1. Tổ chức dạy và học.
  2. Ổn định tổ chức lớp:

- Kiểm tra sĩ số, trật tự, nội vụ của lớp

  1. Kiểm tra bài cũ: Em có cho rằng khi đại dịch HIV/AIDS đã qua đi thì bản thông điệp này cũng không còn giá trị nữa không? Vì sao?
  2. Tổ chức dạy và học bài mới:

 

 & 1. KHỞI ĐỘNG ( 5 phút)

Hoạt động của Thầy và trò

-   GV yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm: GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài bằng câu hỏi trắc nghiệm sau:

Đề bài nào sau đây thuộc kiểu bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ?
a. Suy nghĩ về câu tục ngữ :"Lá lành đùm lá rách"
b. Lòng nhân ái
c. Cảm nhận của anh/ chị về bài thơ Đồng Chí (Chính Hữu)

d. Về những dòng sông bị ô nhiễm hiện nay.

-   HS thực hiện nhiệm vụ:

-  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: Gợi ý trả lời: c

Từ đó, giáo viên giới thiệu Vào bài: Ở chương trình Ngữ văn 9,10,11, các em đã từng nắm lí thuyết và thực hành những bài làm văn mà đối tượng chính là nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ . Qua  bài trắc nghiệm trên, chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn dạng bài nghị luận văn học này.

 

 & 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động của GV - HS

Kiến thức cần đạt

Họat động 1: TÌM HIỂU NGỮ LIỆU (10 phút).

 * Thao tác 1 :

Hướng dẫn tìm hiểu và lập dàn ý cho 2 đề bài trong SGK

Tổ chức cho HS thảo luận nhóm:

 

Nhóm 1,3:

-Học sinh đọc đề bài 1 trong SGK. Thảo luận nhóm  ghi kết quả vào phiếu học tập, đại diện nhóm trả lời.

Gợi ý:

- Khi tìm hiểu đề, ta cần xác định những vấn đề gì?

- Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh như thế nào?

 

 

-  Vấn đề cần giải quyết, làm rõ trong bài viết là gì?

 

-  Phần mở bài ta cần giới thiệu những gì?

 

- Phần thân bài ta cần làm rõ điều gì trước tiên?

-  Vẻ đẹp của núi rừng trong đêm trăng khuya được miêu tả qua những thủ pháp nghệ thuật nào? Gợi lên những điều gì?

 

-  Hình ảnh nổi bật nhất trong bài thơ là hình ảnh gì?

 

 

-  Nhân vật trữ tình trong bài thơ có gì khác hình ảnh ẩn sĩ trong thơ cổ?

 

- Vì sao lại nói bài thơ vừa có tính chất cổ điển, vừa hiện đại?

 

-  Nêu nhận đinh chung về giá trị t­ư tưởng và nghệ thuật bài thơ?

 

- Khẳng định lại những giá trị bài thơ?

Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác theo dõi, góp ý.

Nhóm 1,3:

a.  Tìm hiểu đề:

- Hoàn cảnh ra đời:

+ Những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp

+ Địa điểm là vùng chiến khu Việt Bắc.

+ Lúc này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đang trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến đầy gian khổ nhưng vô cùng oanh liệt của nhân dân ta.

- Yêu cầu đề bài và định hướng giải quyết:

+ Từ phân tích vẻ đẹp của bức tranh phong cảnh Việt Bắc thấy được vẻ đẹp tâm hồn thi nhân, vẻ đẹp của thơ ca Hồ Chí Minh.

+ Từ vẻ đẹp tâm hồn thi nhân, vị lãnh tụ tối cao của dân tộc, của cuộc kháng chiến để thấy được vẻ đẹp tâm hồn Việt Nam – sự tất thắng của cuộc kháng chiến.

b.  Lập dàn ý:

* Mở bài:

- Giới thiệu bài thơ (hoàn cảnh sáng tác)

- Nhận định chung về bài thơ (Định hướng giải quyết)

*  Thân bài:

- Phân tích, chứng minh vẻ đẹp của đêm trăng khuya nơi núi rừng Việt Bắc:

   + Thủ pháp so sánh: Tiếng suối trong như­ tiếng hát xa”

à tiếng suối cộng hưởng với tiếng người, tiếng đời tươi trẻ, vang vọng tràn đầy niềm tin

   + Hình ảnh: Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

à Điệp từ lồng: tạo nên hình ảnh huyền ảo, lung linh, thơ mộng

=> Cảnh vật mang vẻ đẹp hùng vĩ, thơ mộng à tâm hồn yêu thiên nhiên của Bác.

- Phân tích, chứng minh vẻ đẹp tâm hồn thi nhân qua hình ảnh nhân vật trữ tình:

   + Nổi bật giữa bức tranh thiên nhiên là người chiến sĩ nặng lòng lo nỗi nước nhà.

à tấm lòng yêu nước sâu sắc của Bác.

   + Khác với hình ảnh người ẩn sĩ lánh mình chốn thiên nhiên, xa lánh cõi trần

à Tinh thần ung dung tự tại lo việc nước, tràn đầy sự lạc quan, kiên định và tất thắng

- Phân tích nghệ thuật bài thơ: vừa có tính chất cổ điển vừa hiện đại:

  + Tính cổ điển: thể thơ Đường luật, những hình ảnh thiên nhiên tiếng suối, trăng, cổ thụ, hoa.

   + Tính hiện đại: hình tượng nhân vật trữ tình: thi sĩ - chiến sĩ, lo nỗi nước nhà, sự phá cách trong hai câu cuối (không tuân thủ luật đối)

- Nhận định giá trị t­ư tưởng và nghệ thuật bài thơ:

   + Tư tưởng: Tình yêu thiên nhiên, đất nước sâu đậm

   + Nghệ thuật: cổ điển và hiện đại

* Kết bài:

  - Sự hài hoà giữa tâm hồn nghệ sĩ và ý chí chiến sĩ: Mang cốt cách thanh cao, tấm lòng vì nước vì dân, khí chất ung dung của vị lãnh tụ

  - Đây là một trong những bài thơ hay của Bác

 

Nhóm 2,4:

 Tìm hiểu đề và lập dàn ý cho đề bài 2

Gợi ý:

-  Khi tìm hiểu đề trong đề bài này, ta cần xác định những vấn đề gì?

- Mở bài, ta cần giới thiệu điều gì? Có gì khác với cách giới thiệu về một bài thơ?

-  Khí thế dũng mãnh của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Việt Bắc được miêu tả qua những thủ pháp nghệ thuật nào trong 8 câu thơ đầu?

-  Khí thế hiện lên như thế nào?

- Khí thế chiến thắng ở các chiến trường khác (4 câu sau) được diễn đạt bởi những thủ pháp nghệ thuật nào?

-  Khí thế đó tạo nên điều gì cho bức tranh công cuộc kháng chiến chống Pháp?

- Hệ thống từ ngữ nào đã được vận dụng trong đoạn thơ?

-  Nhà thơ còn vận dụng những biện pháp tu từ nào?

-  Giọng thơ của đoạn thơ có âm hưởng như thế nào?

 -  Hãy nêu ý để chốt lại đoạn thơ?

Nhóm 2,4:

a. Tìm hiểu đề:

- Yêu cầu kiểu đề: phân tích một đoạn thơ.

- Yêu cầu về nội dung: Làm rõ hai vấn đề:

+ Khí thế dũng mãnh và khí thế chiến thắng của quân ta trên khắp chiến trường

+ Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ độc đáo của đoạn thơ

b. Lập dàn ý:

 * Mở bài:

- Nêu hoàn cảnh sáng tác, giới thiệu khái quát bài thơ.

- Nêu xuất xứ đoạn trích

- Trích dẫn nguyên văn đoạn trích

 * Thân bài:

   - Phân tích khí thế dũng mãnh của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Việt Bắc (8 câu đầu):

   + Nghệ thuật: Sử dụng từ láy (rầm rập, điệp điệp trùng trùng), so sánh (Đêm đêm rầm rập như là đất rung), hoán dụ (mũ nan), cường điệu (bước chân nát đá), đối lập (Nghìn đêm thăm thẳm sương dày >< Đèn pha bật sáng như ngày mai lên)

+ Nội dung: Khí thế chiến đấu sôi động, hào hùng với nhiều lực lượng tham gia (dân công, bộ đội, binh chủng cơ giới), hình ảnh con đường bộ đội hành quân, dân công đi tiếp viện, đoàn quân ô tô quân sự nối tiếp nhau...

- Phân tích khí thế chiến thắng ở các chiến trường khác (4 câu sau):

 + Nghệ thuật: Điệp từ vui, biện pháp liệt kê các địa danh của mọi miền đất nước

 + Nội dung: Tin vui chiến thắng đồn dập bay về, vì Việt Bắc là thủ đô, là đầu não của cuộc kháng chiến. Niềm vui của đất nước hoà cùng Việt Bắc tạo nên bức tranh kháng chiến thắng lợi toàn diện và toàn vẹn.

- Phân tích đặc điểm nổi bật về nghệ thuật:

Rất điêu luyện trong việc sử dụng thể thơ lục bát

   + Các từ láy, động từ (rầm rập, rung, nát đá, lửa bay), tính từ gợi tả (Quân đi điệp điệp trùng trùng, Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan, Dân công đỏ đuốc từng đoàn, Nghìn đêm thăm thẳm sương dày, Đèn pha bật sáng)...

+ Các biện pháp tu từ: so sánh, hoán dụ, cường điệu, trùng điệp...

+ Giọng thơ: âm vang, sôi nổi, hào hùng

c. Kết bài:

   Đoạn thơ ngắn như thể hiện được không khí của cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta một cách cụ thể, sinh động.

I. Cách làm một bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ:

1. Tìm hiểu đề và lập dàn ý:

 Đề 1: Phân tích bài thơ "Cảnh khuya" của Hồ Chí Minh.

  a.  Tìm hiểu đề:

- Hoàn cảnh ra đời:

- Yêu cầu đề bài và định hướng giải quyết:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b.  Lập dàn ý:

* Mở bài:

*  Thân bài:

- Phân tích, chứng minh vẻ đẹp của đêm trăng khuya nơi núi rừng Việt Bắc

  

- Phân tích nghệ thuật bài thơ: vừa có tính chất cổ điển vừa hiện đại:

+ Tính cổ điển:

   + Tính hiện đại: hình tượng nhân vật trữ tình:

- Nhận định giá trị t­ư tưởng và nghệ thuật bài thơ:

   + Tư tưởng:

   + Nghệ thuật:

* Kết bài:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thực hành đề 2 – SGK:

   Phân tích đoạn thơ trong bài "Việt Bắc" của Tố Hữu

a. Tìm hiểu đề:

- Yêu cầu kiểu đề:

- Yêu cầu về nội dung:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b. Lập dàn ý:

 * Mở bài:

- Nêu hoàn cảnh sáng tác, giới thiệu khái quát bài thơ.

- Nêu xuất xứ đoạn trích

- Trích dẫn nguyên văn đoạn trích

 * Thân bài:

   - Phân tích khí thế dũng mãnh của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Việt Bắc (8 câu đầu):

   + Nghệ thuật:

+ Nội dung: 

- Phân tích khí thế chiến thắng ở các chiến trường khác (4 câu sau):

 + Nghệ thuật:

 + Nội dung:

- Phân tích đặc điểm nổi bật về nghệ thuật:

c. Kết bài:

* Thao tác 1 :

-Dựa vào bài tập đã làm, rút ra các bước làm bài: 4 bước.

Tìm hiểu đối tượng và nội dung của bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ

- Thế nào là nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ ?

- Em có nhận xét gì về đối tượng nghị luận về thơ? Xuất phát từ điều này, chúng ta cần phải thao tác như thế nào khi nghị luận?

-  Nội dung cơ bản của một bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ ?

* HS trả lời cá nhân

- Đặc điểm : Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ là trình bày ý kiến, nhận xét, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ đó.

- Đối tượng: bài thơ, đoạn thơ, hình tượng thơ... Cách làm: cần tìm hiểu từ ngữ, hình ảnh, âm thanh, nhịp điệu, cấu tứ...

- Nội dung:

+ Giới thiệu khái quát bài thơ, đoạn thơ

+ Bàn luận về những giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ

+ Đánh giá chung bài  thơ, đoạn thơ.

2. Đối tượng và nội dung của bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ:

- Đặc điểm :

- Đối tượng:

- Nội dung:

+ Giới thiệu khái quát bài thơ, đoạn thơ

+ Bàn luận về những giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ

+ Đánh giá chung bài  thơ, đoạn thơ

* Thao tác 1 :

Hướng dẫn luyện tập

- GV: Chia lớp làm 4 nhóm.

- Các nhóm thảo luận làm bài tập trong 15 phút.

- Đại diện các nhóm lần lượt trả lời.

- GV: Chốt lại các ý đúng.

*  Mở bài:

- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác bài thơ

- Giới thiệu xuất xứ đoạn thơ

- Nhận xét chung về khổ thơ

- Dẫn văn bản khổ thơ

*  Thân bài:

- Nhận xét tổng quát bài thơ, phân tích chung ba khổ thơ đầu để thấy mối liên hệ, thống nhất với khổ thơ cuối

 

- Phân tích hai câu thơ đầu

- Phân tích hai câu thơ cuối

- Một vài nét về nghệ thuật

 

 

   + Thôi Hiệu:

Quê hương khuất bóng hoàng hôn

Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai (Hoàng Hạc Lâu)

   + Huy Cận:

Lòng quê dơn dợn vời con nước

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà

 

Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác theo dõi, góp ý.

Thao tác 2:

Hướng dẫn HS tổng kết bài học

 

* Tổng kết bài học theo những câu hỏi của GV.

 

II. Luyện tập

  1. Mở bài:

- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác bài thơ:

Từ cảm hứng trước một buổi chiều đìu hiu, văng lặng buồn, khi lặng ngắm sông Hồng ngoại thành Hà Nội

- Giới thiệu xuất xứ đoạn thơ:

Khổ cuối trong bài thơ Tràng giang

- Nhận xét chung về khổ thơ:

Một bài thơ buồn – đẹp vào bậc nhất của Huy Cận, của văn học lãng mạn Việt Nam

- Dẫn văn bản khổ thơ

2. Thân bài:

- Nhận xét tổng quát bài thơ, phân tích chung ba khổ thơ đầu để thấy mối liên hệ, thống nhất với khổ thơ cuối:

   + Nhận xét: Thơ Huy Cận trước CMTT là nỗi buồn của thế hệ thanh niên mất nước, tương lai mờ mịt. Bài thơ mở vào khoảng trời đất cao rộng, vắng lặng để nỗi buồn thấm sâu tận cõi lòng

   + Phân tích ba khổ đầu bài thơ: .

Cảnh buồn mênh mang, tâm hồn cô đơn không nguồn san sẻ (sóng gợn tràng giang, sông dài trời rộng, mênh mang sông nước với tâm trạng, tâm tình sầu trăm ngả, cô liêu, không chút niềm thân mật )

- Phân tích hai câu thơ đầu: Trong ba khổ thơ trước: buồn trải ra xa, trong khổ cuối: buồn lên cao trong cánh chim nhỏ và dường như nhiều bơ vơ, không tìm ra phương hướng trong buổi chiều tắt nắng

- Phân tích hai câu thơ cuối:

   + Cảnh hoàn toàn không còn dấu người. Ở thời điểm này, quê hương là nơi neo đậu của lòng người. Câu thơ buồn nhưng sáng lên tình yêu quê hương đất nước sâu đậm.

- Một vài nét về nghệ thuật:

  + Mượn một số cách diến đạt thơ Đường nhưng vẫn giữ được nét riêng của Huy Cận:

   o Các hình ảnh: mây cao đùn núi bạc, chim nghêng cánh nhỏ, bóng chiều, con nước, nhớ nhà... đậm chất thơ Đường

   o Nét riêng: cách dùng từ láy (lớp lớp, dợn dợn), cảm xúc lãng mạn tinh tế (chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa), cách nói ngược so với thơ Đường (Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà)

  + Âm hưởng Đương thi cộng với những hình ảnh cô đơn, nỗi buồn thế hệ tạo nên vẻ đẹp cổ điển, hiện đại của khổ thơ, bài thơ.

3. Kết bài:

Tổng hợp chung:

  - Đoạn thơ có nét cổ kính, trang nghiêm, đậm chất Đường thi nhưng vẫn giữ được cái hồn Việt Nam

  - Thể hiện tình yêu quê hương đất nước sâu đậm của tác giả.

     

 

& 3. LUYỆN TẬP

 

Hoạt động của GV - HS

Kiến thức cần đạt

- GV yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm:

Câu hỏi 1: Dòng nào dưới đây nêu không đúng nội dung thường có của một bài văn nghị luận về thơ?
a. Giới thiệu khái quát về bài thơ, đoạn thơ.
b. Bàn về những giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ.
c. Những sự kiện xung quanh sự ra đời của bài thơ
d. Đánh giá chung về bài thơ, đoạn thơ. 

Câu hỏi 2: Thao tác nào dưới đây ít được sử dụng trong khi nghị luận về thơ?
a. Thao tác phân tích
b. Thao tác bình luận
c. Thao tác chứng minh
d. Thao tác bác bỏ.

Câu hỏi 3: Trong phần mở đầu của bài nghị luận về một bài thơ , cần phải đạt được yêu cầu gì?
a. Giới thiệu một cách khái quát về bài thơ, đoạn thơ
b. Trình bày được hoàn cảnh ra đời của bài thơ, đoạn thơ
c. Nêu đánh giá của mình về bài thơ, đoạn thơ.
d. Chỉ ra thành công nghệ thuật của mình về bài thơ, đoạn thơ.

-   HS thực hiện nhiệm vụ:

-  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

 

c. Những sự kiện xung quanh sự ra đời của bài thơ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

d. Thao tác bác bỏ.

 

 

 

 

a. Giới thiệu một cách khái quát về bài thơ, đoạn thơ

 

 

 

 & 4.VẬN DỤNG

Hoạt động của GV - HS

Kiến thức cần đạt

- GV yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm:

-   HS thực hiện nhiệm vụ:

Phân tích bài thơ “Tự tình” (II) của nữ sĩ Hồ Xuân Hương.

 

-  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

 

Tìm hiểu đề

1.     Dạng đề : Phân tích một bài thơ.

2.     Yêu cầu của đề:

-        Yêu cầu về nội dung : Làm rõ nội dung, nghệ thuật của bài thơ.

-        Yêu cầu về thao tác : Phân tích là thao tác chính, cần kết hợp các thao tác khác như:

chứng minh, bình luận, so sánh…

-        Yêu cầu về tư liệu : Tư liệu chính là những câu thơ trong bài thơ đã cho, tư liệu có liên quan để bổ sung cho ý phân tích.

-         

Lập dàn ý

I. Mở bài : Giới thiệu tác giả Hồ Xuân Hương, dẫn vào bài thơ “Tự tình” (II). Nêu vấn đề: Bài thơ có giá trị sâu sắc về nội dung và nghệ thuật, trích bài thơ.

II.                                  Thân bài :

1.     Khái quát : Nêu xuất xứ, thể loại, hoàn cảnh sáng tác, bố cục bài thơ, nội dung chính của bài thơ.

2.     Phân tích nội dung, nghệ thuật bài thơ : Các ý chính cần phân tích

a. Hai câu đề :

* Phân tích:

-      Câu 1: Khắc họa thời gian nghệ thuật : “đêm khuya”; từ láy “văng vẳng”; nghệ thuật lấy động tả tĩnh.

-      Câu 2 : Đảo ngữ nhấn mạnh từ “trơ”; kết hợp từ độc đáo “cái hồng nhan”; đối lập cái cá nhân nhỏ bé với cái rộng lớn (“cái hồng nhan” đối với “nước non”).

* Làm rõ : Bối cảnh không gian, thời gian và tâm trạng cô đơn, buồn tủi, bẽ bàng về duyên phận của nhân vật trữ tình.

b. Hai câu thực :

* Phân tích : Phép đối (câu 3 với câu 4); cụm từ “say lại tỉnh”; nghệ thuật tả cảnh ngụ tình (sự tương quan giữa hình ảnh vầng trăng và thân phận nữ sĩ).

* Làm rõ : Gợi lên hình ảnh người phụ nữ trong đêm khuya vắng lặng với bao xót xa, cay đắng, với nỗi chán chường, đau đớn, ê chề.

c. Hai câu luận:

* Phân tích : Phép đối (câu 5 với câu 6); phép đảo; động từ mạnh (“xiên ngang”, “đâm toạc”); nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.

* Làm rõ : cảnh thiên nhiên trong cảm nhận của người mang sẵn nỗi niềm phẫn uất và sự bộc lộ cá tính, bản lĩnh không cam chịu, như muốn thách thức số phận của Hồ Xuân Hương.

d. Hai câu kết:

* Phân tích : Ngôn ngữ đời thường giản dị, tự nhiên; lặp từ; nghệ thuật tăng tiến.

* Làm rõ : Tâm trạng chán chường, buồn tủi mà cháy bỏng khát vọng hạnh phúc – cũng là nỗi lòng của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.

e. Nghệ thuật cả bài thơ : Sử dụng từ ngữ độc đáo, sắc nhọn; tả cảnh ngụ tình; phép đối, đảo; đưa ngôn ngữ đời thường vào thơ.

 III. Kết bài:

         Kết luận về nội dung, nghệ thuật và nêu ý nghĩa bài thơ.

 

 

 

  1. TÌM TÒI, MỞ RỘNG.

Hoạt động của GV - HS

Kiến thức cần đạt

GV yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm:

1. Phân tích đề, lập dàn ý cho đề bài: Vẻ đẹp bài thơ Từ ấy của Tố Hữu.

 2. Tóm tắt cấu trúc dàn ý nghị luận bề một bài thơ, đoạn thơ.

-HS thực hiện nhiệm vụ:

-  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

 

1.     Biết cách tìm hiểu đề và lập dàn ý. Trọng tâm là vẻ đẹp nội dung và vẻ đẹp nghệ thuật của bài thơ;

2.     Cấu trúc 3 phần

 

          

4. Hướng dẫn về nhà  ( 1 phút)

HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - DẶN DÒ ( 5 PHÚT)

-Hãy trình bày các bước làm bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ?

-Hãy cho biết đối tượng và nội dung của một bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ?

- Chuẩn bị bài: TÂY TIẾN

Xem thêm các bài Giáo án ngữ văn 12, hay khác:

Bộ Giáo án ngữ văn 12 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 12.

Xem Thêm

Lớp 12 | Để học tốt Lớp 12 | Giải bài tập Lớp 12

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 12, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 12 giúp bạn học tốt hơn.