Giáo án PTNL bài Việt Bắc (phần tác giả)

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Việt Bắc (phần tác giả). Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 12 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

TIẾT 22/TUẦN 8

ĐỌC VĂN                        VIỆT BẮC (Phần I: Tác giả)

  1. Mục tiêu :

            Ngày soạn:

Ngày thực hiện:

Cho các lớp:

  1. Mức độ cần đạt
  2. Kiến thức :

a/ Nhận biết: Hiểu được những nét khái quát về sự nghiệp, văn học, quan điểm sáng tác và những đặc điểm cơ bản của phong cách nghệ thuật Tố Hữu.

b/ Thông hiểu:Lý giải được mối quan hệ/ ảnh hưởng của hoàn cảnh lịch sử với cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của tác giả

c/Vận dụng thấp: Chỉ ra các biểu hiện của quan điểm sáng tác, phong cách nghệ thuật của Tố Hữu trong các tác phẩm đã học và sẽ học

d/Vận dụng cao: Viết bài cảm nhận riêng ( như chân dung văn học ) về tác giả

  1. Kĩ năng :

a/ Biết làm: bài nghị luận về ý kiến bàn về phong cách thơ Tố Hữu;

b/ Thông thạo: đọc hiểu, thuyết minh về một tác gia văn học

3.Thái độ :

a/ Hình thành thói quen: đọc hiểu văn bản về tác giả văn học

b/ Hình thành tính cách: tự tin khi trình bày kiến thức về tác gia, tác phẩm văn học

c/Hình thành nhân cách: có tinh thần lạc quan, yêu đời , say mê lí tưởng, có ước mơ, khát vọng cao đẹp của tuổi trẻ;

  1. Nội dung trọng tâm
  2. Kiến thức

- Hiểu được những yếu tố ảnh hưởng hình thành hồn thơ Tố Hữu;

- Phân tích được mối quan hệ giữa chặng đường lịch sử với các chặng đường thơ của Tố Hữu;

- Nắm vững phong cách nghệ thuật của Tố Hữu.

  1. Kĩ năng

  - Đọc – hiểu một văn bản tác gia văn học

  1. Thái độ

Tự nhận thức về tinh thần yêu nước, tinh thần lạc quan cách mạng, qua đó tự rút ra bài học cho cá nhân.

  1. Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển:

+ Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.

+ Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra trong văn bản.

+ Năng lực đọc – hiểu văn bản tác gia văn học;

+ Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về một nhà thơ đã từng xem là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt nam hiện đại.

+ Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về một tác gia văn học.

III. Chuẩn bị

1/Thầy

  •        -Giáo án

-Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi

  • - Chân dung nhà thơ Tố Hữu, hình ảnh về Huế, bài hát Từ ấy, Mẹ Suốt…
  • -Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp
  • -Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà

2/Trò

  • -  Đọc trước văn bản tác phẩm để trả lời câu hỏi tìm hiểu bài

 -  Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà (do giáo viên giao từ tiết trước)

 - Đồ dùng học tập

  1. Tổ chức dạy và học.
  2. Ổn định tổ chức lớp:

- Kiểm tra sĩ số, trật tự, nội vụ của lớp

  1. Kiểm tra bài cũ: Trình bày cấu trúc dàn ý nghị luận về ý kiến bàn về văn học.
  2. Tổ chức dạy và học bài mới:

 

& 1. KHỞI ĐỘNG ( 5 phút)

 

Hoạt động của Thầy và trò

-   GV yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm: GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu về Tố Hữu bằng cách cho học sinh tìm hiểu:

     1/Ai là tác giả bài thơ Từ ấy?

a/ Chế Lan Viên

b/ Xuân Diệu

c/ Tố Hữu

d/ Hồ Chí Minh.

    2/ Điền khuyết đoạn thơ sau trong bài Lượm của Tố Hữu:

Chú bé.......

..........xinh xinh

Cái chân............

............nghênh nghênh

-   HS thực hiện nhiệm vụ:

-  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: Gợi ý trả lời: 1c;2: loắt choắt- cái xắc- thoăn thoắt- cái đầu

        Từ đó, giáo viên giới thiệu Vào bài: So với các nhà thơ trước 1945 ( Huy Cân, Hàn Mặc Tử…), Tố Hữu đã sớm bắt gặp lí tưởng của Đảng. Để rối Từ ấy cho đến khi tạ thế ở tuổi 82, ông trở thành lá cờ đầu của thơ ca cách mạng VN hiện đại. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp thơ ca của ông.

 

 & 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động của GV - HS

Kiến thức cần đạt

* Thao tác 1 :

Hướng dẫn HS tìm hiểu về tiểu sử tác giả.

GV cho HS đọc lướt để có ấn tượng chung, ghi nhớ những ý chính

Cuộc đời của Tố Hữu có thể chia làm mấy giai đoạn?

HS Tái hiện kiến thức và trình bày.

-        Ba giai đoạn:

- Thời thơ ấu: Tố Hữu sinh ra trong một gia đình Nho học ở Huế - mảnh đất thơ mộng, trữ tình còn lưu giữ nhiều nét văn hoá dân gian.

- Thời thanh niên: Tố Hữu sớm giác ngộ cách mạng và hăng say hoạt động, kiên cường đấu tranh trong các nhà tù thực dân

- Thời kỳ sau CM tháng Tám: Tố Hữu đảm nhiệm những cương vị trọng yếu trên mặt trận văn hoá văn nghệ, trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và nhà nước.

 

Thao tác 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu Đường cách mạng, đường thơ của Tố Hữu.

GV cần nhấn mạnh bảy chặng đường đời của TH gắn liền với bảy chặng đường cách mạng và bảy tập thơ của TH ( nhất là 5 tập thơ đầu)

GV chia lớp thành 4 nhóm, hướng dẫn HS thảo luận: Về nội dung chính của 5 tập thơ đầu.

 

-Nhóm 1: Tập Từ ấy

 

Sau khi HS trình bày, GV nhấn mạnh Từ ấy là chất men say lí tưởng, chất lãng mạn trong trẻo, tâm hồn nhạy cảm, sôi nổi của cái tôi trữ tình

- Nhóm 2: Tập Việt Bắc

 

- Nhóm 3: Tập Gío lộng

 

- Nhóm 4: Ra trận, Máu và hoa

- Nhóm 5: Một tiếng đờn (1992 ), Ta với ta 

- GV gọi HS đại diện nhóm trả lời ngắn gọn

- GV chốt lại các tập thơ của TH là sự vận động của cái tôi trữ tình, là cuốn biên niên sử ghi lại đời sống dân tộc, tâm hồn dân tộc trong sự vân động của tiến trình lịch sử.

 

 

-Nhóm 1: Tập Từ ấy

1. Từ ấy: (1937- 1946)

- Niềm hân hoan của tâm hồn trẻ đang gặp ánh sáng lý tưởng cách mạng, tìm thấy lẽ sống và quyết tâm đi theo ngọn cờ của Đảng.

- Gồm có 3 phần: Máu lửa,  Xiềng xích, Giải phóng.

 

 

 

Nhóm 2: Tập Việt Bắc

 

2. Việt Bắc: (1946- 1954)

- Tiếng hùng ca thiết tha về cuộc kháng chiến chống Pháp và con người kháng chiến.

- Thể hiện những tình cảm lớn.

Nhóm 3: Tập Gió lộng

 

3. Gió lộng: (1955- 1961)

- Hướng về quá khứ để ghi sâu ân tình cách mạng- ngợi ca cuộc sống mới trên miền Bắc.

- Tình cảm thiết tha, sâu đậm với miền Nam ruột thịt.

 

-Nhóm 4: Tập Ra trận, Máu và hoa

 

4. Ra trận (1962- 1971), Máu và hoa ( 1972- 1977):

- Bản hùng ca về “Miền Nam trong lửa đạn sáng ngời”.

- Ghi lại chặng đường cách mạng đầy gian khổ, hi sinh, khẳng định niềm tin, niềm tự hào phơi phới khi “toàn thắng về ta”.

5.Một tiếng đờn (1992 ), Ta với ta  (1999 ):

- Những suy tư, chiêm nghiệm mang tính phổ quát về con người, cuộc đời.

- Niềm tin vào lí tưởng và con đường cách mạng, tin vào chữ nhân luôn tỏa sáng trong mỗi tâm hồn con người.

I. Vài nét về tiểu sử:

- Thời thơ ấu:

- Thời thanh niên:

- Thời kỳ sau CM tháng Tám:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Đường cách mạng, đường thơ:

1. Từ ấy: (1937- 1946)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Việt Bắc: (1946- 1954)

 

 

 

 

 

 

 

3. Gió lộng: (1955- 1961)

 

 

 

 

 

 

4. Ra trận (1962- 1971), Máu và hoa ( 1972- 1977):

 

 

 

 

 

 

 

5.Một tiếng đờn (1992 ), Ta với ta  (1999 ):

 

Thao tác 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu phong cách thơ Tố Hữu.

 

- Phong cách thơ TH thể hiện ở những mặt nào?

- Tại sao nói thơ Tố Hữu mang phong cách trữ tình chính trị?

HS trả lời ở 2 mặt về nội dung và nghệ thuật

HS trả lời

Dự kiến HS trả lời về thể thơ, về ngôn ngữ.

 

HS trả lời

Sau khi HS trả lời GV giải thích  trữ tình chính trị thể hiện ở những điểm nào.

 

 

- Em chứng minh thơ Tố Hữu mang phong cách dân tộc đậm đà?

 

 

- Thao tác 2: Hướng dẫn HS kết luận

- Cảm nhận chung của em về nhà thơ Tố Hữu?

- Định hướng và lưu ý HS phần ghi nhớ SGK

HS tìm hiểu phong cách thơ Tố Hữu dưới sự hướng dẫn của GV.

 

 

II. Phong cách thơ Tố Hữu:

1.Về nội dung: Thơ Tố Hữu mang phong cách trữ tình chính trị sâu sắc.

-Trong việc biểu hiện tâm hồn, thơ Tố Hữu luôn hướng tới cái ta chung

- Trong việc miêu tả đời sống, thơ Tố Hữu mang đậm tính sử thi.

- Những điều đó được thể hiện qua giọng thơ mang tính chất tâm tình, tự nhiên, đằm thắm, chân thành

2. Về nghệ thuật: Thơ Tố Hữu mang phong cách dân tộc đậm đà.

- Về thể thơ:

+ Vận dụng thành công thể thơ  lục bát truyền thống của dân tộc

+ Thể thất ngôn trang trọng mà tự nhiên

-Về ngôn ngữ: Dùng từ ngữ và cách nói dân gian, phát huy tính nhạc phong phú của tiếng Việt.

IV. Kết luận:

 Thơ Tố Hữu là bằng chứng sinh động về sự kết hợp hài hoà hai yếu tố cách mạng và dân tộc trong sáng tạo nghệ thuật, sáng tạo thi ca.

 

& 3.LUYỆN TẬP

 

Hoạt động của GV - HS

Kiến thức cần đạt

GV yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm:

Câu hỏi 1: Thông tin nào sau nay về Tố Hữu là chưa chính xác?
a. Trong giai đoạn 1930- 1935 ông từng là thành viên của phong trào Thơ mới

b. Năm 1938 ông trở thành đảng viên của Đảng cộng sản và năm 1939 bị bắt giam ở nhiều nhà tù ở miền Trung.

c. Nhiều năm liền ông phụ trách công tác văn hóa văn nghệ của Đảng và từng là Ủy viên Bộ chính trị Đảng cộng sản Việt Nam.
d. Ông qua đời năm 2002.

Câu hỏi 2: “Máu lửa”, “Xiềng xích”, “Giải phóng” là:
a. .Tên ba bài thơ của Tố Hữu.
b. Tên ba phần trong tập thơ Máu và hoa.
c. Tên ba phần trong tập thơ Ra trận.
d. Tên ba phần trong tập thơ Từ ấy 

Câu hỏi 3: Bài thơ nào sau đây của Tố Hữu không nằm trong tập thơ Việt Bắc?
a. Cá nước.
b. Mẹ Tơm. 
c. Lên Tây Bắc
d. Lượm

Câu hỏi 4: Nội dung chính của tập thơ Việt Bắc là:
a. Bản hùng ca của cuộc kháng chiến chống Pháp.
b. Kết tinh những tình cảm lớn của con người Việt Nam kháng chiến.
c. Ngợi ca công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Miền Bắc
d. Cả A và B.

 

Câu hỏi 5: Cảm xúc nổi bật nhất của tập thơ “Gió lộng” của Tố Hữu là:
a. Tiếng hát say mê lí tưởng cách mạng, sự xả thân vì lí tưởng của người chiến sĩ cộng sản.
b.Ca ngợi hình ảnh nhân dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
c.Niềm vui, tự hào, tin tưởng ở công cuộc xây dựng cuộc sống mới xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và tình cảm với miền Nam, ý chí thống nhất Tổ quốc.

d.Ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng.

 

-   HS thực hiện nhiệm vụ:

HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

 

ĐÁP ÁN

 

[1]='a'   [2]='d'   [3]='b'  [4]='d'  [5]='c'

 

 

 

 & 4.VẬN DỤNG

Hoạt động của GV - HS

Kiến thức cần đạt

GV yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm:

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Tố Hữu là nhà thơ có vị trí rất quan trọng trong nền văn học cách mạng Việt Nam. Trong thơ Tố Hữu, cái Tôi trữ tình, trẻ trung, sôi nổi và đầy nhiệt huyết là cái Tôi gắn với cách mạng, cái Tôi mang trong mình lí tưởng cộng sản. Với tập thơ Từ ấy, Tố Hữu đã bắc chiếc cầu nối giữa hình thức thơ mới với thơ ca yêu nước và cách mạng. Giữa lúc các nhà thơ mới còn băn khoăn, còn đắm mình trong nỗi buồn đau, cô đơn tuyệt vọng, thì Tố Hữu với Từ ấy đã cất lên khúc hát ngợi ca lí tưởng cách mạng và tự tin khẳng định sự đúng đắn của con đường mình đã chọn. Từ ấy thể hiện tâm trạng háo hức, tràn đầy niềm tin và hi vọng của người cộng sản trẻ tuổi.

Đặt bài thơ vào hoàn cảnh xã hội, chính trị, văn hoá thời điểm nó ra đời mới hiểu và lí giải được những cung bậc cảm xúc mãnh liệt của nhân vật trữ tình. Bài thơ ra đời vào thời kì cách mạng Dân tộc dân chủ 1936- 1939. Năm 1930, Đảng Cộng sản ra đời, lãnh đạo nhân dân thực hiện cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. Tố Hữu thuộc lớp thanh niên sớm được giác ngộ cách mạng. Và người thanh niên với trái tim tuổi hai mươi đang căng đầy sự sống đã đến với cách mạng bằng niềm phấn khích của người vừa tìm thấy con đường lí tưởng của đời mình. Nhân vật trữ tình của bài thơ là người cộng sản trẻ tuổi với quan niệm cao đẹp về lí tưởng sống, lí tưởng cộng sản.

( Trích Đọc hiểu văn bản Ngữ văn 11- Nguyễn Trọng Hoàn)

1/ Nêu nội dung chính của văn bản trên ?

 2/ Xác định biện pháp tu từ về từ trong câu văn Với tập thơ Từ ấy, Tố Hữu đã bắc chiếc cầu nối giữa hình thức thơ mới với thơ ca yêu nước và cách mạng. Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó là gì?

            3/ Văn bản trên nhiều lần nhắc đến nhân vật trữ tình.  Nhân vật trữ tình là gì ?

 4/ Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về lí tưởng sống của tuổi trẻ trong cuộc sống.

 

-   HS thực hiện nhiệm vụ:

-  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

 

1/ Nội dung chính của văn bản : Vị trí của nhà thơ Tố Hữu trong thơ ca yêu nước và cách mạng, đồng thời lí giải sự tác động của lịch sử, văn hoá, xã hội đã làm nên hồn thơ Tố Hữu trong tập thơ Từ ấy.

 2/Biện pháp tu từ về từ trong câu văn: ẩn dụ (bắc chiếc cầu nối gợi sự gắn kết)

Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó: Tạo hình ảnh cụ thể để khẳng định đóng góp của Tố Hữu qua tập thơ Từ ấy, nhất là đóng góp về hình thức nghệ thuật.

  3/Nhân vật trữ tình là hình tượng người trực tiếp thổ lộ suy nghĩ, cảm xúc, tâm trạng trong tác phẩm. Nhân vật trữ tình không có diện mạo, hành động, lời nói, quan hệ cụ thể như nhân vật tự sự và kịch. Nhưng nhân vật trữ tình cụ thể trong giọng điệu, cảm xúc, trong cách cảm cách nghĩ. Qua những trang thơ, ta như gặp tâm hồn người, tấm lòng người.

           4/ Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu :

-Hình thức : đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành ;

-Nội dung : từ quan niệm cao đẹp về lí tưởng sống của nhà thơ Tố hữu, thí sinh liên hệ đến lí tưởng sống của tuổi trẻ: Lí tưởng sống là mục đích tốt đẹp mà mỗi con người muốn hường tới và mong mỏi đạt được. Người có lí tưởng sống cao đẹp sẽ luôn suy nghĩ và hành động đúng để hoàn thiện mình hơn, đóng góp công sức bản thân, đem lại hạnh phúc cho mình, gia đình, xã hội, đất nước. Phê phán những người không có lí tưởng sống. Rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân.

 

 

 

  1. TÌM TÒI, MỞ RỘNG.

 

Hoạt động của GV - HS

Kiến thức cần đạt

GV yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm:

1. Vẽ bản đồ tư duy về bài Tác giả Tố Hữu

2. Sưu tầm thêm mỗi chặng đường thơ gồm 2 bài thơ của Tố Hữu.

-HS thực hiện nhiệm vụ:

-  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

 

-        Vẽ đúng sơ đồ tư duy

-        Chọn và ghi lại ít nhất 2 bài thơ/ 1 tập thơ.

4. Hướng dẫn về nhà  ( 1 phút)

HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - DẶN DÒ ( 5 PHÚT)

Nhắc lại các chặng đường thơ và phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu.

- Chuẩn bị bài: Luật thơ

Xem thêm các bài Giáo án ngữ văn 12, hay khác:

Bộ Giáo án ngữ văn 12 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 12.

Xem Thêm

Lớp 12 | Để học tốt Lớp 12 | Giải bài tập Lớp 12

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 12, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 12 giúp bạn học tốt hơn.