Tiết 5-9
Tuần 02-03
GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT
Ngày soạn:
Ngày dạy:
- Mức độ cần đạt
- Kiến thức :
a/ Nhận biết:Nhận thức được sự trong sáng của tiếng Việt biểu hiện ở một phương diện cơ bản và là một yêu cầu đối với việc sử dụng tiếng Việt.
b/ Thông hiểu: Có thói quen rèn luyện kĩ năng nói và viết nhằm đạt được sự trong sáng của Tiếng Việt.
c/Vận dụng thấp:Dùng từ đặt câu đúng chuẩn trong khi nói và viết
d/Vận dụng cao: Sử dụng TV theo đúng chuẩn để sáng tác hay viết hoàn chỉnh các văn bản trong cuộc sống
- Kĩ năng :
a/ Biết làm: bài đọc hiểu về tiếng Việt
b/ Thông thạo: sử dụng tiếng Việt , giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt;
3.Thái độ :
a/ Hình thành thói quen: sử dụng tiếng Việt một cách trong sáng
b/ Hình thành tính cách: tự tin khi sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp
c/Hình thành nhân cách: có tình yêu tiếng Việt
- Nội dung trọng tâm
- Kiến thức
- Kiến thức: Nhận thức được sự trong sáng của tiếng Việt biểu hiện ở một phương diện cơ bản và là một yêu cầu đối với việc sử dụng tiếng Việt.
- Kĩ năng: Phân biệt hiện trượng trong sáng và không trong sáng trong cách sử dụng tiếng Việt . Sử dụng TV trong giao tiếp đúng quy tắc, đúng chuẩn mực
- Thái độ: Có ý thức, thói quen giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt khi sử dụng; luôn nâng cao hiểu biết về tiếng Việt và rèn luyện các kĩ năng sử dụng tiếng Việt
- Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển:
-Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản
-Năng lực hợp tác để cùng thực hiện nhiệm vụ học tập
-Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra trong giao tiếp tiếng Việt
-Năng lực đọc - hiểu các văn bản liên quan đền nội dung giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
-Năng lực sử dụng ngôn ngữ, trình bày suy nghĩ của cá nhân trong giao tiếp tiếng Việt
III. Chuẩn bị
- 1/Chuẩn bị của giáo viên
- - Giáo án
- -Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
- -Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp
- -Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà
2/Chuẩn bị của học sinh
- -Đọc trước ngữ liệu trong SGK để trả lời câu hỏi tìm hiểu bài
- -Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà (do giáo viên giao từ tiết trước)
- -Đồ dùng học tập
- Tổ chức dạy và học.
- Ổn định tổ chức lớp:
- Kiểm tra sĩ số, trật tự, nội vụ của lớp
- Kiểm tra bài cũ: Bản Tuyên ngôn Độc lập ra đời trong hoàn cảnh của thế giới và Việt Nam như thế nào?
- Tổ chức dạy và học bài mới:
& 1. KHỞI ĐỘNG ( 5 phút)
Hoạt động của Thầy và trò |
- GV yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm: GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu về bài học bằng cách đưa ra các ví dụ sau để học sinh xác địng cách dùng từ trong câu nào đúng/sai? 1/Tổng thống và phu nhân. 2/Chị là phu nhân chiều chồng, chăm con. 3/Báo Thiếu niên nhi đồng. 4/Thiếu niên nhi đồng lang thang cơ nhỡ. 5/Tổng thống và vợ. 6/Chị là một người vợ chiều chồng, chăm con. 7/Báo Trẻ em. 8/Trẻ em lang thang cơ nhỡ. - HS thực hiện nhiệm vụ: - HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: Gợi ý trả lời: 1-3-6-8 - GV nhận xét và dẫn vào bài mới: Đã là người Việt Nam thì bất cứ ai trong chúng ta cũng biết sử dung tiếng Việt trong công việc giao tiếp hàng ngày, nhưng sử dụng tiếng Việt như thế nào để đảm bảo sự trong sáng và đạt hiệu quả cao? Đó là điều chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay. |
& 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động của GV - HS |
Kiến thức cần đạt |
Họat động 1: TÌM HIỂU Sự trong sáng của tiếng Việt:(15 phút). * Thao tác 1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu Sự trong sáng của tiếng Việt: * GV đặt câu hỏi: - HS trình bày suy nghĩ qua 1 số d/c cụ thể ( Giải thích nên hay không nên sử dụng các yếu tố nước ngoài, vì sao? -Có vay mượn -không lạm dụng - Đọc và so sánh ba câu văn trong SGK, xác định câu nào trong sáng, câu nào không trong sáng? Vì sao? - Qua đó theo em biểu hiện thứ nhất của trong sáng tiếng Việt là gì? HS đọc ví dụ và thảo luận , đại diện nhóm trả lời . - Lớp trao đổi , nhận xét, rút ra lí thuyết - Câu đầu: không trong sáng vì cấu tạo câu không đúng quy tắc (chuẩn mực) ngữ pháp tiếng Việt. - Hai câu sau: đạt được sự trong sáng vì cấu tạo câu theo chuẩn mực ngữ pháp của tiếng Việt.
- Có trường hợp tiếng Việt được sử dụng linh hoạt, sáng tạo, có sự biến đổi, lúc đó tiếng Việt có đảm bảo được sự trong sáng hay không? Hãy phân tích câu thơ của Nguyễn Duy và câu văn của chủ tịch Hồ Chí Minh để trả lời câu hỏi trên. - Các từ ngữ dùng sáng tạo trong câu thơ của Nguyễn Duy là những từ nào? Chúng có nét nghĩa mới nào? Chúng được dùng theo biện pháp tu từ nào? HS: Trong câu thơ của Nguyễn Duy, các từ “lưng, áo, con” được dùng theo nghĩa mới nhưng vẫn theo quy tắc ẩn dụ.
- Trong câu văn của Bác, từ “tắm” được dùng theo nghĩa mới là gì? Có phù hợp với quy tắc tiếng Việt hay không? Nhận xét về các từ ngữ nước ngoài được sử dụng trong câu văn của SGK? HS: Trong câu văn của Bác, từ “tắm” được dùng theo nghĩa mới và đặc điểm ngữ pháp mới. Nhưng đó vẫn là sự chuyển nghĩa nghĩa và đặc điểm ngữ pháp theo quy tắc của tiếng Việt. Trong cả hai trường hợp, việc sử dụng linh họat, sáng tạo vẫn đảm bảo sự trong sáng của tiếng Việt vì vẫn tuân theo quy tắc (chuyển nghĩa, chuyển tiểu loại) của tiếng Việt.
Câu văn có những từ ngữ nước ngoài được sử dụng không cần thiết vì tiếng Việt vẫn có những từ ngữ thay thế tương xứng. Trong sáng thì không cho phép pha tạp, vẩn đục. Vậy sự trong sáng của tiếng Việt có cho phép pha tạp của yếu tố ngon ngữ khác không? Qua ví dụ trên, em rút ra biểu hiện thứ hai của sự trong sáng của tiếng Việt là gì?
à Hiện tượng lạm dụng tiếng nước ngoài chỉ làm vẩn đục tiếng Việt. - Sự trong sáng của tiếng Việt có cho phép ta nói năng thô tục, bất lịch sự không? Phải nói năng, giao tiếp như thế nào? - Phân tích tính lịch sự, có văn hoá trong lời nói của các nhân vật trong đoạn hội thoại? HS: Tính lịch sự, có văn hoá trong lời nói thể hiện ở cách xưng hô, thưa gửi, cách sử dụng từ ngữ: o Cách xưng hô: Ông giáo: Cụ với tôi, ông với con à thể hiện sự kính trọng, thân thiết gần gũi. Lão Hạc: Ông giáo, chúng mình, tôi với ông à thể hiện sự tôn trọng của Lão Hạc đối với ông giáo o Cách thưa gửi của Lão Hạc với ông giáo: “ Vâng! Ông giáo dạy phải” à Sự trân trọng, tin tưởng và có phần ngưỡng mộ của lão Hạc với ông giáo o Các từ ngữ: trong sáng, rõ ràng, nhã nhặn, lịch sự HS: Nêu thêm ví dụ: o Trong các trường hợp khác nhau, dùng từ chết có thể thay thế bằng: khuất núi, quy tiên, từ trần, về cõi vĩnh hằng... o Hoặc dùng các nói giảm: - Có lẽ chị không còn trẻ lắm. - Tôi hỏi thật không phải, chị đã có gia đình chưa? - Bạn đừng giận thì mình mới nói. - Mình hỏi câu này bạn đừng giận mình đấy...
- Vậy theo em, sự trong sáng của tiếng Việt còn thể hiện ở phương diện nào? + GV: Mở rộng vấn đề: Bên cạnh những lời văn mang tính lịch sự, có văn hoá, ta vẫn bắt gặp trong văn chương những lời nói không đảm bảo tính lịch sự, trong sáng của tiếng Việt. Ví dụ: “Mẹ kiếp! Thế có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào đã đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này?” (Chí Phèo – Nam Cao). Tại sao lại có điều đó? Bởi tác giả muốn nhân vật trực tiếp bộc lộ tính cách đối với người đọc qua chính những ngôn ngữ của mình. Lời nói của Chí Phèo trong trích đoạn trên là lời nói của Chí khi đã bị tha hoá trở thành một tên côn đồ, bặm trợn, một con quỷ dữ của làng Vũ Đại.
|
I. Sự trong sáng của tiếng Việt: 1. Tìm hiểu ngữ liệu:
“Trong”: có nghĩa là trong trẻo, không có chất tạp, không đục. “Sáng”: là sáng tỏ, sáng chiếu, sáng chói, nó phát huy cái trong, nhờ đó phản ánh được tư tưởng và tình cảm của người Việt Nam ta, diễn tả trung thành và sáng tỏ những điều chúng ta muốn nói
2.Biểu hiện của sự trong sáng của TV: - Thể hiện ở chuẩn mực và việc tuân thủ đúng chuẩn mực của tiếng Việt + Phát âm theo chuẩn của một phương ngữ nhất định, chú ý cách phát âm ở phụ âm đầu, phụ âm cuối, thanh điệu. + Tuân theo quy tắc chính tả, viết đúng phụ âm đầu, cuối, thanh điệu các từ khó. + Khi nói viết phải dùng từ đúng nghĩa và đầy đủ các thành phần câu + Những sự chuyển đổi, sáng tạo vẫn đảm bảo sự trong sáng khi tuân thủ theo những quy tắc chung của tiếng Việt. - Tiếng Việt không cho phép pha tạp, lai căng, sử dụng tuỳ tiện, không cần thiết những yếu tố của ngôn ngữ khác. - Tính văn hóa, lịch sự của lời nói |
* Thao tác 1 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. - Muốn giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, chúng ta phải có thái độ và tình cảm như thế nào đối với tiếng Việt? - Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, mỗi người cần có hiểu biết về tiếng Việt hay không? Và là thế nào để có những hiểu biết về tiếng Việt? - Về mặt hành động, để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, mọi người cần sử dụng tiếng Việt như thế nào?
Học sinh thảo luận và nói lên ý kiến của mình
-Cần có ý thức tôn trọng và yêu quý tiếng Việt, xem đó là ”thứ của cải vô cùng lâu đời và quí báu của dân tộc” - Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, mỗi người cần có những hiểu biết về tiếng Việt (Cần có những hiểu biết cần thiết về các chuẩn mực của tiếng Việt: ngữ âm, chữ viết, từ ngữ, ngữ pháp) - Hiểu biết đó không chỉ qua học tập ở trường, mà còn bằng tự học hỏi. - Sử dụng tiếng Việt theo chuẩn mực và quy tắc, trong đó có các quy tắc chuyển hoá, biến đổi. - Không lạm dụng tiếng nước ngoài làm vẩn đục tiếng Việt. - Tránh những lối nói thô tục, thiếu văn hoá. |
II. Trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt: 1. Về thái độ, tình cảm:
2. Về nhận thức:
3. Về hành động:
|
* Thao tác 1 : Hướng dẫn HS luyện tập. Thao tác 2: Tổ chức cho HS thảo luận nhóm: Nhóm 1: Bài tập 1- trang 33 - Yêu cầu HS tìm những từ ngữ tiêu biểu mà tác giả dùng để miêu tả diện mạo hoặc tính cách nhân vật trong Truyện Kiều?
Nhóm 2: Bài tập 2-trang 34 Yêu cầu học sinh điền vào đoạn văn các dấu câu thích hợp để đoạn văn được trong sáng.
Nhóm 3: Bài tập 1. trang 44 - Yêu cầu học sinh phân tích từng câu văn để tìm ra những câu văn “trong sáng” và những câu “không trong sáng”? HS: Lần lượt phân tích các câu văn
Nhóm 4: Bài tập 2. trang 45 - Yêu cầu học sinh phân tích để tìm ra những từ nước ngoài nào không nên sử dụng và thay thế bằng từ khác để đảm bảo sự trong sáng của tiếng Việt. HS thảo luận, đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác theo dõi, góp ý. * Nhóm 1 Các từ ngữ Nguyễn Du và Hoài Thanh nói về các nhân vật rất chuẩn xác vì miêu tả đúng diện mạo hoặc lột tả được tính cách nhân vật. - Kim Trọng: rất mực chung tình - Thuý Vân: cô em gái ngoan - Hoạn Thư: người đàn bà bản lĩnh khác thường, biết điều mà cay nghiệt - Thúc Sinh: sợ vợ - Từ Hải: chợt hiện ra, chợt biến đi như một vì sao lạ - Tú Bà: màu da “nhờn nhợt” - Mã Giám Sinh: “mày râu nhẵn nhụi” - Sở Khanh: chải chuốt dịu dàng - Bạc Bà, Bạc Hạnh: miệng thề “xoen xoét” * Nhóm 2: Bài tập 2-trang 34 “ Tôi có lấy ví dụ về một dòng sông. Dòng sông vừa trôi chảy, vừa phải tiếp nhận – dọc đường đi của mình – những dòng nước khác . Dòng ngôn ngữ cũng vậy: một mặt nó phải giữ bản sắc cố hữu của dân tộc, nhưng nó không được phép gạt bỏ, từ chối những gì thời đại đem lại .” (Chế Lan Viên)
* Nhóm 3: Bài tập 1. trang 44 - Câu a không trong sáng (có sự lẫn lộn giữa trạng ngữ muốn xóa bỏ sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn và chủ ngữ ) vì dùng thừa từ đòi hỏi. - Các câu b, c, d viết đúng chuẩn ngữ pháp nên là những câu trong sáng.
* Nhóm 4:Bài tập 2. trang 45 - Dùng từ Tình nhân thì thiên về việc nói đến con người hơn là ngày lễ - Dùng từ Valentine là từ vay mượn nên không cần thiết. à Dùng từ (ngày) Tình yêu là đủ diễn đạt nội dung và sắc thái tình cảm. Không nhất thiết dùng từ nước ngoài.
Thao tác 3: Hướng dẫn HS tổng kết bài học
* Tổng kết bài học theo những câu hỏi của GV.
|
III. Luyện tập Bài tập 1- trang 33
Bài tập 2. trang 34
Bài tập 1. trang 44
Bài tập 2. trang 45
|
& 3.LUYỆN TẬP
Hoạt động của GV - HS |
Kiến thức cần đạt |
- GV yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm: Trình bày trách nhiệm của tuổi trẻ trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. - HS thực hiện nhiệm vụ: - HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:
|
Nêu được trách nhiệm của tuổi trẻ trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. |
& 4.VẬN DỤNG
Hoạt động của GV - HS |
Kiến thức cần đạt |
- GV yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm: Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành các bài tập sau tại lớp: Chỉ ra chỗ sai và cách sửa trong việc dùng từ ở các câu văn sau: -Xoá đói giảm nghèo là nhiêm vụ bức tử của huyện ta!. - Gớm, lâu quá, hôm nay bác mới quá độ đến nhà em! - Hắn vốn có một thân nhân tốt, thế mà không hiểu tại sao lại bị vướng vào vòng lao lí
- HS thực hiện nhiệm vụ: - HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:
|
Xoá đói giảm nghèo là nhiêm vụ bức thiết của huyện ta!. - Gớm, lâu quá, hôm nay bác mới quá bộ đến nhà em! - Hắn vốn có một nhân thân tốt, thế mà không hiểu tại sao lại bị vướng vào vòng lao lí |
- TÌM TÒI, MỞ RỘNG.
Hoạt động của GV - HS |
Kiến thức cần đạt |
GV yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm: 1.Viết bài văn ngắn bày tỏ suy nghĩ về văn hoá ứng xử trong giao thông. 2.Từ thực tế, từ những câu chuyện, những tình huống thật xảy ra trong cuộc sống em hãy chỉ ra các trường hợp không sử dụng đúng chuẩn mực của TV ...và nêu cách sửa chữa của bản thân. HS các nhóm tự tìm,lên bảng trình bày
-HS thực hiện nhiệm vụ: -HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:
|
- Trước khi viết bài, HS phải lập dàn ý có đầu đủ mở-thân-kết - Vấn đề cần nghị luận: văn hoá ứng xử trong giao thông.
-chỉ ra các trường hợp không sử dụng đúng chuẩn mực của TV ...và nêu cách sửa chữa của bản thân.
|
4. Hướng dẫn về nhà ( 1 phút)
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - DẶN DÒ ( 5 PHÚT) - Sự trong sáng của tiếng Việt - Phương diện biểu lộ sự trong sáng của TV - Sưu tầm những thành ngữ, tục ngữ, ca dao về lời ăn tiếng nói về sự học hỏi trong cách nói năng hàng ngày. - Xem lại bài văn của chính mình và chữa những lỗi diễn đạt chưa trong sáng. |
- Chuẩn bị bài: NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU,NGÔI SAO SÁNG TRONG VĂN NGHỆ CỦA DÂN TỘC. |