Giáo án PTNL bài Mấy ý nghĩ về thơ

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Mấy ý nghĩ về thơ. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 12 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Tiết 12 /Tuần 04-ĐỌC THÊM

MẤY Ý NGHĨ VỀ THƠ – Nguyễn Đình Thi

ĐÔ-XTÔI-ÉP-XKI - X. Xvai -gơ

Ngày soạn:

Ngày dạy:

  1. Mức độ cần đạt
  2. Kiến thức :

a/ Nhận biết:-Nhận biết một số đặc điểm cơ bản của văn nghị luận mang tính chất lí luận văn học và dạng bài chân dung văn học

b/ Thông hiểu:- Hiểu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản : các luận điểm - tư tường, cách lập luận chặt chẽ, sắc bén, cách đưa dẫn chứng sinh động, thuyết phục, sử dụng ngôn ngữ chính.

c/Vận dụng thấp: Khái quát đặc điểm nghệ thuật viết văn của tác giả từ tác phẩm

d/Vận dụng cao: Vận dụng tri thức đọc hiểu văn bản để kiến tạo những giá trị sống của cá nhân. Trình bày những giải pháp để giải quyết một vấn đề cụ thể đặt ra trong tác phẩm.

  1. Kĩ năng :

a/ Biết làm: bài đọc hiểu về lí luận văn học, chân dung văn học

b/ Thông thạo: sử dụng tiếng Việt khi trình bày một bài lí luận văn học, chân dung văn học

3.Thái độ :

a/ Hình thành thói quen: đọc hiểu văn bản lí luận văn học, chân dung văn học

b/ Hình thành tính cách: tự tin khi trình bày kiến thức về lí luận văn học, chân dung văn học

c/Hình thành nhân cách: Cảm phục những tài năng, phẩm chất của những nhà văn lớn

  1. Nội dung trọng tâm
  2. Kiến thức:

           - Nhận thức về các đặc trưng của thơ

           - Cách lập luận chặt chẽ, diễn đạt có hình ảnh, giàu cảm xúc.

- Cuộc đời và tác phẩm của Đôn-xtôi-ép-xki là nguồn cổ vũ quần chúng lao động nghèo đoàn kết đứng lên lật đổ ách cường quyền.

           - Nghệ thuật dựng chân dung văn học của Xvai-gơ.

  1. Kĩ năng:

           - Đọc – hiểu văn nghị luận theo đặc trưng thể loại

  1. Thái độ: Có quan điểm đúng đắn về thơ; hiểu hơn và càng thêm yêu quí nhà văn Đoxtoiepxki
  2. Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển:

-Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản

-Năng lực hợp tác để cùng thực hiện nhiệm vụ học tập

-Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra trong các văn bản

-Năng lực đọc - hiểu các văn bản lí luận văn học và chân dung văn học

-Năng lực sử dụng ngôn ngữ, trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về các vấn đề xã hội được rút ra từ văn bản nghị luận.

- Năng lực tạo lập văn bản nghị luận.

III. Chuẩn bị

  • 1/Chuẩn bị của giáo viên
  • -Giáo án
  • -Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
  • -Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp
  • -Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà

- GV tìm đọc các tác phẩm của Nguyễn Đình Thi: Mấy vấn đề văn học (1956), các tâp thơ: Người chiến sĩ (l950), Bài thơ Hắc Hải (l959), Dòng sông trong xanh(l974), Tia nắng (l983)... các tác phẩm của Đô-xtôi-ép-xki: Thẳng ngốc, Anh em nhà Ka-ra-ma-dốp, Tội ác và trừng phạt, Bút kí dưới hầm chết,Những người bị quỉ ám... bài viết của Nguyễn Tuân về Đô-xtôi-ép-xki (Nguyễn Tuân tuyển tập, tập 2).

  • 2/Chuẩn bị của học sinh
  • -Đọc trước văn bản các tác phẩm để trả lời câu hỏi tìm hiểu bài
  • -Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà (do giáo viên giao từ tiết trước)
  • -Đồ dùng học tập
  1. Tổ chức dạy và học.
  2. Ổn định tổ chức lớp:

- Kiểm tra sĩ số, trật tự, nội vụ của lớp

  1. Kiểm tra bài cũ: Tác giả Phạm Văn Đồng đã phát hiện những ánh sáng khác thường nào khi nghiên cứu về Nguyễn Đình Chiểu?
  2. Tổ chức dạy và học bài mới:

 

& 1. KHỞI ĐỘNG ( 5 phút)

 

Hoạt động của Thầy và trò

-   GV yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm: GV trình chiếu hình ảnh về nhà thơ Nguyễn Đình Thi, Bài thơ Việt Nam đất nước ta ơi, Khúc hát ru những em bé trên lưng mẹ, chân dung nhà văn Xvaigo, Dotx. Yêu cần học sinh đọc một vài đoạn thơ của Nguyễn Đình Thi, nhận ra chân dung 2 tác giả;

-   HS thực hiện nhiệm vụ:

-  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

- GV nhận xét và dẫn vào bài mới: trong chương trình Ngữ văn 9, các em đã học bài thơ Khúc hát ru những em bé trên lưng mẹ. Nguyễn Đình thi còn là nhà nghiên cứu phê bình văn học. Bên cạnh đó, SGK còn giới thiệu cho chúng ta đoạn trích về chân dung nhà văn nổi tiếng của nước Nga: Đxtoiepxki. Hôm nay chúng ta cùng đọc thêm hai tác giả này.

 

 & 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động của GV - HS

Kiến thức cần đạt

Họat động 1: TÌM HIỂU MẤY Ý NGHĨ VỀ THƠ (20 phút).

* Thao tác 1 :

Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về tác giả và tác phẩm

Hướng dẫn đọc thêm văn bản "Mấy ý nghĩ về thơ"

Yêu cầu hs chú ý 3 đoạn đầu của bài trích để trả lời câu hỏi 1 (SGK).

 

Thế nào là “rung động thơ” và “làm thơ”?

 

- Nêu ngắn gọn những đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ - hình ảnh thơ.

 

- Quan niệm về thơ của NĐT ngày nay còn giá trị không? Vì sao?

 

 

HS căn cứ vào SGK để trả lời câu hỏi GV

 

+ Rung động thơ: là khi tâm hồn ra khỏi trạng thái bình thường do có sự va chạm với thế giới bên ngoài và bật lên những tình ý mới mẻ.

   + Làm thơ: là thể hiện những rung động của tâm hồn con người bằng lời nói (hoặc chữ viết )

Những đặc điểm của ngôn ngữ - hình ảnh thơ: Gồm

+ Phải gắn với tư tưởng - tình cảm

+ Phải có hình ảnh.( Vừa là hình ảnh thực, sống động, mới lạ về sự vật vừa chứa đựng cảm xúc thành thực

+ Phải có nhịp điệu  ( bên ngoài và bên trong, các yếu tố ngôn ngữ và tâm hồn)

-Việc nêu lên những vấn đề đặc trưng bản chất của thơ ca không chỉ có tác dụng nhất thời lúc bấy giờ mà ngày nay nó vẫn còn có giá trị bởi ý nghĩa thời sự, tính chất khoa học đúng đắn, gắn bó chặt chẽ với cuộc sống và thực tiễn sáng tạo thi ca.

I. Tiểu dẫn:

1. Tác giả:(SGK)

2. Tác phẩm:

- Hoàn cảnh ra đời: Cuộc kháng chiến chống Pháp bước sang năm thứ 3 và thu được những thắng lợi quan trọng, trong đó có sự góp phần tích cực của văn nghệ.

- Mục đích sáng tác: tác phẩm thể hiện một quan niệm đúng đắn về thơ nói chung, về thơ ca kháng chiến nói riêng; qua đó đáp ứng được yêu cầu thơ ca phục vụ kháng chiến, vừa nhấn mạnh và làm nổi bật đặc trưng bản chất của thơ ca.

II. Đọc- hiểu văn bản:

1. Đặc trưng cơ bản nhất của thơ:

- Đặc trưng cơ bản nhất của thơ là thể hiện tâm hồn con người.

-Quá trình ra đời của một bài thơ: Rung động thơ => Làm thơ

   + Rung động thơ:

   + Làm thơ:

2. Những đặc điểm của ngôn ngữ - hình ảnh thơ:

- Phải gắn với tư tưởng - tình cảm

- Phải có hình ảnh

- Phải có nhịp điệu .

3. Nét đặc sắc về nghệ thuật:

- Lập luận chặt chẽ.

- Văn giàu hình ảnh, cảm xúc.

4. Giá trị của bài tiểu luận:

* Thao tác 1 :

Hướng dẫn HS đọc - hiểu văn bản

Hướng dẫn học sinh đọc văn bản

* 1 HS đọc, cả lớp theo dõi.

 

 

Thao tác 2: Tổ chức cho HS thảo luận nhóm:

Nhóm 1: - Đô-xtôi-ép-ki qua nét vẽ của X. Vai gơ là một con người có những nét gì đặc biệt về tính cách và số phận?

 

 

 

 

 

Nhóm 2: - Tìm dẫn chứng về số phận bị vùi dập và sức lao động phi thường của Đô-xtôi-ép-xki ?

 

 

Nhóm 3:

-Hiệu quả của lối cấu trúc những hình ảnh trái ngược khi thể hiện chân dung Đô-xtôi-ép-xki?

- Từ câu “Cuối cùng …” đến hết đoạn trích, các biện pháp so sánh, ẩn dụ đều quy tụ về một thế giới như thế nào? Qua đó, X.Vaigơ muốn nói lên những gì về sứ mạng, về tầm vóc của Đôx-xtôi-ép-xki?

Nhóm 4: Tìm những câu văn chứng tỏ sức hút của nhân vật với tác giả và với cả nước Nga.

 

 

* Nhóm 1

a. Hai thời điểm đối lập trong cuộc sống của Đô-xtôi-ép-xki:

- Thời điểm thứ nhất: kiếp sống của kẻ lưu vong

- Thời điểm thứ hai: trở về Tổ quốc.Sau đó là cái chết

b. Những nét mâu thuẩn trong thiên tài Đô-xtôi-ép-xki:

- Những tình cảm mãnh liệt  trong cơ thể yếu đuối của một con bệnh thần kinh.

- Con người mang trái tim vĩ đại phải tìm đến những cơ hội "thấp hèn" để làm tròn khát vọng.

- Số phận vùi dập thiên tài nhưng thiên tài tự cứu vãn bằng lao động và cũng tự đốt cháy trong lao động- đó chính là sự hấp dẫn ở tính cách và số phận đầy ngang trái của Đô-xtôi-ép-xki.

* Nhóm 2

-tờ séc cuối cùng, hiệu cầm đồ, phòng làm việc, châu Âu như một nhà ngục, cơn động kinh, tiền nợ, sống giữa đám người chấy rận...

-"sứ mệnh đã hoàn thành", trong "tình cảm anh em của tất cả các giai cấp và tất cả các đẳng cấp của nước Nga".

- Người lao động bị lưu đày biệt xứ, "đau khổ một mình" trở thành "sứ giả của xứ sở mình", con người đầy mâu thuẩn và cô đơn mang lại cho đất nước "một sự hoà giải" và "kiềm chế một lần cuối sự cuồng nhiệt của các mâu thuẩn thời đại ông"- dù chỉ là lần cuối.

 

* Nhóm 3

- Tương phản: cấu  trúc câu, hoàn cảnh, tính cách ...

- So sánh, ẩn dụ: cấu  trúc câu , hình ảnh so sánh ẩn dụ có tính hệ thống .

  - Bút pháp vẽ chân dung văn học : Gắn hình tượng con người trên khung cảnh rộng lớn.

=>Thể loại đứng ở ngả ba : Tiểu sử -tiểu thuyết -chân dung văn học. 

’ Ngòi bút viết chân dung rất tài hoa giàu chất thơ trong văn xuôi chứng tỏ tấm lòng kính trọng của X.Xvai-gơ dành cho Đô-xtôi-ép-xkithật lớn lao biết chừng nào.     

* Nhóm 4

+ Với sự  thành kính xuất thần...ông báo trước sứ mệnh thiêng liêng của sự hòa giải nước Nga.

+ Sự hứng khởi thật không giới hạn ,một vòng hào quang chói lọi bao quanh cái của người bị hành khổ này .

+...Giấc mơ thiêng liêng của Đô-xtôi-ép-xki được thực hiện trong đám tang của ông : sự đoàn kết của tất cả những người Nga .

II. ĐÔ - XTÔI – ÉP – XKI (TRÍCH):

I. Tiểu hiểu chung:

1. Tìm hiểu khái quát tiểu sử  Đô-xtôi-ép-xki, X. Xvai-gơ:

+ Đô-xtôi-ép-xki là nhà văn lớn của nước Nga. Cuộc đời ông có nhiều thăng trầm, thay đổi quan điểm trong quá trình sáng tác và chuyển biến tư tưởng tình cảm. Ông để lại nhiều tác phẩm có giá trị..

+ X. Xvai-gơ  (SGK)

2. Tóm tắt những  ý chính của đoạn trích

- Kiếp sống lưu vong. (đoạn 1,2)

- Trở về Tổ quốc  (phần còn lại)

3. Thể loại: chân dung văn học hay có thể gọi là truyện tiểu sử, truyện danh nhân.

- Đặc tính thể loại:

+ Dựa trên cuộc đời thực nhưng có phần tiểu thuyết hoá.

+ Chân dung văn học là một hình thức đứng giữa ba thể loại: tiểu sử- tiểu thuyết- phê bình văn học.

II. Đọc hiểu văn bản:

1. Chân dung Đô-xtôi-ép-xki:

a. Hai thời điểm đối lập trong cuộc sống của Đô-xtôi-ép-xki:

- Thời điểm thứ nhất:

- Thời điểm thứ hai:

 

 b. Những nét mâu thuẩn trong thiên tài Đô-xtôi-ép-xki:

 

’ Nơi tận cùng của bế tắc, Đô-xtôi-ép-xki đã tỏa sáng cho vinh quang của Tổ quốc và dân tộc.

 

 

2. Nghệ thuật viết chân dung văn học :

- Tương phản:

 

- So sánh, ẩn dụ:

- Bút pháp vẽ chân dung văn học :

 

 

& 3.LUYỆN TẬP

 

Hoạt động của GV - HS

Kiến thức cần đạt

- GV yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 3:

Làm thơ, ấy là dùng lời và những dấu hiệu thay cho lời nói, tức là chữ – để thể hiện một trạng thái tâm lí đang rung chuyển khác thường. Làm thơ là đang sống, không phải chỉ nhìn lại sự sống, làm một câu thơ yêu, tâm hồn cũng rung động như khi có người yêu trước mặt. Bài thơ là những câu, những lời diễn lên, làm sống ngay lên một tình cảm, một nỗi niềm trong lòng người đọc. Ta nói truyền sang hình như người đọc chỉ đứng yên mà nhận. Nhưng kì thực, cái trạng thái tâm lí truyền sang ấy là người đọc tự tạo cho mình, khi nhìn những chữ, khi nghe những lời, khi mọi sợi dây của tâm hồn rung lên vì chạm thấy những hình ảnh, những ý nghĩa, những mong muốn, những tình cảm mà lời và chữ của bài thơ kéo theo đằng sau như vầng sáng xung quanh ngọn lửa.”

(Nguyễn Đình Thi,Mấy ý nghĩ về thơ, Ngữ văn 12, tập một)

Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ chính của văn bản?

Câu 2: Chỉ ra câu văn nêu nội dung chính của văn bản?

Câu 3: Theo Nguyễn Đình Thi, nhà thơ dùng phương tiện/chất liệu nào để thể hiện tình cảm,cảm xúc của mình?

-   HS thực hiện nhiệm vụ:

-  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

 

Câu 1: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

 Câu 2: Câu: Làm thơ, ấy là dùng lời và những dấu hiệu thay cho lời nói, tức là chữ – để thể hiện một trạng thái tâm lí đang rung chuyển khác thường.

 Câu 3: Theo Nguyễn Đình Thi, nhà thơ dùng phương tiện/chất liệu là ngôn ngữ (lời và chữ) để thể hiện tình cảm,cảm xúc của mình

 

 

 

 & 4.VẬN DỤNG

Hoạt động của GV - HS

Kiến thức cần đạt

- GV yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm: Qua văn bản của Xvai go, em hiểu thế nào là một nhà văn vĩ đại?

 

-   HS thực hiện nhiệm vụ:

-  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

 

- Nhà văn vĩ đại có thể xét trên nhiều mặt nhưng những điểm chính là: tác phẩm phải đề cập được những vấn đề lớn lao của xã hội và thời đại tác động mạnh mẽ vào nhận thức và tình cảm của nhân dân, được nhân dân ngưỡng mộ, kính yêu.

- Nhà văn vừa là nhà nghệ thuật, vừa là nhà tư tưởng nói lên được những khát khao chân chính của thời đại, vượt lên hoàn cảnh để cống hiến. Cho nên nhà văn vĩ đại còn là tấm gươn sáng về tinh thần lao động không biết mệt mỏi.

 - Tác phẩm mang giá trị nhân đạo sâu sắc.

 

 

  1. TÌM TÒI, MỞ RỘNG.

Hoạt động của GV - HS

Kiến thức cần đạt

GV yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm: - Thử viết mẩu truyện về một danh nhân Việt Nam.

 

-HS thực hiện nhiệm vụ:

-  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

 

 Dựa vào cách viết của Xvai gơ, chọn một nhà văn Việt Nam để viết về chân dung đó.

4. Hướng dẫn về nhà  ( 1 phút)

HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - DẶN DÒ ( 5 PHÚT)

- Suy nghĩ của Nguyễn Đình Thi về thơ đem đến cho người đọc những định hướng trong học tập và nghiên cứu.

- Chân dung nhà văn Đô – xtoi - ép – xki đem đến cho độc giả một tấm gương lí tưởng về cuộc đời của một văn sĩ nhiệt tâm và đầy tài năng cống hiến. Một tấm gương quên mình vì lí tưởng nghệ thuật cao đẹp

- Qua đoạn trích, anh chị hiểu gì về Đô – xtoi - ép – xki ?

- Chuẩn bị bài: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG

Xem thêm các bài Giáo án ngữ văn 12, hay khác:

Bộ Giáo án ngữ văn 12 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 12.

Xem Thêm

Lớp 12 | Để học tốt Lớp 12 | Giải bài tập Lớp 12

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 12, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 12 giúp bạn học tốt hơn.