Giáo án PTNL bài Dọn về làng, Tiếng hát con tàu, Đò lèn

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Dọn về làng, Tiếng hát con tàu, Đò lèn. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 12 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

TIẾT 34-35/TUẦN 12

                     Đọc thêm    Dọn về làng.

                                    Tiếng hát con tàu

                                    Đò Lèn

Ngày soạn:

Ngày dạy:

 I. Mức độ cần đạt

  1. Kiến thức :

a/ Nhận biết: Nêu thông tin về tác giả, sự nghiệp sáng tác

b/ Thông hiểu:Lý giải được mối quan hệ/ ảnh hưởng của hoàn cảnh lịch sử với cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của tác giả

c/Vận dụng thấp:Vận dụng hiểu biết về tác giả, tác phẩm để đọc hiểu văn bản liên quan

d/Vận dụng cao:Viết bài cảm nhận riêng về vẻ đẹp của mỗi bài thơ

  1. Kĩ năng :

a/ Biết làm: bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

b/ Thông thạo: các bước đọc hiểu về văn bản thơ.

3.Thái độ :

a/ Hình thành thói quen: đọc hiểu văn bản thơ, có tư duy so sánh để tìm ra nét tương đồng và khác biệt giữa các tác phẩm.

b/ Hình thành tính cách: tự tin , sáng tạo khi viết văn nghị luận văn học;

c/Hình thành nhân cách: có tinh thần yêu nước, có khát vọng lên đường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, có tình cảm với người thân yêu

II. Nội dung trọng tâm

  1. Kiến thức

           - Nỗi thống khổ của nhân dân và tội ác của TDP, niềm vui của nhân dân khi quê hương được giải phóng.

           - Ngôn ngữ , hình ảnh thơ có những đặc sắc riêng, vừa sinh động, vừa cụ thể, thể hiện cách cảm nhận riêng của người dân miền núi. ( Dọn về làng)

- Cảm nhận được khát vọng về với nhân dân và đất nước với những kỷ niệm sâu nặng nghĩa tình trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nhà thơ.

- Thấy được những đặc sắc nghệ thuật thơ Chế Lan Viên: sáng tạo hình ảnh, liên tưởng phong phú, bất ngờ, cảm xúc gắn với suy tưởng. ( Tiếng hát con tàu)

           - Cảm nhận được tình cảm tri ân sâu sắc pha nỗi xót xa ân hận muộn màng của nhà thơ đối với người bà đã khuất.

- Hiểu được những nét riêng của Nguyễn Duy trong cách nhìn về quá khứ, về tuổi thơ cũng như trong cách thể hiện những cảm nhận về người bà lam lũ tảo tần giàu yêu thương. (Đò Lèn)

 

  1. Kĩ năng

Đọc hiểu tác phẩm trữ tình

  1. Thái độ : tình yêu quê hương, đất nước, gia đình.
  2. Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển:

-Năng lực thu thập thông tin liên quan đến 03 văn bản

-Năng lực hợp tác để cùng thực hiện nhiệm vụ học tập

-Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra trong các văn bản

-Năng lực đọc - hiểu các văn bản văn học (thơ trữ tình)

-Năng lực sử dụng ngôn ngữ, trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về tác giả , tác phẩm

III. Chuẩn bị

1/Thầy

- Giáo án

-Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi

-Hình ảnh , phim ảnh về  Nông Quốc Chấn, Chế Lan Viên, Nguyễn Duy. Tranh ảnh về các vùng đất Cao-Bắc -Lạng trong kháng chiến chống Pháp, Tây Bắc trong những năm 1960; Thanh Hoá sau giải phóng 30-4;

-Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp

-Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà

2/Trò

-Đọc trước văn bản về 3 bài thơ

-Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà (do giáo viên giao từ tiết trước)

-Đồ dùng học tập

  1. Tổ chức dạy và học.
  2. Ổn định tổ chức lớp:

- Kiểm tra sĩ số, trật tự, nội vụ của lớp

  1. Kiểm tra bài cũ: Nêu khái niệm phép điệp âm, điệp thanh, điệp vần. Cho ví dụ.
  2. Tổ chức dạy và học bài mới:

& 1. KHỞI ĐỘNG ( 5 phút)

 

Hoạt động của Thầy và trò

-   GV giao nhiệm vụ:

 * GV:

+ Trình chiếu tranh ảnh, cho hs xem tranh ảnh (CNTT)

+ Chuẩn bị bảng lắp ghép

* HS:

+ Nhìn hình đoán tác giả

+ Lắp ghép tác phẩm với tác giả

+Đọc, ngâm thơ liên quan đến tác giả

-   HS thực hiện nhiệm vụ:

-  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

Từ đó, giáo viên giới thiệu Vào bài: Để minh chứng cho đặc điểm cơ bản của trước và sau năm 1975, hôm nay chúng ta cùng đọc thêm 3 bài thơ: Dọn về làng- Tiếng hát con tàu- Đò Lèn.

 

 & 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động của GV - HS

Kiến thức cần đạt

Bài "Dọn về làng".

 

* Thao tác 1 :

Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về tác giả và tác phẩm

Học sinh đọc SGK.

* GV đặt câu hỏi: Phần Tiểu dẫn trình bày nội dung gì?  Nêu tóm tắt những điều cần lưu ý

  H/s tự tham khảo.

Đại diện nhóm phát biểu, bổ sung

HS Tái hiện kiến thức và trình bày.

- Nông Quốc Chấn (tên khai sinh là Nông Văn Quỳnh).

- Sinh năm:1923 Quê: Cốc Đán - Ngân Sơn- Bắc Cạn. Là nhà thơ dân tộc Tày.

- Từng giữ nhiều chức vụ quan trọng: Chủ tịch Hội văn học khu Việt Bắc,Thứ trưởng Bộ Văn Hoá thông tin - Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hoá Hà Nội.

* Sự nghiệp: Tiếng ca người Việt Bắc(1959). Suối và biển(1984)…

*Tác phẩm: - Viết về quê hương tác giả trong những năm đầu kháng chiến chống thực dân Pháp đau thương mà anh dũng. Bài thơ được trao giải nhì tại Đại  hội liên hoan Thanh niên sinh viên thế giới tại Béc-lin.

 

Đại diện nhóm trả lời theo sự chuẩn bị ở nhà:

    H/s khác nêu hình ảnh minh hoạ -> h/s khái quát bình luận chung: khát vọng tự do của dân tộc ta.

 

  Biện pháp đối lập (vd).

-        Giàu liên tưởng, âm thanh ánh sáng (vd).

 Xác định chủ đề của bài thơ?

 Nêu những nội dung cơ bản của tác phẩm? 

Nhận xét gì về tội ác của giặc? 

Niềm vui của dân khi được giải phóng thể hiện qua những chi tiết nào? 

Nhận xét chung về nghệ thuật?  

H/s trả lời theo sgk.

H/s khác phát biểu suy nghĩ độc lập của mình:

-        Gợi nỗi đau tột cùng...

-        Niềm vui tràn trề...

H/s tự ghi theo suy nghĩ.

 

   H/s đọc diễn cảm

   H/s trả lời theo bảng phụ đã được chuẩn bị sẵn:

     H/s trả lời miệng:

     H/s chọn đọc minh hoạ.

     H/s thảo luận phát biểu và tự ghi vào vở theo dàn ý trên bảng:

     H/s đọc và nêu nội dung  chính của  phần còn lại.

- Chạy hết núi lại khe,  cay đắng đủ mùi -> Cách diễn đạt cụ thể của người miền núi về nỗi thống khổ của mình.

+ Tội ác của giặc:

-                      …Giặc Tây lại đến lùng

-                      Từng cái lán nó đốt đi trơ trụi…

Khoét sâu vào mối thù với quân xâm lược. Thể hiện nhận thức tỉnh táo của người dân: biết được âm mưu của kẻ thù, biết nén đau thương để vượt lên nỗi đau khổ của chính mình.

Bài "Dọn về làng".

I. Tìm hiểu chung.

1. Tác giả:

2. Tác phẩm:

 

 

II. Đọc hiểu văn bản:

1. Chủ đề: Miêu tả cuộc sống gian khổ của nhân dân Cao Bắc Lạng và tội ác dã man của giặc Pháp Đồng thời thể hiện niềm vui khi quê hương được giải phóng.

2. Nội dung:

a Nỗi thống khổ của nhân dân và tội ác của giặc

b. Niềm vui của dân khi được giải phóng:

- Hôm nay …………cười vang

…………………………………

Mờ mờ khói bếp bay lên mái nhà lá

-> Niềm vui ấy không của riêng ai (nhân dân, bộ đội, tất cả mọi người… và nhất là nhân vật trữ tình).

 

 

 

 

3. Nghệ thuật:

- Cách nói sinh động cụ thể- hình ảnh gần gũi…

Bài TIẾNG HÁT CON TÀU

* Thao tác 1 :

Hướng dẫn HS đọc - hiểu văn bản

* 1 HS đọc, cả lớp theo dõi.

 

HS đọc tiểu dẫn nêu vài nét chính về tác giả Chế Lan Viên?

Lưu ý phong cách nghệ thuật Chế lan Viên.

 

 Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ?

Bài thơ mang đậm phong cách sáng tác của Chế Lan Viên.

 

 

Em hiểu như thế nào về nhan đề bài thơ? Thực tế có con tàu đi Tây Bắc không?

Vậy con tàu có ý nghĩa như thế nào? Tây Bắc có ý nghĩa gì?

 Từ đó rút ra ý nghĩa của lời đề từ.

Nên tìm hiểu bài thơ theo bố cục như thế nào?

* HS trả lời cá nhân

- Thơ Chế Lan Viên nóng hổi tính thời sự, giàu chất sử thi, chất anh hùng ca và chất chính luận, có vẻ đẹp trí tuệ độc đáo.

- Phong cách thơ Chế Lan Viên độc đáo: có vẻ đẹp trí tuệ, khai thác triệt để những tương quan đối lập, giàu chất suy tưởng, triết lí với thế giới hình ảnh đa dạng, phong phú, đầy sáng tạo.

 

Nhóm 1: Hai khổ đầu tác giả thể hiện nội dung gì? Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng?

* Nhóm 2

Nét độc đáo của khổ 5 là gì? Biện pháp nghệ thuật gì?

Ý nghĩa của khổ 5?

* Nhóm 3

Những con người Tây Bắc hiện lên như thế nào?

Tình quân dân được thể hiện trong đoạn thơ như thế nào?

 

 * Nhóm 4

Phân tích những câu thơ mang đậm tính triết lí trong bài thơ?

   - Khi ta ở chỉ là nơi đất ở

    Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn.

    -Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương

 

* HS  đại diện nhóm trả lời

Nhóm 1:

- Thủ pháp phân thân, hàng loạt câu hỏi tu từ róng riết:

 …  Anh đi chăng? Anh có nghe…? Tàu gọi anh đi sao chửa ra đi?

- Nhiều hình ảnh đối lập, giọng thơ giục giã, hối thúc, trăn trở

- Tác giả vừa kêu gọi mọi người vừa tự phê, tự vấn trên con đường về với tổ quốc, nhân dân, về với cội nguồn sáng tạo của người nghệ sĩ.

 

* Nhóm 2

* Viết về kháng chiến, về nhân dân bằng lòng biết ơn sâu xa:

+ Hàng loạt hành ảnh so sánh:

- “Kháng chiến 10 năm qua // ngọn lửa…nghìn năm sau…soi đường”

- “Con gặp lại ND// nai về suối cũ

                             // cỏ đón giêng hai

                            // chim én gặp mùa

                           // trẻ thơ…gặp sữa

                           // chiếc nôi…tay đưa…”

→Về với nhân dân là về với những gì thân thuộc, gần gũi nhất, về với ngọn nguồn thiết yếu của sự sống trong sự che chở cưu mang,về với niềm vui, niềm hạnh phúc từng khao khát chờ mong.( Trong trẻo, ngọt lành,ấm áp, bình yên )

* Gợi kỷ niệm với nhân dân trong kháng chiến:

- Chi tiết cụ thể chân thực, gợi cảm

+ những hình ảnh liên tưởng bất ngờ gợi bao hình ảnh đẹp mới lạ

- Cách xưng hô thân thiết ruột thịt, ấm áp tình cảm.

- Những từ nữ chỉ thời gian gợi sự hi sinh thầm lặng, lớn lao

 →Lòng biết ơn sâu sắc gắn bó chân thành với những xúc động thấm thía của những người kháng chiến đối với nhân dân, đất nước.

* Nhóm 4

-TY là kết tinh cao độ của những kỉ niệm và sự gắn bó máu thịt với Tây Bắc cũng là với kháng  chiến, với đất nước.

- Những câu thơ cô đúc như những châm ngôn,triết lí nhưng  không khô khan mà từ quy luật của tình cảm, của trái tim, được cảm nhận bằng trái tim.

- Kết hợp cảm xúc và suy tưởng, nâng cảm xúc suy tưởng lên thành những suy ngẫm triết lí- đó là thành công của đoạn thơ, cũng là nét đặc sắc trong thơ CLV.

 

GV diễn giảng bốn khổ cuối

HS chú ý lắng nghe, theo dõi

* HS trả lời cá nhân

- Nghệ thuật : bài thơ thể hiện những nét chính trong phong cách thơ CLV: sự sáng tạo hình ảnh mới lạ, liên tưởng phong phú bất ngờ, cảm xúc gắn với suy tưởng triết lí Tổng kết:

- Ý nghĩa văn bản : Bài thơ thể hiện khát vọng, niềm hân hoan trong tâm hồn nhà thơ khi trở về với nhân dân với đất nước cũng là tìm về với ngọn nguồn nuôi dưỡng sự sáng tạo nghệ thuật của hồn thơ.

Hướng dẫn HS tổng kết bài học

 

Bài TIẾNG HÁT CON TÀU

I. Tìm hiểu chung:

1. Tác giả:  Chế Lan Viên (1920 - 1989):

2. Tác phẩm: Rút từ tập“Ánh sáng và phù sa”.

- Bài thơ được gợi cảm hứng từ một sự kiện lịch sử những năm 1958- 1960: cuộc vận động đồng bào miền xuôi xây dựng kinh tế ở miền núi Tây Bắc.

II. Hướng dẫn đọc thêm:

1.     Lời đề từ:

- Con tàu: biểu tượng cho khát vọng ra đi.

- Tây Bắc:vừa có ý nghĩa tả thực vừa có ý nghĩa biểu tượng cho miền đất xa xôi của Tổ quốc.

=> Đến với nhân dân, với Tây Bắc chính là trở về với lòng mình, với tình cảm sâu nặng, gắn bó.

 

 

 

 

 

  2. Sự trăn trở và lời mời gọi lên đường (Hai khổ đầu)

 

 

3. Kỉ niệm về với nhân dân trong 10 năm kháng chiến (Chín khổ thơ tiếp):

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Đoạn thơ kết lại bằng những câu thơ đậm chất triết lí và những kỉ niệm về tình yêu, về người con gái Tây bắc: Không chỉ thể hiện nỗi nhớ về một tình yêu mà còn là những suy ngẫm triết lí về quy luật của tình yêu:

  4. Khúc hát lên đường sôi nổi, mê say (Bốn khổ cuối): 

- Điệp từ., điệp ngữ, láy lại… Âm hưởng sôi nổi.

- Hình ảnh thơ phong phú, biến hóa sáng tạo, chủ yếu là những hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng

 → Khao khát, bồn chồn, giục giã lên đường sôi nổi, mê say đáp lại lời mời gọi của hai khổ thơ đầu.

B. Nghệ thuật :

C/ Ý nghĩa văn bản :

* Thao tác 1 :

Hướng dẫn HS đọc - hiểu văn bản

HS dựa vào đoạn thơ, tìm chi tiết, hình ảnh.Qua đó, phát hiện ra những cung bậc  tình cảm của tác giả khi nghĩ về bà.

- Đọc tiểu dẫn và tóm tắt ý chính.

- Những nét chính về tác giả?

- Đặc điểm thơ Nguyễn Duy?

- Hoàn cảnh sáng tác bài thơ? Chủ đề, bố cục?

* 1 HS đọc, cả lớp theo dõi.

* HS trả lời cá nhân

- Nguyễn Duy Nhuệ (1948-), quê :Đông Vệ – Tp Thanh Hoá

- Từng trải qua tuổi thơ lam lũ, sớm mồ côi và thiếu tình mẹ nhưng bù lại cậu bé được sống trong tình yêu thương của bà ngoại.

- Nguyễn Duy nhập ngũ, tham gia kháng chiến, gắn bó với nhân dân, đất nước, những khó khăn gian khổ đã hun đúc lên trong ông sự cương trực, mạnh mẽ, trĩu nặng suy tư mà thắm thiết tình nghĩa.

- Thơ Nguyễn Duy bộc lộ rõ nét một thế giới nội tâm có bản sắc, một nhà thơ của vẻ đẹp đời thường. Ông nhạy cảm với những buồn, vui, nhọc nhằn của người dân, đặc biệt là người thân bởi ông ít có điều kiện đền đáp họ.

- Thơ ông mang hơi hướng ca dao, thâm trầm trong triết lí, hồn nhiên và hóm hỉnh, khoẻ khoắn của người lao động.

 

* HS trả lời cá nhân

- Viết tháng 9-1983, khi ông có dịp trở về quê, sống trong những kí ức buồn vui thời thơ ấu.

- Đò Lèn là địa danh, quê ngoại ông.

 

- Đọc  văn bản.

- Chú ý đọc phần 1 với giọng vui tươi, hóm hỉnh, tinh nghịch, hồn nhiên.

+ Phần 2 đọc với giọng xót xa, cay đắng và ân hận.

Gọi 2 hs đọc, gv nhận xét và đọc mẫu.

-Chia  nhóm thảo luận.

- Nhóm 1 thảo luận phần 1.

- Kỉ niệm về tuổi thơ bên bà ntn?

- Nhận xét về tính cách nhân vật trữ tình?

- Ý nghĩa “ trong suốt, hư- thực”?

 

Nhóm 2 thảo luận về hình ảnh của bà ngoại?

- Liên hệ với hình ảnh bà trong những bài thơ mà em biết?

 Vd: + Bên kia sông Đuống- Hoàng Cầm.

       + Bếp lửa- Bằng Việt.

- Nhận xét về từ thập thững?

 

 

-Nhóm 3. Thảo luận về sự thức tỉnh khi đã trưởng thành của nhân vật trữ tình?

 

- Ý nghĩa khổ thơ cuối?

 

- Bài thơ này có ý nghĩa ntn?

 

* Nhóm 1

Kí ức tuổi thơ của tác giả.

-Thời thơ ấu hiện lên sinh động, chân thực.Tác giả không che giấu sự hiếu động của mình qua những trò tinh nghịch của đứa trẻ vùng nông thôn nghèo. + Say mê với trò chơi con trẻ:

- Câu cá ở cống Na, bắt chim sẻ trên vành tai tượng Phật, theo bà đi chợ níu váy bà sợ lạc, ăn trộm nhãn chùa Trần.

- Thích chơi đền cây Thị, chân đất đi đêm xem lễ đền Sòng.

 

* Nhóm 2

-Hình ảnh Bà ngoại: Bà hiện về cùng khung cảnh thân thiết của quê hương.

+ Mò cua xúc tép, đi gánh chè xanh Ba Trại, buôn bán ngược xuôi.

+ Khi Quán Cháo, khi Đồng Giao: những miền đất xa xôi, hẻo lánh, đòn gánh trên vai, bà tần tảo buôn bán ngược xuôi, nơi đâu cũng in dấu chân bà.

- “Thập thững”: là từ láy vừa tạo hình vừa biểu cảm diễn tả sự khó nhọc, bước đi xiêu vẹo, không tự chủ, đường gập ghềnh mà sức người đã kiệt, đêm đông gió rét.

 

* Nhóm 3

- Tác giả lẫn lộn giữa hai bờ hư- thực, bởi hư là tiên, phật, thánh, thần (thế giới cổ tích) , thực là sự vất vả, lam lũ, khổ cực của bà.

+ 2 từ “trong suốt” biểu hiện sự thơ ngây, trong trẻo của trẻ thơ.Yêu bà nhưng không thương bà, vô tâm trước vất vả của bà bởi thơ ngây, hồn nhiên.

- Chiến tranh, nhà bà bay mất, quê hương bị tàn phá:      Đền Sòng bay, bay tuốt cảhôi.

Nuối tiếc đến xót xa, cay đắng.

- Tình cảm của nhà thơ khi nghĩ về bà ngoại:

+ Thấu hiểu nỗi cơ cực, tần tảo, tình yêu thương của bà .Thể hiện tình yêu thương, sự tôn kính, lòng tri ân sâu sắc đối với bà.

+ Sự ân hận, ngậm ngùi , xót đau muộn màng :

     “Khi tôi biết thương bà thì đã muộn

      Bà chỉ còn một nấm cỏ thôi”

- Khổ thơ cuối đánh dấu bước trưởng thành của người cháu. ý thức cá nhân bộc lộ chân thành, tha thiết vừa là sợi dây vô hình nối quá khứ với hiện tại, nối con người đang sống hôm nay với người đã khuất, nối cá nhân với cội nguồn của mình.

- Khổ thơ là bài học thấm thía: đừng tự ru mình trong những ảo ảnh ngọt ngào, sống giữa cuộc đời hãy tỉnh táo, không thể thơ ngây.

 

 Tổng kết bài học theo những câu hỏi của GV.

BÀI ĐÒ LÈN

I . Tìm hiểu chung:

1. Tác giả.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Tác phẩm.

a. Hoàn cảnh sáng tác.

b. Bố cục: 2 phần.

- Phần 1. 5 khổ đầu- Kỉ niện về tuổi thơ bên bà ngoại.

- Phần 2. còn lại - nỗi đau khi bà qua đời và sự thức tỉnh của cháu.

 

 II/ Đọc thêm :

1/ Kí ức tuổi thơ của tác giả.

=> Tất cả đều gắn với từng địa danh cụ thể, kỉ niệm ngọt ngào và hạnh phúc biết bao.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 2.  Kỉ niệm  về người bà &  sự hối hận chân thành, sâu sắc nhưng  muộn màng.

3. Những đặc sắc trong cách thể hiện của ND trong thi đề viết về tình bà cháu:

- Sử dụng thủ pháp đối lập :

+ Đối lập giữa cái tinh nghịch vô tư của người cháu với cái cơ cực, tần tảo của người bà.

+ Đối lập giữa hoàn cảnh đói kém, chiến tranh ác liệt, hoàn cảnh gia đình đau thương với cái đơn chiếc, già nua tội nghiệp của người bà.

+ Đối lập giữa cái vĩnh hằng của vũ trụ với cái ngắn ngủi, hữu hạn của cuộc đời con người.

- Sử dụng phép so sánh đối chiếu :

 + Giữa cái hư và cái thực; giữa bà với Tiên , Phật, thánh thần => tương đồng

 + Giữa thần thánh với bà đặt trong một bối cảnh chiến tranh

 - Giọng điệu: thành thực, thẳng thắng.

4. Ý nghĩa văn bản : Bài thơ để lại nhiều dư vị trong tâm hồn, chạm đến cõi sâu kín và thường nhật trong cuộc sống tình cảm của mỗi con người. Dường như ND vừa nói hộ vừa nhắc nhở cho nhiều người về lẽ sống ở đời, đặc biệt là thái độ sống của mỗi người trong hiện tại đối với những gì gần gũi nhất trong cuộc sống của mình.

 

& 3.LUYỆN TẬP

 

Hoạt động của GV - HS

Kiến thức cần đạt

GV yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm:

Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành  bài tập sau tại lớp:

Điền vào ô trống:

 

-   HS thực hiện nhiệm vụ:

-  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

 

Điền đúng các nội dung đã yêu cầu

 

Tên tác phẩm

Đề tài

Chủ đề

Giá trị nội dung

Giá trị nghệ thuật

Dọn về làng

 

 

 

 

Tiếng hát con tàu

 

 

 

 

Đò Lèn

 

 

 

 

 

 

 & 4.VẬN DỤNG

Hoạt động của GV - HS

Kiến thức cần đạt

GV yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm:

1.  Trên Tây Bắc! Ôi mười năm Tây Bắc
 Xứ thiêng liêng rừng núi đã anh hùng
 Nơi máu rỏ tâm hồn ta thấm đất
 Nay rạt rào đã chín trái đầu xuân.
 
 Ơi kháng chiến! Mười năm qua như ngọn lửa
 Nghìn năm sau, còn đủ sức soi đường,
 Con đã đi nhưng con cần vượt nữa
 Cho con về gặp lại mẹ yêu thương.
 

Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau:

1. Nêu ý chính của đoạn thơ?

            2. Nêu ý nghĩa từ  “máu rỏ”, “chín trái đầu xuân ”  trong đoạn thơ.

3. Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ so sánh ở đoạn thơ thứ 2 ?

 

-   HS thực hiện nhiệm vụ:

-  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

 

1. Ý chính của đoạn thơ : Về với Tây Bắc là về với kỉ niệm kháng chiến. Đó là niềm khát khao mãnh liệt và niềm hạnh phúc lớn lao khi trở về với nhân dân cùng với những kỉ niệm sâu nặng đầy tình nghĩa trong những năm kháng chiến.

2. Ý nghĩa từ  “máu rỏ” : gợi giá trị to lớn của đau thương, mất mát, hi sinh thầm lặng của bao người, “chín trái đầu xuân ”  gợi thành quả lao động . Nơi máu rỏ là nơi trái chín, nơi đau thương, hi sinh là nơi sự sống sinh sôi, nảy nở nhờ quá trình lao động bền bỉ, hăng say . Điều đó gợi sức sống bất diệt của vùng đất kháng chiến, của con người Việt Nam.

3. Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ so sánh ở đoạn thơ thứ 2 : Nhà thơ so sánh kháng chiến như ngọn lửa . Cuộc kháng chiến đã đi qua Mười năm nhưng sức ấm nóng vẫn còn lan toả đến Nghìn năm sau. Kháng chiến trở thành ngọn đuốc soi đường đi cho dân tộc và cho Con- nhà thơ cách mạng.- tìm về lại với Mẹ-Nhân dân.

 

 

 

  1. TÌM TÒI, MỞ RỘNG.

 

Hoạt động của GV - HS

Kiến thức cần đạt

GV yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm:

1. Từ 3 bài thơ đọc thêm, rút ra phong cách sáng tác của mỗi tác giả.

  2. So sánh sự khác nhau giữ thơ trước và sau 1975 qua bài thơ của Nông Quốc Chấn, Chế Lan Viên với Nguyễn Duy?

-HS thực hiện nhiệm vụ:

-  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

 

1.     Xác định đúng phong cách của mỗi nhà thơ

 

2. Chỉ ra sự sự khác nhau giữ thơ trước và sau 1975 qua bài thơ của Nông Quốc Chấn, Chế Lan Viên với Nguyễn Duy ( dựa vào bài khái quát và căn cứ vào văn bản các tác phẩm)

 

  1. Hướng dẫn về nhà ( 1 phút)

HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - DẶN DÒ ( 5 PHÚT)

- Sau khi đọc hiểu bài thơ, hãy trình bày các hiểu của em về tác giả, hoàn cảnh sáng tác của 3 bài thơ?

- Chú ý những nét đặc sắc trong phong cách thơ của mỗi tác giả.

- Chú ý vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật của 3 bài thơ ( Phần tri thức đọc- hiểu )

- Chuẩn bị bài: Thực hành một số phép tu từ cú pháp.

 

Xem thêm các bài Giáo án ngữ văn 12, hay khác:

Bộ Giáo án ngữ văn 12 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 12.

Xem Thêm

Lớp 12 | Để học tốt Lớp 12 | Giải bài tập Lớp 12

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 12, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 12 giúp bạn học tốt hơn.