Tiết 23/Tuần 08-Tiết 30/Tuần 10
LUẬT THƠ
Ngày soạn:
Ngày dạy:
I. Mức độ cần đạt
- Kiến thức :
a/ Nhận biết: Nắm được một số kiến thức ban đầu về luật thơ như: quy tắc về câu, tiếng, vần, nhịp, thanh... của một số thể thơ truyền thống (lục bát, song thất lục bát, ngũ ngôn và thất ngôn luật Đường)
b/ Thông hiểu:Hiểu các nhân tố chi phối luật thơ tiếng Việt và luật thơ của một số thể thơ tiêu biểu đã học.
c/Vận dụng thấp:Biết vận dụng hiểu biết về thi luật vào việc đọc - hiểu văn bản thơ.
d/Vận dụng cao:Phân tích được thi luật của một số bài thơ đã học (về vần, nhịp, thanh điệu).
- Kĩ năng :
a/ Biết làm: bài xác định luật thơ trong bất cứ bài thơ nào.
b/ Thông thạo: các bước tìm hiểu luật thơ
3.Thái độ :
a/ Hình thành thói quen: đọc diễn cảm thơ theo luật thơ.
b/ Hình thành tính cách: tự tin, sáng tạo khi lĩnh hội và tạo lập văn bản thơ
c/Hình thành nhân cách: có tinh thần dân tộc. giữ gi2m sự trong sáng của tiếng Việt khi tìm hiểu luật thơ.
II. Nội dung trọng tâm
- Kiến thức
Hệ thống hoá và nắm được những vấn đề chủ yếu liên quan đến luật thơ VN: Vai trò của tiếng và các bộ phận của tiếng đối với luật thơ, các thể thơ phổ biến thuộc truyền thống và hiện đại, biểu hiện cụ thể của luật thơ các thể thơ thường gặp
- Kĩ năng
Có kĩ năng đọc hiểu văn bản thơ, kĩ năng phân tích nghệ thuật ngôn ngữ trong thơ, vận dụng được vào việc học văn bản thơ trong chương trình.
- Thái độ
Nâng cao thêm năng lực cảm thụ văn bản thơ.
- Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển:
-Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản
-Năng lực hợp tác để cùng thực hiện nhiệm vụ học tập
-Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra trong quá trình xác định luật thơ
-Năng lực sử dụng ngôn ngữ, trình bày suy nghĩ của cá nhân về luật thơ.
III. Chuẩn bị
1/Thầy
-Giáo án
-Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
-Toàn bộ văn bản thơ đã học
-Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp
-Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà
2/Trò
-Đọc trước các ngữ liệu trong SGK
-Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà (do giáo viên giao từ tiết trước)
-Đồ dùng học tập , mô hình thơ Đường luật
- Tổ chức dạy và học.
- Ổn định tổ chức lớp:
- Kiểm tra sĩ số, trật tự, nội vụ của lớp
- Kiểm tra bài cũ: Tại sao nói thơ Tố Hữu mang phong cách trữ tình chính trị?
- Tổ chức dạy và học bài mới:
& 1. KHỞI ĐỘNG ( 5 phút)
Hoạt động của Thầy và trò |
- GV yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm: GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài bằng câu hỏi sau: Qua các bài học về thơ từ trước đến nay, anh/chị hãy cho biết một số thể thơ truyền thống của dân tộc, một số thể thơ Đường luật và một số thể thơ hiện đại? Mỗi thể thơ cho 1 ví dụ. - HS thực hiện nhiệm vụ: - HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: a. Thơ dân tộc: Lục bát, song thất lục bát, hát nói ( Ví dụ:…) b. Đường luật: Ngũ ngôn, thất ngôn ( Ví dụ:…) c. Hiện đại: Năm tiếng, bảy tiếng, tám tiếng, hỗn hợp, tự do, thơ - văn xuôi,…( Ví dụ:…) Từ đó, giáo viên giới thiệu vào bài: Ở chương trình Ngữ Văn THCS và THPT, các em đã từng học nhiều văn bản thơ. Như vậy, cơ sở nào để xác định thể thơ? Việc xác định đó có tác dụng gì trong quá trình làm bài nghị luận về một bài thơ? Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về Luật thơ để làm sáng tỏ điều đó.
|
& 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động của GV - HS |
Kiến thức cần đạt |
* Thao tác 1 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu một số nét khái quát về luật thơ Cho học sinh dựa vào SGK nêu khái niệm luật thơ. - Nêu ngắn gọn lí thuyết dựa theo SGK - Nêu các thể thơ được sử dụng trong văn chương Việt Nam?
- Luật thơ hình thành trên cơ sở nào? - Yếu tố nào đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành luật thơ?
- Vì sao “tiếng” có vai trò quan trọng trong sự hình thành luật thơ?
- HS đọc SGK -HS Tái hiện kiến thức và trình bày. Luật thơ là toàn bộ những qui tắc về số câu, số tiếng, cách hiệp vần, phép hài thanh, ngắt nhịp…trong các thể thơ được khái quát theo những kiểu mẫu nhất định -Hs quan sát đoạn thơ của Thâm Tâm, nhận xét: Thanh điệu, vần, ngắt nhịp... HS theo dõi và ghi vở nội dung Sự hình thành luật thơ: Dựa trên các đặc trưng ngữ âm của tiếng Việt: * Tiếng là đơn vị có vai trò quan trọng: - Số tiếng trong câu tạo nên thể thơ - Vần của tiếng → hiệp vần (mỗi thể thơ có vị trí hiệp vần khác nhau). - Thanh của tiếng → hài thanh - Tiếng là cơ sở để ngắt nhịp (mỗi thể thơ có cách ngắt nhịp khác nhau). => Số tiếng, vần, thanh của tiếng và ngắt nhịp là cơ sở để hình thành luật thơ * Số dòng trong bài thơ, quan hệ của các dòng thơ về kết cấu, về ý nghĩa cũng là yếu tố hình thành luật thơ |
I. Khái quát về luật thơ 1. Khái niệm: Luật thơ là toàn bộ những qui tắc về số câu, số tiếng, cách hiệp vần, phép hài thanh, ngắt nhịp…trong các thể thơ được khái quát theo những kiểu mẫu nhất định 2. Các thể thơ: a. Thơ dân tộc: Lục bát, song thất lục bát, hát nói b. Đường luật: Ngũ ngôn, thất ngôn c. Hiện đại: Năm tiếng, bảy tiếng, tám tiếng, hỗn hợp, tự do, thơ - văn xuôi,… 3. Sự hình thành luật thơ: Dựa trên các đặc trưng ngữ âm của tiếng Việt: * Tiếng là đơn vị có vai trò quan trọng: - Số tiếng : - Vần của tiếng : - Thanh của tiếng : - Tiếng là cơ sở để ngắt nhịp (mỗi thể thơ có cách ngắt nhịp khác nhau). * Số dòng trong bài thơ, quan hệ của các dòng thơ về kết cấu, về ý nghĩa cũng là yếu tố hình thành luật thơ |
* Thao tác 1 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu luật thơ của một số thể thơ truyền thống. “ Trăm năm/ trong cõi/ người ta Chữ tài/ chữ mệnh/ khéo là /ghét nhau Trải qua/ một cuộc /bể dâu Những điều/ trông thấy/ mà đau/ đớn lòng” - Gọi hs đọc, nhận xét cách đọc, cho hs nhận xét về số tiếng trong câu, hiệp vần, nhịp, hài thanh Tổ chức cho HS thảo luận nhóm: Nhóm 1: Thể lục bát: Nhóm 2: Thể song thất lục bát: Cho hs rút ra luật thơ của thể song thất lục bát qua 4 dòng thơ sau: “ Ngòi đầu cầu/ nước trong như lọc, Đường bên cầu/ cỏ mọc còn non. Đưa chàng/ lòng dặc/ dặc buồn, Bộ khôn/ bằng ngựa, thủy khôn/ bằng thuyền”
Nhóm 3: Các thể ngũ ngôn Đường luật Cho học sinh tự rút ra luật thơ của thể thơ ngũ ngôn bát cú qua bài thơ sau: MẶT TRĂNG Vằng vặc/ bóng thuyền quyên Mây quang/ gió bốn bên Nề cho/ trời đất trắng Quét sạch/ núi sông đen Có khuyết/ nhưng tròn mãi Tuy già/ vẫn trẻ lên Mảnh gương/ chung thế giới Soi rõ:/ mặt hay, hèn Cho hs tự rút ra luật thơ của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt qua bài thơ sau: ÔNG PHỖNG ĐÁ Ông đứng làm chi/ đó hỡi ông? Trơ trơ như đá/, vững như đồng Đêm ngày gìn giữ/ cho ai đó? Non nước đầy vơi/ có biết không?
Nhóm 4: Các thể thất ngôn Đường luật: + GV: Cho hs tự rút ra luật thơ của thể thất ngôn bát cú qua bài thơ sau: QUA ĐÈO NGANG Bước tới Đèo Ngang/ bóng xế tà Cỏ cây chen đá/, lá chen hoa Lom khom dưới núi/, tiều vài chú, Lác đác bên sông/, chợ mấy nhà. Nhớ nước đau lòng/, con quốc quốc, Thương nhà mỏi miệng/ cái gia gia. Dừng chân đứng lại/, trời, non, nước, Môt mảnh tình riêng/, ta với ta
TIẾNG THU Em không nghe mùa thu Dưới trăng mờ thổn thức? Em không nghe rạo rực Hình ảnh kẻ chinh phu Trong lòng người cô phụ? Em không nghe rừng thu Lá thu rơi xào xạc, Con nai vàng ngơ ngác, Đạp trên lá vàng khô? - Yêu cầu cho biết nguồn gốc của thơ mới Cho hs xác định thể thơ, số dòng, gieo vần từ đó rút ra mối quan hệ giữa thơ truyền thống và thơ hiện đại
* 1 HS đọc, cả lớp theo dõi. * HS đại diện nhóm trả lời * Nhóm 1 Thể lục bát: - Số tiếng: Câu 6 - câu 8 liên tục - Vần: + Tiếng thứ 6 hai dòng + Tiếng thứ 8 dòng bát với tiếng thứ 6 dòng lục - Nhịp: Chẵn, dựa vào tiếng có thanh không đổi (2, 4, 6 → 2/2/2) - Hài thanh: + Tiếng 2 (B), tiếng 4 (T), tiếng 6 (B). + Đối lập âm vực trầm bổng ở tiếng 6, 8 dòng bát
* Nhóm 2 Thể song thất lục bát: - Số tiếng: 2 dòng 7, dòng 6 - dòng 8 liên tục - Vần: + Cặp song thất: tiếng 7 - tiếng 5 hiệp vần vần T + Cặp lục bát hiệp vần B, liền - Nhịp: 2 câu thất 3/4 ; lục bát 2/2/2 - Hài thanh: song thất: tiếng 3 linh hoạt B/T
* Nhóm 3 Các thể ngũ ngôn Đường luật a. Ngũ ngôn tứ tuyệt: b. Ngũ ngôn bát cú: - Số tiếng: 5, số dòng: 8 - Vần: độc vận, vần cách - Nhịp: 2/3 - Hài thanh: Có sự luân phiên B-T hoặc niêm B - B, T - T ở tiếng thứ 2,4
* Nhóm 4 a. Thất ngôn tứ tuyệt: - Số tiếng: 7, số dòng: 4 - Vần: vần chân, độc vận, vần cách - Nhịp: 4/3 - Hài thanh: theo mô hình trong sgk. b. Thất ngôn bát cú: - Số tiếng: 7, số dòng: 8 (4 phần: đề, thực, luận, kết). - Vần: vần chân, độc vận ở các câu 1, 2, 4, 6, 8 - Nhịp: 4/3 - Hài thanh: theo mô hình trong sgk. 5. Các thể thơ hiện đại: - Ảnh hưởng của thơ Pháp - Vừa tiếp nối luật thơ trong thơ truyền thống vừa có sự cách tân
* HS trả lời cá nhân Các thể thơ hiện đại: - Ảnh hưởng của thơ Pháp - Vừa tiếp nối luật thơ trong thơ truyền thống vừa có sự cách tân
|
II. Luật thơ của một số thể thơ truyền thống 1. Thể lục bát: - Số tiếng: - Vần: - Nhịp: - Hài thanh:
2. Thể song thất lục bát: - Số tiếng: - Vần: - Nhịp: - Hài thanh:
3. Các thể ngũ ngôn Đường luật a. Ngũ ngôn tứ tuyệt: b. Ngũ ngôn bát cú: - Số tiếng: - Vần: - Nhịp: 2/3 - Hài thanh:
4. Các thể thất ngôn Đường luật:
a. Thất ngôn tứ tuyệt: - Số tiếng: - Vần: - Nhịp: - Hài thanh: b. Thất ngôn bát cú: - Số tiếng: - Vần: - Nhịp: - Hài thanh:
5. Các thể thơ hiện đại: - Ảnh hưởng của thơ Pháp - Vừa tiếp nối luật thơ trong thơ truyền thống vừa có sự cách tân
|
* Thao tác 1 : Hướng dẫn hs luyện tập - GV: Yêu cầu hs chia thành 4 nhóm + Nhóm 1, 2: Làm câu a. + Nhóm 3, 4: Làm câu b. - HS: Tiến hành thảo luận trong 3 phút, đại diện từng nhóm lên bảng viết lại - GV: Nhận xét, bổ sung, cho hs rút ra sự khác nhau về gieo vần, ngắt nhịp, hài thanh của 2 câu thơ 7 tiếng trong thể song thất lục bát với thể
Nhóm 1, 2: a. Hai câu song thất: - Gieo vần: “Nguyệt, mịt”: Tiếng thứ 7 và tiếng thứ 5 → vần lưng - Ngắt nhịp: 3/4 - Hài thanh: Tiếng thứ 3: “ thành, Tuyền”: đều là tiếng B
Nhóm 3, 4
Thể thất ngôn Đường luật: - Gieo vần: “xa, hoa, nhà”: Tiếng cuối câu 1, 2, 4 → vần chân, vần cách ( hoa – nhà). - Ngắt nhịp: 4/3 - Hài thanh: Tiếng thứ 2, 4, 6 tuân thủ đúng luật hài thanh của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt: + Tiếng thứ 2 các dòng: suối, lồng, khuya, ngủ T B B T + Tiếng thứ 4 các dòng: như, thụ, vẽ, lo B T T B + Tiếng thứ 6 các dòng: hát, lồng, chưa, nước T B B T Thao tác 3: Hướng dẫn HS tổng kết bài học * Tổng kết bài học theo những câu hỏi của GV. |
III. Luyện tập Phân biệt cách gieo vần, ngắt nhịp, hài thanh: a. Hai câu song thất:
b. Thể thất ngôn Đường luật: - Gieo vần: - Ngắt nhịp: - Hài thanh:
|
& 3.LUYỆN TẬP
Hoạt động của GV - HS |
GV yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm: Câu hỏi 1: Luật thơ không được biểu hiện ở quy tắc nào sau đây ? Câu hỏi 2: Các thể thơ Việt Nam được phân chia thành mấy loại lớn? Câu hỏi 3: Thể thơ nào sau đây không phải là thể thơ dân tộc truyền thống? Câu hỏi 4: Thể thơ nào sau đây thể hiện sự Việt hoá thể thơ luật Đường? Câu hỏi 5: Thể thơ nào sau đây được coi là thể thơ hoàn toàn mới ở Việt Nam ? - HS thực hiện nhiệm vụ: - HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:
|
& 4.VẬN DỤNG
Hoạt động của GV - HS |
Kiến thức cần đạt |
GV yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm: Phân tích Luật thơ đoạn thơ thứ ba “Tây tiến đoàn binh…khúc độc hành” trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.
- HS thực hiện nhiệm vụ: - HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:
|
Biết vận dụng luật thơ để phân tích |
- TÌM TÒI, MỞ RỘNG.
Hoạt động của GV - HS |
Kiến thức cần đạt |
GV yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm: 1. Lập bảng niêm luật bài thơ Độc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du 2. Phân tích luật thơ qua bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử. -HS thực hiện nhiệm vụ: - HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: |
- Lập bảng niêm luật đúng theo luật thơ quy định - Biết vận dụng luật thơ để phân tích |
4. Hướng dẫn về nhà ( 1 phút)
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - DẶN DÒ ( 5 PHÚT) - Khái niệm luật thơ . - Luật thơ của một số thể thơ truyền thống - Tìm và phân loại các bài thơ học trong chương trình ngữ văn 12 theo các thể thơ. |
- Chuẩn bị bài: TRẢ BÀI VIẾT SỐ 2 |