Giáo án PTNL bài Bài viết số 1: Nghị luận xã hội

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Bài viết số 1: Nghị luận xã hội. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 12 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Tiết 5 – 6

Tuần 02

Ngày soạn:

Ngày dạy:

 

BÀI VIẾT SỐ 1 : NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

  1. Mục tiêu cần đạt:

- Kiến thức:  Vận dụng kiến thức và kĩ năng về văn nghị luận đã học để viết được bài nghị luận xã hội bàn về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.

- Kĩ năng: Tiếp tục rèn luyện các kĩ năng tìm hiểu đề và các thao tác lập luận trong bài nghị luận xã hội như giải thích, phân tích, bác bỏ, so sánh, bình luận ...

- Thái độ:   Nâng cao nhận thức về lí tưởng, cách sống của bản thân trong học tập và rèn luyện.

  1. Chuẩn bị của thầy và trò:

- GV: bài soạn, câu hỏi kiểm tra

- HS: ôn tập về các thao tác nghị luận, giấy kiểm tra

III. Tiến trình bài giảng:

  1. Kiểm tra bài cũ:
  2. Bài mới:

Hoạt động của thầy và trò

Kiến thức cơ bản

HĐI. GV chép đề lên bảng.

I. Đề bài: Trong bài thơ “Một khúc ca xuân” (12/1977), Tố Hữu có viết:

      “ Nếu là con chim chiếc lá

Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh

         Lẽ nào vay mà không có trả

Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”

Anh (chị) hãy phát biểu ý kiến của mình về đoạn thơ trên.

II. Đáp án và thang điểm:

1.     Đáp án:

* Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận. Bài viết có bố cục rõ ràng, kết cầu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.

* Yêu cầu về kiến thức : HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đáp ứng được những nội dung sau:

-        Giải thích được ý nghĩa của đoạn thơ:

+ Nếu là: cách nói giả định.

+ Con chim, chiếc lá: những sinh linh nhỏ bé trong cõi đời. Tuy nhỏ bé nhưng khi đã hiện diện trên đời thì phải có trách nhiệm với đời. Nghĩa là “con chim phải hót, chiếc lá phải xanh”. Từ đó suy ra con người cũng vậy một khi đã sống, đã “vay” nhiều của xh thì phải biết “trả”. “Lẽ nào vay mà không có trả” là như vậy. Biết trả nợ xh đó là trách nhiệm của con người ở đời “sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”. Con người trong xh đâu phải chỉ là hưởng thụ mà còn phải biết cống hiến.

-        Khẳng định quan niệm sống trong đoạn thơ là hoàn toàn xác đáng

+ Quan niệm sống phải biết cống hiến của nhà thơ thể hiện một lẽ sống cao đẹp, vị tha của thanh niên trong thời đại Bác Hồ hiện nay.

+ Là một thành viên sống trong cộng đồng xh, mỗi con người đều phải biết sống với nhau, sống có trách nhiệm với nhau. Vay nhiều của xh, ai cũng vậy đều phải ra sức trả  món nợ ấy cho xh. Để trang trải món nợ đã vay ấy của xã hội, chúng ta phải biết cống hiến hết sức lực của mình

+  Nếu mọi người đều như vậy, đất nước ta nhất định sẽ tiến lên văn minh, công bằng và giàu mạnh.

-        Bàn luận mở rộng:

+ Phê phán: những ai chỉ biết hưởng thụ, vị kỉ, vụ lợi, chỉ biết “vay” mà không biết “trả”, sống ở trên đời mà thiếu tinh thần trách nhiệm đối với cuộc đời.

+ Trong tình hình hiện nay, mỗi một con người đều phải xác định đúng việc rèn luyện tu dưỡng của bản thân mình, luôn luôn biết sống vì mọi người, thấy được “sống là cho” đó là điều hạnh phúc.

+ Là hs, ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường cần phải có ý thức sống vì mọi người, sống là cống hiến.

2.     Thang điểm:

Điểm 9 - 10: Đáp ứng được yêu cầu nêu trên. Bài viết có cảm xúc, sáng tạo. Diễn đạt lưu loát, bố cục rõ ràng. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ.

Điểm 7 – 8 : Nêu đủ ý, bài viết có cảm xúc, bố cục rõ ràng, sai không quá 3 loại lỗi về chính tả, ngữ pháp và dùng từ.

Điểm 5 - 6: Có thể thiếu 1 ý, bài viết có bố cục rõ ràng, diễn đạt tương đối sai không quá 5 loại lỗi chính tả, ngữ pháp và dùng từ.

Điểm 4: bài thiếu ý, diễn đạt không lưu loát, sai không quá 7 loại lỗi về chính tả, ngữ pháp, dùng từ.

Điểm 2-3 : Bài viết sơ sài, sai nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp, dùng từ.

Điểm 1:Bài viết không đề cập tới các ý trong đề hoặc lạc đề.

Điểm 0: Bỏ giấy trắng phần này.

HĐII. Học sinh làm bài trong 45p.

HĐIII. GV thu bài sau 45p

  1. Hướng dẫn soạn bài: “Tuyên ngôn độc lập” – Hồ Chí Minh
  • Bố cục của bản Tuyên ngôn
  • Giá trị nội dung và nghệ thuật của bản tuyên ngôn

 

Xem thêm các bài Giáo án ngữ văn 12, hay khác:

Bộ Giáo án ngữ văn 12 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 12.

Xem Thêm

Lớp 12 | Để học tốt Lớp 12 | Giải bài tập Lớp 12

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 12, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 12 giúp bạn học tốt hơn.