Câu 1: Một dây dẫn có dòng điện chạy qua uốn thành vòng tròn. Tại tâm vòng tròn, cảm ứng từ sẽ giảm khi
- A. cường độ dòng điện tăng lên.
-
B. cường độ dòng điện giảm đi.
- C. số vòng dây cuốn sít nhau, đồng tâm tăng lên.
- D. đường kính vòng dây giảm đi.
Câu 2: Muốn nhìn rõ vật thì.
-
A. vật phải đặt trong khoảng nhìn rõ của mắt.
- B. vật phải đặt tại điểm cực cận của mắt.
- C. vật phải đặt trong khoảng nhìn rõ của mắt và mắt nhìn ảnh của vật dưới góc trông α=αmin.
- D. vật phải đặt càng gần mắt càng tốt.
Câu 3: Vật liệu nào sau đây không thể dùng làm nam châm?
- A. Sắt và hợp chất của sắt.
- B. Niken và hợp chất của niken.
- C. Cô ban và hợp chất của cô ban.
-
D. Nhôm và hợp chất của nhôm.
Câu 4: Một dây dẫn mang dòng điện có chiều từ trái sang phải nằm trong một từ trường có chiều từ dưới lên thì lực từ có chiều
- A. từ trái sang phải.
-
B. từ trong ra ngoài.
- C. từ trên xuống dưới.
- D. từ ngoài vào trong.
Câu 5: Một đoạn dòng điện nằm song song với đường sức từ và có chiều ngược với chiều của đường sức từ. Gọi F là lực từ tác dụng lên đoạn dòng điện đó thì
- A. F khác 0.
-
B. F = 0.
- C. F còn tùy thuộc chiều dài của đoạn dòng điện.
- D. F còn tùy thuộc độ lớn cường độ dòng điện.
Câu 6: Một tấm thuỷ tinh có hai mặt giới hạn là hai mặt phẳng song song với nhau (gọi là bản mặt song song), bề dày của nó là 10cm, chiết suất là 1,5 được đặt trong không khí. Chiếu tới một mặt của bản mặt song song một tia sáng có góc tới bằng 45o, khi đó tia ló khỏi bản sẽ đi ra mặt còn lại. Phương của tia ló có đặc điểm nào sau đây ?
- A. Tia ló hợp với tia tới một góc 45o
- B. Tia ló vuông góc với tia tới
-
C. Tia ló song song với tia tới
- D. Tia ló vuông góc với bản mặt song song.
Câu 7: Hai dây dẫn thẳng dài, song song đặt trong không khí. Cường độ dòng điện qua hai dây bằng nhau và bằng 6 A. Lực từ tác dụng lên mỗi đơn vị chiều dài của mỗi dây bằng 2.10−4N. Khoảng cách giữa hai dây là
- A. 3,6 m.
- B. 36 m.
- C. 36 cm.
-
D. 3,6 cm.
Câu 8: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
- A. Lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện trong đoạn dây.
- B. Lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều tỉ lệ thuận với chiều dài của đoạn dây.
-
C. Lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều tỉ lệ thuận với góc hợp bởi đoạn dây và đường sức từ.
- D. Lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều tỉ lệ thuận với cảm ứng từ tại điểm đặt đoạn dây.
Câu 9: Giá trị tuyệt đối của từ thông qua diện tích S đặt vuông góc với cảm ứng từ B
- A. tỉ lệ nghịch với số đường sức qua một đơn vị diện tích S.
- B. tỉ lệ với độ lớn chu vi của diện tích S.
- C. là giá trị của cảm ứng từ B tại nơi đặt điện tích S.
-
D. tỉ lệ với số đường sức qua diện tích S.
Câu 10: Một vòng dây dẫn được đặt trong một từ trường đều, rộng sao cho mặt phẳng của vòng dây vuông góc với đường cảm ứng. Trong vòng dây xuất hiện một suất điện động cảm ứng nếu
- A. Nó được chuyển động tịnh tiến dọc theo đường cảm ứng từ.
-
B. Nó được quay xung quanh trục vuông góc với đường cảm ứng từ.
- C. Nó được quay xung quanh một trục trùng với đường cảm ứng từ
- D. Nó được chuyển động tịnh tiến theo phương vuông góc với từ trường.
Câu 11: Một hình vuông cạnh 5cm đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 4.10−4 T, từ thông qua hình vuông đó bằng 5.10−7 WB. Tính góc hợp bởi véctơ cảm ứng từ và véc tơ pháp tuyến của hình vuông đó
- A. 0°
- B. 30°
- C. 45°
-
D. 60°
Câu 12: Một khung dây hình tròn bán kính 20 cm nằm toàn bộ trong một từ trường đều mà các đường sức từ vuông với mặt phẳng vòng dây. Trong thời gian t cảm ứng từ tăng từ 0,1 T đến 1,1 T thì trong khung dây có một suất điện động không đổi với độ lớn là 0,2 V. Thời gian t đó là
- A. 0,2 (s).
-
B. 0,2π (s).
- C. 4 (s).
- D. chưa đủ dữ kiện để xác định.
Câu 13: Một người có tật phải đeo kính có độ tụ -2dp. Khi đeo kính người này nhìn rõ các vật ở xa vô cùng không phải điều tiết và đọc được trang sách cách mắt gần nhất 25 cm. Coi kính đeo sát mắt. Xác định khoảnh nhìn rõ của mắt khi không đeo kính
- A. 15 cm đến 50 cm
- B. 50 cm đến 100 cm
- C. 30 cm đến 100 cm
-
D. 16,67 cm đến 50cm
Câu 14: Một khung dây kín đang ở trong một từ trường đều. Khi đưa nó ra ngoài phạm vi của vùng có từ trường thì
-
A. xuất hiện lực lạ có xu hướng kéo khung dây lại.
- B. không có từ thông qua khung dây nên không có dòng điện cảm ứng.
- C. xuất hiện dòng điện cảm ứng sao cho từ trường tổng cộng tại vị trí khung dây có xu hướng giảm đi.
- D. xuất hiện dòng điện cảm ứng sao cho từ trường qua khung dây giảm đi
Câu 15: Một vòng dây dẫn được đặt trong một từ trường đều, sao cho mặt phẳng của vòng dây vuông góc với đường cảm ứng. Hiện tượng cảm ứng điện từ xảy ra khi
-
A. nó bị làm cho biến dạng.
- B. nó được quay xung quanh pháp tuyến của nó.
- C. nó được dịch chuyển tịnh tiến.
- D. nó được quay xung quanh một trục trùng với đường cảm ứng từ.
Câu 16: Một cái cọc cắm thẳng đứng trên sông, nửa bên trong nửa bên ngoài nước. Một cái cọc khác cùng chiều dài được cắm thẳng đứng trên bờ. Bóng của cọc cắm thẳng đứng dưới sông sẽ
- A. dài hơn bóng của cọc cắm trên bờ.
- B. bằng với bóng của cọc cắm trên bờ.
-
C. ngắn hơn bóng của cọc cắm trên bờ.
- D. ngắn hơn bóng của cọc cắm trên bờ nếu Mặt Trời lên cao và dài hơn bóng của cọc cắm trên bờ nếu Mặt Trời xuống thấp.
Câu 17: Khi mắt điều tiết tối đa thì ảnh của điểm cực viễn CV được tạo ra.
- A. Tại điểm vàng V.
-
B. Trước điểm vàng V.
- C. Sau điểm vàng V.
- D. Không xác định được vì không có ảnh.
Câu 18: Một khung dây hình tròn đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,06 T sao cho mặt phẳng khung dây vuông góc với các đường sức từ. Từ thông qua khung dây là 1,2.10−5 Wb. Tính bán kính vòng dây.
- A. 8cm.
-
B. 8mm.
- C. 4cm.
- D. 4mm.
Câu 19: Theo định luật khúc xạ thì
-
A. tia khúc xạ và tia tới nằm trong cùng một mặt phẳng.
- B. góc khúc xạ bao giờ cũng khác 0.
- C. góc tới tăng bao nhiêu lần thì góc khúc xạ tăng bấy nhiêu lần.
- D. góc tới luôn luôn lớn hơn góc khúc xạ.
Câu 20: Chọn câu không đúng. Khi hiện tượng khúc xạ ánh sáng từ không khí vào nước thì.
- A. góc tới i lớn hơn góc khúc xạ r.
-
B. góc tới i bé hơn góc khúc xạ r.
- C. góc tới i đồng biến góc khúc xạ r.
- D. tỉ số sini với sinr là không đổi.
Câu 21: Hiện tượng phản xạ toàn phần xảy ra với hai điều kiện là:
-
A. Ánh sáng có chiều từ môi trường chiết quang hơn sang môi trường chiết quang kém và góc tới lớn hơn hoặc bằng góc giới hạn phản xạ toàn phần.
- B. Ánh sáng có chiều từ môi trường chiết quang kém sang môi trường chiết quang hơn và góc tới lớn hơn hoặc bằng góc giới hạn phản xạ toàn phần.
- C. Ánh sáng có chiều từ môi trường chiết quang kém sang môi trường chiết quang hơn và góc tới nhỏ hơn hoặc bằng góc giới hạn phản xạ toàn phần.
- D. Ánh sáng có chiều từ môi trường chiết quang hơn sang môi trường chiết quang kém và góc tới nhỏ hơn góc giới hạn phản xạ toàn phần.
Câu 22: Điều kiện cần để xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần nào sau đây là đúng?
- A. Tia sáng tới đi từ môi trường có chiết suất nhỏ sang môi trường có chiết suất lớn hơn.
-
B. Tia sáng tới đi từ môi trường có chiết suất lớn hơn đến mặt phân cách với môi trường có chiết suất nhỏ hơn.
- C. Tia sáng tới phải đi vuông góc với mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt
- D. Tia sáng tới phải đi song song với mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt
Câu 23: Vật AB đặt thẳng góc trục chính thấu kính hội tụ, cách thấu kính bằng hai lần tiêu cự, qua thấu kính cho ảnh A’B’ thật, cách thấu kính
- A. bằng khoảng tiêu cự.
- B. nhỏ hơn khoảng tiêu cự.
- C. lớn hơn hai lần khoảng tiêu cự.
-
D. bằng hai lần khoảng tiêu cự.
Câu 24: Trong các nhận định sau, nhận định đúng về đường truyền ánh sáng qua thấu kính hội tụ là:
- A. Tia sáng tới đi qua tiêu điểm ảnh chính thì ló ra song song với trục chính;
- B. Tia sáng song song với trục chính thì ló ra đi qua tiêu điểm vật chính;
- C. Tia tới qua tiêu điểm vật chính thì tia ló đi thẳng;
-
D. Tia sáng qua thấu kính bị lệch về phía trục chính.
Câu 25: Lần lượt chiếu tia sáng từ không khí vào hai môi trường (1) và (2) có chiết suất n1 và n2 với cùng góc tới i. Khi đó góc khúc xạ trong môi trường (1) là 30o, góc khúc xạ trong môi trường (2) là 45o. Kết luận nào dưới đây không đúng?
- A. Khi tia sáng truyền từ (1) sang (2) với góc tới bằng 30o thì góc khúc xạ bằng 45o.
-
B. Môi trường (1) chiết quang kém hơn môi trường (2).
- C. Có thể xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần khi tia sáng truyền từ (1) sang (2).
- D. Khi tia sáng truyền từ (1) sang (2) với góc tới bằng 50o thì không còn tia khúc xạ.
Câu 26: Chọn đáp án đúng. Một khung dây hình vuông mỗi cạnh 5 cm được đặt vuông góc với từ trường có cảm ứng từ 0,08 T. Nếu từ trường giảm đều đến 0 trong thời gian 0,2 s, thì suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung trong thời gian trên bằng
-
A. 1 mV.
- B. 8 V.
- C. 0,5 mV.
- D. 0,04 V.
Câu 27: Tốc độ ánh sáng trong chân không là 3.108 m/s. Kim cương có chiết suất 2,42. Tốc độ truyền ánh sáng trong kim cương là
- A. 242000 km/s.
-
B. 124000 km/s.
- C. 72600 km/s.
- D. 62700 km/s.
Câu 28: Chiếu một tia sáng từ không khí vào một khối chất trong suốt có chiết suất 1,5 với góc tới 600 thì tia khúc xạ trong khối chất bị lệch so với tia tới một góc là
- A. 95,30.
-
B. 24,70.
- C. 35,30.
- D. 38,50.
Câu 29: Tương tác từ không xảy ra trong trường hợp nào dưới đây?
- A. Một thanh nam châm và một dòng điện không đổi đặt gần nhau.
- B. Hai thanh nam châm đặt gần nhau.
-
C. Một thanh nam châm và một thanh đồng đặt gần nhau
- D. Một thanh nam châm và một thanh sắt non đặt gần nhau.
Câu 30: Chọn câu sai
-
A. Hạt proton bay vào trong từ trường theo phương vuông góc với véc - tơ cảm ứng từ thì quỹ đạo của proton là quỹ đạo tròn có v tăng dần.
- B. Hạt proton bay vào trong điện trường theo phương vuông góc với véc - tơ cường độ điện trường thì quỹ đạo của proton là một parabol, độ lớn v tăng dần.
- C. Hạt proton bay vào trong điện trường theo phương song song với véc - tơ cảm ứng từ thì quỹ đạo của proton không thay đổi.
- D. Hạt proton bay vào trong điện trường theo phương song song với véc - tơ cường độ điện trường thì proton sẽ chuyển động thẳng nhanh dần.
Câu 31: Một kính hiển vi vật kính có tiêu cự 1 cm, thị kính có tiêu cự 4 cm. Độ dài quang học là 16cm. Một người quan sát có mắt không tật và có khoảng nhìn rõ ngắn nhất là 20cm, đặt mắt sát thị kính quan sát ảnh. Độ bội giác ảnh khi ngắm chừng ở vô cực là
-
A. 80
- B. 82
- C. 40
- D. 41
Câu 32: Một người cận thị có điểm cực cận cách mắt 11 cm và điểm cực viễn cách mắt 51 cm. Kính đeo cách mắt 1 cm. Để sửa tật này phải đeo kính gì? Độ tụ bao nhiêu?
- A. Kính phân kì D = -1dp
-
B. Kính phân kì D = -2dp
- C. Kính hội tụ D = 1dp
- D. Kính hội tụ D = 2dp
Câu 33: Định luật Len - xơ về chiều của dòng điện cảm ứng là hệ quả của định luật bảo toàn nào ?
-
A. Năng lượng.
- B. Điện tích.
- C. Động lượng.
- D. Khối lượng.
Câu 34: Độ dài quang học của kính hiển vi là
- A. khoảng cách giữa vật kính và thị kính.
-
B. khoảng cách từ tiêu điểm ảnh của vật kính đến tiêu điểm vật của thị kính.
- C. khoảng cách từ tiểu điểm vật của vật kính đến tiêu điểm ảnh của thị kính.
- D. khoảng cách từ tiêu điểm vật của vật kính đến tiêu điểm vật của thị kính.
Câu 35: Một người nhìn một hòn sỏi nhỏ O nằm cách đáy một bể nước sau theo phương gần vuông góc với mặt nước. Người này thấy ảnh O’ của O nằm cách mặt nước một khoảng bằng 1,2m. Biết chiết suất của nước là 4/3. Độ sâu của nước trong bể là
- A. 90cm
- B. 10dm
-
C. 16dm
- D. 1,8m
Câu 36: Khi nói về hiện tượng phản xạ toàn phần. Phát biểu nào sau đây sai?
- A. Khi có phản xạ toàn phần thì hầu như toàn bộ ánh sáng phản xạ trở lại môi trường chứa chùm ánh sáng tới.
- B. Phản xạ toàn phần chỉ xảy ra khi ánh sáng đi từ môi trường chiết quang hơn sang môi trường kém chiết quang hơn.
- C. Phản xạ toàn phần xảy ra khi góc tới lớn hơn góc giới hạn phản xạ toàn phần
-
D. Góc giới hạn của phản xạ toàn phần được xác định bằng tỉ số chiết suất giữa môi trường chiết quang kém với môi trường chiết quang hơn.
Câu 37: Một đèn sáng nhỏ S nằm dưới đáy của một bể nước sâu 20 cm. Thả nổi trên mặt nước một tấm gỗ mỏng tròn tâm O bán kính R ở trên mặt chất lỏng mà tâm O ở trên đường thẳng qua S. Thấy rằng không có tia sáng nào của ngọn đèn ra ngoài không khí. Chiết suất của nước là 4/3. Giá trị nhỏ nhất của R là
- A. 19,32 cm.
- B. 25,34 cm.
- C. 17,21 cm.
-
D. 22,68 cm.
Câu 38: Một diện tích S đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B⃗ , góc hợp bởi vectơ cảm ứng từ và vectơ pháp tuyến n⃗ của diện tích S là α. Từ thông qua diện tích S được tính theo công thức:
- A. Φ = BSsinα.
-
B. Φ = BScosα.
- C. Φ = BStanα.
- D. Φ = BScotanα.
Câu 39: Nước và thuỷ tinh có chiết suất lần lượt là n1 và n2. Chiết suất tỉ đối giữa thuỷ tinh và nước là
- A. n21 = n1/n2
-
B. n21 = n2/n1
- C. n21 = n2 - n1
- D. n12 = n1 - n2
Câu 40: Vật sáng AB qua thấu kính phân kỳ cách thấu kính 30cm thì cho ảnh A’B’ cách thấu kính 12 cm. Tiêu cự thấu kính là:
-
A. -20cm
- B. 15cm
- C. 20cm
- D. -15cm