II - TRẢ LỜI CÂU HỎI
1. Ngồi trong xe ô tô đang chạy, ta thấy hai hàng cây bên đường chuyển động theo chiều ngược lại. Giải thích hiện tượng này.
2. Vì sao khi mở nắp chai bị vặn chặt, người ta phải lót tay bằng vải hoặc cao su?
3. Các hành khách đang ngồi trên xe ô tô bỗng thấy mình bị nghiêng người sang trái. Hỏi lúc đó xe ô tô đang lái sang phía nào?
4. Tìm một ví dụ chứng tỏ tác dụng của áp suất phụ thuộc vào độ lớn của áp lực và diện tích bị ép.
5. Khi vật nổi trên mặt chất lỏng thì lực đẩy Ác-si-mét được tính như thế nào?
6. Trong những trường hợp dưới đây, trường hợp nào có công cơ học?
a) Bé trèo cây.
b) Em học sinh ngồi học bài.
c) Nước ép lên thành bình đựng.
d) Nước chảy xuống từ đập chắn nước.
Bài Làm:
1. Nếu chọn ô tô làm vật mốc (người ngồi trên xe cũng là vật làm mốc) thì hai hàng cây bên đường sẽ chuyển động ngược lại đối với xe nên ta thấy hai hàng cây bên đường chuyển động theo chiều ngược lại.
2. Để làm tăng ma sát giữa tay vặn và nắp chai, như vậy sẽ đễ mở hơn.
3. Xe ô tô đang lái sang phía bên phải.
4. Đinh nhọn dễ đóng vào gỗ hơn so với trường hợp đầu đinh đã bị tà vì diện tích bị ép nhỏ hơn. Với cùng một cái đinh, nếu dùng búa đập mạnh thì đinh dễ ăn sâu vào gỗ hơn.
5. Khi vật nổ trên mặt chất lỏng thì lực đẩy Ác-si-mét được tính bằng công thức:
$F_{a}$ = V.d (trong đó V là thể tích phần vật chìm trong chất lỏng, d là trọng lượng riêng của chất lỏng). Có thể tính bằng cách khác là lực đẩy Ác-si-mét bằng trọng lượng của vật.
6. Trường hợp có công cơ học là:
Cậu bé trèo cây.
Nước chảy xuống từ đập chắn nước.