A. Học theo SGK
I – CHUẨN BỊ
II - NỘI DUNG THỰC HÀNH
1. Đo lực đẩy Ác-si-mét
C1. Xác định độ lớn lực đẩy Ác-si-mét bằng công thức: $F_{A}$ = d.V
2. Đo trọng lượng của phần nước có thể tích bằng thể tích của vật.
C2. Thể tích (V) của vật được tính theo công thức: V = $V_{2} - V_{1}$
C3. Trọng lượng của phần nước bị vật chiếm chỗ được tính theo công thức: $P_{N} = P_{2} - P_{1}$
III - MẪU BÁO CÁO THỰC HÀNH
Họ và tên học sinh: ........................................
Lớp: ..................................
1. Trả lời câu hỏi:
C4. Công thức tính lực đẩy Ác-si-mét là: $F_{A}$ = d.V
Trong đó: d là trọng lượng riêng của chất lỏng, đơn vị: $N/m^{3}$, V là thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ, đơn vị: $m^{3}$.
C5.
a) Độ lớn lực đẩy Ác-si-mét ($F_{A}$)
b) Trọng lượng phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ ($P_{N}$)
2. Kết quả đo lực đẩy Ác-si-mét
Lần đo | Trọng lượng P của vật (N) | Hợp lực F của trọng lượng và lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật khi vật được nhúng chìm trong nước (N) | Lực đẩy Ác-si-mét: FA = P - F (N) |
1 | 1,5 | 0,7 | 0,8 |
2 | 1,6 | 0,8 | 0,8 |
3 | 1,5 | 0,8 | 0,7 |
Kết quả trung bình:
$F_{A}=\frac{F_{A1}+F_{A2}+F_{A3}}{3}=\frac{0,8+0,8+0,7}{3}$ = 0,77(N)
3. Kết quả đo trọng lượng của phần nước có thể tích bằng thể tích của vật
Lần đo | Trọng lượng $P_{1}$ (N) | Trọng lượng $P_{2}$ (N) | Trọng lượng phần nước bị vật chiếm chỗ: $P_{N} = P_{2} - P_{1}$ (N) |
1 | 1 | 1,7 | 0,7 |
2 | 1 | 1,7 | 0,8 |
3 | 0,9 | 1,8 | 0,9 |
P = $\frac{P_{N_{1}}+P_{N_{2}}+P_{N_{3}}}{3}=\frac{0,7+0,8+0,9}{3}=0,8N$
4. Nhận xét kết quả đo và rút ra kết luận
+ Kết quả đo có sai số, do có các sai sót trong quá trình đo, hoặc do đọc sai giá trị lực kế.
+ Kết luận: Nếu bỏ qua sai số trong quá trình đo thì lực đẩy Ác-si-mét có độ lớn bằng trọng lượng phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.