Câu 1: Hai dòng điện cường độ I1 = 6 A, I2 = 9 A chạy trong hai dây dẫn thẳng song song dài vô hạn có chiều ngược nhau, được đặt trong chân khồng cách nhau một khoảng a = 10 cm. Qũy tích những điểm mà tại đó véc -tơ cảm ứng từ bằng 0 là
-
A. đường thẳng song song với hai dòng điện, cách I1 20 cm, cách I2 30 cm.
- B. đường thẳng vuông góc với hai dòng điện, cách I1 20 cm, cách I2 30 cm.
- C. đường thẳng song song với hai dòng điện, cách I1 30 cm, cách I2 20 cm.
- D. đường thẳng vuông góc với hai dòng điện, cách I1 30 cm, cách I2 30 cm.
Câu 2: Khi đặt đoạn dây dẫn có dòng điện vào trong từ trường có vectơ cảm ứng từ, lực từ tác dụng lên dây dẫn sẽ
- A. nằm dọc theo trục của dây dẫn.
- B. vuông góc với dây dẫn.
-
C. vừa vuông góc với dây dẫn, vừa vuông góc với vectơ cảm ứng từ.
- D. vuông góc với vectơ cảm ứng từ.
Câu 3: Lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn MN có dòng điện chạy qua đặt cùng phương với đường sức từ
- A. luôn cùng hướng với đường sức từ.
- B. luôn ngược hướng với đường sức từ.
- C. luôn vuông góc với đường sức từ.
-
D. luôn bằng 0.
Câu 4: Một đoạn dây dẫn thẳng dài 5 cm đặt trong từ trường đều và vuông góc với véc - tơ cảm ứng từ. Dòng điện qua dây có có cường độ 0,75 A. Lực từ tác dụng lên đoạn dây đó là 3.10-3 N. Xác định cảm ứng từ của từ trường ?
-
A. 0,08 T.
- B. 0,06 T.
- C. 0,05 T.
- D. 0,1 T.
Câu 5: Hai dây dẫn thẳng, dài song song đặt trong không khí. Dòng điện chạy trong hai dây có cùng cường độ 1 A. Lực từ tác dụng lên mỗi mét chiều dài có độ lớn là 10-6 N. Khoảng cách giữa hai dây là
- A. 10 cm.
-
B. 20 cm.
- C. 15 cm.
- D. 25 cm.
Câu 6: Nhận định nào sau đây không đúng về nam châm?
-
A. Mọi kim nam châm khi nằm cân bằng thì nó luôn nằm theo hướng Bắc – Nam.
- B. Các cực cùng tên của các nam châm thì đẩy nhau.
- C. Mọi nam châm đều hút được sắt.
- D. Mọi nam châm bao giờ cũng có hai cực phân biệt.
Câu 7: Ba dòng điện thẳng dài đặt song song với nhau, cách đều nhau đi qua ba đỉnh của một tam giác đều cạnh a = 4 cm theo phương vuông góc với mặt phẳng hình vẽ. Cho các dòng điện chạy qua có cùng một chiều có cùng một chiều với các cường độ dòng điện I1 = 10 A, I2 = I3 = 20 A. Lực tổng hợp F tác dụng lên mỗi mét dây dẫn có dòng điện I1 là
- A. 10$^{-3}$ N.
-
B. 1,73.10$^{-3}$ N.
- C. 2.10$^{-3}$ N.
- D. 2,5.10$^{-3}$ N.
Câu 8: Một khung dây mang dòng điện I đặt trong từ trường đều, mặt phẳng khung dây vuông góc với đường cảm ứng từ (Hình vẽ). Kết luận nào sau đây là đúng về lực từ tác dụng lên các cạnh của khung dây
- A. bằng không
- B. có phương vuông góc với mặt phẳng khung dây
-
C. nằm trong mặt phẳng khung dây, vuông góc với các cạnh và có tác dụng kéo dãn khung
- D. nằm trong mặt phẳng khung dây, vuông góc với các cạnh và có tác dụng nén khung
Câu 9: Khung dây dẫn hình vuông cạnh a = 20 (cm) gồm có 10 vòng dây, dòng điện chạy trong mỗi vòng dây có cường độ I = 2 (A). Khung dây đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,2 (T), mặt phẳng khung dây chứa các đường cảm ứng từ. Mômen lực từ tác dụng lên khung dây có độ lớn là:
- A. 0 (Nm)
- B. 0,016 (Nm)
-
C. 0,16 (Nm)
- D. 1,6 (Nm)
Câu 10: Lực Lorenxo tác dụng lên một điện tích q chuyển động tròn trong từ trường
- A. chỉ hướng vào tâm khi q > 0 .
-
B. luôn hướng về tâm của quỹ đạo.
- C. chưa kết luận được vì còn phụ thuộc vào hướng của véc - tơ cảm ứng từ.
- D. luôn tiếp tuyến với quỹ đạo.
Câu 11: Một đoạn dây dẫn đặt trong từ trường đều. Nếu chiều dài dây dẫn và cường độ dòng điện qua dây dẫn tăng 2 lần thì độ lớn lực từ tác dụng lên dây dẫn
- A. tăng 2 lần.
- B. giảm 2 lần.
-
C. tăng 4 lần.
- D. không đổi.
Câu 12: Phương của lực Lorenxo
- A. trùng với phương của véc - tơ cảm ứng từ.
-
B. vuông góc với cả đường sức từ và véc - tơ vận tốc của hạt.
- C. vuông góc với đường sức từ, nhưng trùng với phương của vận tốc của hạt.
- D. trùng với phương véc - tơ vận tốc của hạt.
Câu 13: Một electron bay vào không gian có từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,2 T với vận tốc ban đầu vo = 2.10$^{5}$ m/s vuông góc với véc - tơ cảm ứng từ. Lực Lorenxo tác dụng vào electron là
-
A. 6,4.10$^{-15}$ N.
- B. 3,2.10$^{-15}$ N.
- C. 4,8.10$^{-15}$ N.
- D. 5,4.10$^{-5}$ N.
Câu 14: Treo đoạn dây dẫn có chiều dài l = 5 cm, khối lượng m = 5g bằng hai dây mảnh, nhẹ sao cho dây dẫn nằm ngang. Biết cảm ứng từ của từ trường hướng thẳng đứng xuống dưới, có độ lớn B = 0,5 T và dòng điện đi qua dây dẫn là I = 2 A. Nếu lấy g = 10 m/s$^{2}$ thì góc lệch của dây treo so với phương thẳng đứng là
- A. 30°.
-
B. 45°.
- C. 60°.
- D. 75°.
Câu 15: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
- A. Cảm ứng từ là đại lượng đặc trưng cho từ trường về mặt tác dụng lực
-
B. Độ lớn của cảm ứng từ được xác định theo công thức B= $\frac{F}{I.l\sin \alpha}$ phụ thuộc vào cường độ dòng điện I và chiều dài đoạn dây dẫn đặt trong từ trường
- C. Độ lớn của cảm ứng từ được xác định theo công thức B= $\frac{F}{I.l\sin \alpha}$ không phụ thuộc vào cường độ dòng điện I và chiều đài đoạn dây dẫn đặt trong từ trường
- D. Cảm ứng từ là đại lượng vectơ
Câu 16: Khung dây dẫn hình vuông cạnh a = 20 (cm) gồm có 10 vòng dây, dòng điện chạy trong mỗi vòng dây có cường độ I = 2 (A). Khung dây đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,2 (T), mặt phẳng khung dây chứa các đường cảm ứng từ. Mômen lực từ tác dụng lên khung dây có độ lớn là:
- A. 0 (Nm)
- B. 0,016 (Nm)
-
C. 0,16 (Nm)
- D. 1,6 (Nm)
Câu 17: Một dây dẫn được gập thành khung dây có dạng tam giác vuông cân MNP. Cạnh MN = NP = 10 (cm). Đặt khung dây vào trong từ trường đều B = 10$^{-2}$ (T) có chiều như hình vẽ. Cho dòng điện I có cường độ 10 (A) vào khung dây theo chiều MNPM. Lực từ tác dụng vào các cạnh của khung dây là
- A. FMN = FNP = FMP = 10$^{-2}$ (N)
-
B. FMN = 10$^{-2}$ (N), FNP = 0 (N), FMP = 10$^{-2}$ (N)
- C. FMN = 0 (N), FNP = 10$^{-2}$ (N), FMP = 10$^{-2}$ (N)
- D. FMN = 10$^{-3}$ (N), FNP = 0 (N), FMP = 10$^{-3}$ (N)
Câu 18: Hạt α có khối lượng m = 6,67.10$^{-27}$ (kg), điện tích q = 3,2.10$^{-19}$ (C). Xét một hạt α có vận tốc ban đầu không đáng kể được tăng tốc bởi một hiệu điện thế U = 10$^{6}$ (V). Sau khi được tăng tốc nó bay vào vùng không gian có từ trường đều B = 1,8 (T) theo hướng vuông góc với đường sức từ. Vận tốc của hạt α trong từ trường và lực Lorenxơ tác dụng lên hạt có độ lớn là
- A. v = 4,9.10$^{6}$ (m/s) và f = 2,82.110$^{-12}$ (N)
-
B. v = 9,8.10$^{6}$ (m/s) và f = 5,64.110$^{-12}$ (N)
- C. v = 4,9.10$^{6}$ (m/s) và f = 1.88.110$^{-12}$ (N)
- D. v = 9,8.10$^{6}$ (m/s) và f = 2,82.110$^{-12}$ (N)
Câu 19: Một đoạn dòng điện nằm song song với đường sức từ và có chiều ngược với chiều của đường sức từ. Gọi F là lực từ tác dụng lên đoạn dòng điện đó thì
- A. F khác 0.
-
B. F = 0.
- C. F còn tùy thuộc chiều dài của đoạn dòng điện.
- D. F còn tùy thuộc độ lớn cường độ dòng điện.
Câu 20: Một sợi dây đồng có đường kính 0,8 (mm), điện trở R = 1,1 (Ω), lớp sơn cách điện bên ngoài rất mỏng. Dùng sợi dây này để quấn một ống dây dài l = 40 (cm). Cho dòng điện chạy qua ống dây thì cảm ứng từ bên trong ống dây có độ lớn B = 6,28.10$^{-3}$ (T). Hiệu điện thế ở hai đầu ống dây là:
- A. 6,3 (V).
-
B. 4,4 (V).
- C. 2,8 (V).
- D. 1,1 (V).