ÔN TẬP CHƯƠNG 3: LIÊN KẾT HÓA HỌC
Câu 1: Liên kết cộng hóa trị là liên kết hình thành giữa hai nguyên tử bằng
- A. một cặp electron chung
- B. các electron hóa trị riêng
- C. lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu
-
D. một hay nhiều cặp electron chung
Câu 2: Các phi kim với 5, 6 hoặc 7 electron ở lớp ngoài cùng có xu hướng
-
A. nhận 3, 2 hoặc 1 electron để đạt 8 electron ở lớp ngoài cùng.
- B. nhường 5, 6 hoặc 7 electron để đạt 8 electron ở lớp ngoài cùng.
- C. nhận 5, 6 hoặc 7 electron để đạt 8 electron ở lớp ngoài cùng.
- D. nhường 3, 2 hoặc 1 electron để đạt 8 electron ở lớp ngoài cùng.
Câu 3: Liên kết hydrogen và tương tác van der Waals làm
- A. giảm nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các chất.
- B. tăng nhiệt độ nóng chảy và giảm nhiệt độ sôi của các chất.
- C. giảm nhiệt độ nóng chảy và tăng nhiệt độ sôi của các chất.
-
D. tăng nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các chất.
Câu 4: Tổng số hạt trong nguyên tử M và nguyên tử bằng 86, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 26 hạt. Số khối của X lớn hơn của M là 12. Tổng số hạt trong nguyên tử X nhiều hơn trong nguyên tử M là 18 hạt
Cho các phát biểu sau:
(1) M là kim loại
(2) M với X tạo với nhau liên kết cộng hóa trị
(3) X thuộc nhóm VIIA
(4) X có độ âm điện lớn nhất trong các nguyên tố của bảng tuần hoàn
Số phát biểu đúng là
- A. 1
-
B. 2
- C. 3
- D. 4
Câu 5: Nguyên tử nguyên tố nào sau đây có xu hướng nhường đi 1 electron khi hình thành liên kết hóa học?
- A. Helium
- B. Fluorine
-
C. Sodium
- D. Aluminium
Câu 6: Nguyên tử nguyên tố nào sau đây có xu hướng nhận thêm 2 electron khi hình thành liên kết hóa học?
-
A. Oxide
- B. Neon
- C. Carbon
- D. Magnesium
Câu 7: Một hợp chất ion có công thức XY. Hai nguyên tố X,Y thuộc 2 chu kì kế cận nhau trong bảng tuần hoàn. X thuộc nhóm IA hoặc IIA, còn Y thuộc VIA hoặc VIIA. Biết tổng số electron trong XY bằng 20. XY là hợp chất nào sau đây
- A. KCl
-
B. NaF
- C. NaCl
- D. BaO
Câu 8: Phân tử nào sau đây có liên kết ion?
- A. HCl
- B. CO2
- C. Cl2.
-
D. CaCl2.
Câu 9: Cho ba chất C2H5OH, HCOOH, CH3COOH và các giá trị nhiệt độ sôi là 118,2oC; 78,3oC, 100,5oC. Hãy sắp xếp nhiệt độ sôi phù hợp vào đúng mỗi chất?
- A. C2H5OH: 78,3oC; HCOOH: 118,2oC; CH3COOH: 100,5oC
- B. C2H5OH: 118,2oC; HCOOH: 100,5oC; CH3COOH: 78,3oC
-
C. C2H5OH: 78,3oC; HCOOH: 100,5oC; CH3COOH: 118,2oC
- D. C2H5OH: 118,2oC; HCOOH: 78,3oC; CH3COOH: 100,5oC
Câu 10: Cho các tính chất dưới đây:
(i) Dẫn điện ở trạng thái rắn.
(ii) Dễ tan trong nước tạo thành dung dịch có khả năng dẫn điện.
(iii) Thường tồn tại ở thể rắn trong điều kiện thường.
(iiii) Dễ nóng chảy, dễ bay hơi.
Số tính chất điển hình đúng của hợp chất ion là
- A. 4
- B. 3
- C. 1
-
D. 2
Câu 11: Giải thích sự hình thành liên kết giữa nguyên tử K và Cl nào sau đây là đúng?
- A. Nguyên tử K nhường 1 electron tạo thành cation K +, nguyên tử Cl nhận 2 electron tạo thành anion Cl2-. Các ion trái dấu hút nhau bằng lực hút tĩnh điện tạo nên hợp chất ion.
-
B. Nguyên tử K nhường 1 electron tạo thành cation K +, nguyên tử Cl nhận 1 electron tạo thành anion Cl -. Các ion trái dấu hút nhau bằng lực hút tĩnh điện tạo nên hợp chất ion.
- C. Nguyên tử K nhường 2 electron tạo thành cation K2+, nguyên tử Cl nhận 1 electron tạo thành anion Cl -. Các ion trái dấu hút nhau bằng lực hút tĩnh điện tạo nên hợp chất ion.
- D. Nguyên tử K nhận 1 electron tạo thành cation K +, nguyên tử Cl nhường 1 electron tạo thành anion Cl -. Các ion trái dấu hút nhau bằng lực hút tĩnh điện tạo nên hợp chất ion.
Câu 12: Cho năng lượng liên kết của liên kết C-H là 418kJ/mol, của liên kết C=C là 612kJ/mol. Tổng năng lượng liên kết trong phân tử C2H4 là
-
A. 2284kJ/mol
- B. 2866kJ/mol
- C. 1030 kJ/mol
- D. 2900kJ/mol
Câu 13: Tương tác van der Waals tăng khi
- A. khối lượng phân tử giảm, kích thước phân tử tăng
-
B. khối lượng phân tử tăng, kích thước phân tử tăng
- C. khối lượng phân tử tăng, kích thước phân tử giảm
- D. khối lượng phân tử giảm, kích thước phân tử giảm
Câu 14: Giữa các phân tử C2H5OH
- A. tồn tại liên kết hydrogen giữa nguyên tử H (liên kết với O) và nguyên tử C
- B. không tồn tại liên kết hydrogen
- C. tồn tại liên kết hydrogen giữa nguyên tử H (liên kết với C) và nguyên tử O
-
D. tồn tại liên kết hydrogen giữa nguyên tử H (liên kết với O) và nguyên tử O
Câu 15: Có 2 oxit AO2 và BO2 mà tỉ lệ phân tử lượng AO2 và BO2 là 11:16. Tỉ lệ thành phần khối lượng của A và B trong oxit theo thứ tự là 6:11. Cho các phát biểu sau:
(1) Oxide AO2 và BO2 đều tan trong nước tạo dung dịch acid yếu
(2) A và B đều có 3 electron độc thân ở trạng thái cơ bản
(3) Trong AO2 có 2 liên kết pi và 2 liên kết sigma
(4) cả AO3 và BO3 đều có thể tồn tại
Số phát biểu đúng là
- A. 1
-
B. 2
- C. 3
- D. 4
Câu 16: Phát biểu nào sau đây là sai?
-
A. Trong các phản ứng hóa học, tất cả các electron của phân tử tham gia vào quá trình tạo thành liên kết
- B. Các electron hóa trị của nguyên tử được quy ước biểu diễn bằng các dấu chấm đặt xung quanh kí hiệu nguyên tố
- C. Khi tạo liên kết thì nguyên tử có xu hướng đạt tới cấu hình electron bền vững của khí hiếm
- D. Liên kết hóa học là sự kết hợp giữa các nguyên tử tạo thành phân tử hay tinh thể bền vững hơn
Câu 17: Hợp chất nào dưới đây tạo được liên kết hydrogen liên phân tử?
-
A. CH4
-
B. PH3
-
C. H2S
-
D. NH3
Câu 18: Yếu tố nào đặc trưng cho khả năng hút electron của nguyên tử khi hình thành liên kết hóa học?
-
A. Độ âm điện
- B. Năng lượng ion hóa
- C. Lực hút tĩnh điện.
- D. Bán kính nguyên tử
Câu 19: Cho các phân tử HF, HBr, HI, HCl. Sắp xếp theo chiều tăng dần độ bền liên kết là
- A. HF, HCl, HBr, HI
- B. HBr, HI, HF, HCl
-
C. HI, HBr, HCl, HF
- D. HF, HBr, HI, HCl
Câu 20: Hợp chất ion X được tạo bởi cation Na + và ion đa nguyên tử .Cho 15,9 gam X tác dụng với dung dịch HCl dư thu được V lít khí (ở đktc). Giá trị của V là
- A. 1,12.
-
B. 3,36.
- C. 5,60.
- D. 4,48.
Câu 21: Một phân tử nước có thể tạo liên kết hydrogen tối đa với bao nhiêu phân tử nước khác?
- A. 1
- B. 2
- C. 3
-
D. 4
Câu 22: Khẳng định sai là
-
A. Liên kết đơn còn gọi là liên kết π
- B. Liên kết đôi gồm một liên kết σ và một liên kết π, liên kết ba gồm một liên kết σ và hai liên kết π
- C. Liên kết được tạo nên từ xen phủ bên của hai AO gọi là liên kết pi π
- D. Liên kết được tạo nên từ xen phủ trục của hai AO gọi là liên kết σ
Câu 23: Hợp chất có chứa liên kết ion là
- A. HCl
- B. N2
- C. CO2
-
D. BaCl2
Câu 24: Nếu giữa hai nguyên tử chỉ có một cặp electron chung thì cặp electron này được biểu diễn
-
A. bằng một nối đơn (–) và gọi là liên kết đơn.
- B. bằng một mũi tên (→) và gọi là liên kết đơn.
- C. bằng một nối ba (≡≡) và gọi là liên kết ba.
- D. bằng một nối đôi (=) và gọi là liên kết đôi.
Câu 25: Cation R + có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 2p6. Phần trăm khối lượng của R trong oxide cao nhất là
- A. 25,81%.
- B. 32,18%.
- C. 67,82%.
-
D. 74,19%.