Câu 1: Vùng kinh tế giàu tài nguyên, công nghiệp phát triển nhưng nông nghiệp còn hạn chế của LB Nga là:
- A. vùng Trung ương.
- B. vùng Viễn Đông.
-
C. vùng Uran.
- D. vùng Trung tâm đất đen.
Câu 2: Sản phẩm nào không phải là sản phẩm thuộc ngành công nghiệp chế tạo của Nhật Bản?
- A. Xe gắn máy.
-
B. Rôbôt.
- C. Ô tô.
- D. Tàu biển.
Câu 3: Một trong những thế mạnh để phát triển công nghiệp của Trung Quốc là
- A. Khí hậu ổn định.
-
B. Nguồn lao động dồi dào, giá rẻ.
- C. Có nguồn vốn đầu tư lớn.
- D. Lao động có trình độ cao.
Câu 4: Vùng kinh tế lâu đời và phát triển nhất của Liên Bang Nga là:
-
A. vùng Trung ương.
- B. vùng Viễn Đông.
- C. vùng U-ran.
- D. vùng Trung tâm đất đen.
Câu 5: Vùng kinh tế quan trọng để nền kinh tế Liên bang Nga hội nhập vào khu vực châu Á – Thái Bình Dương là:
- A. vùng Trung tâm đất đen.
- B. vùng U-ran.
- C. vùng Trung ương.
-
D. vùng Viễn Đông.
Câu 6: Nguyên nhân quan trọng nhất làm cho diện tích trồng lúa gạo của Nhật Bản giảm?
-
A. Chuyển sang trồng các loại cây khác.
- B. Phát triển nông nghiệp quảng canh.
- C. Thiên tai khắc nghiệt: động đất, nủi lửa,…
- D. Biến đổi khí hậu, nhất là nước biển dâng.
Câu 7: Biên giới của Trung Quốc với các nước chủ yếu là:
- A. rừng, đồng cỏ.
- B. núi cao, sơn nguyên.
- C. sơn nguyên, rừng.
-
D. núi cao, hoang mạc.
Câu 8: Các hải cảng lớn của Nhật Bản là:
- A. Cô-bê, I-ô-cô-ha-ma, Tô-ki-ô, Xen-đai.
- B. Cô-bê, I-ô-cô-ha-ma, Tô-ki-ô, Mu-rô-ran.
-
C. Cô-bê, I-ô-cô-ha-ma, Tô-ki-ô, Ô-xa-ca.
- D. Cô-bê, I-ô-cô-ha-ma, Tô-ki-ô, Ha-chi-nô-hê.
Câu 9: Sự đa dạng của tự nhiên Trung Quốc được thể hiện qua:
- A. sự đa dạng của địa hình và khí hậu.
- B. sự khác biệt giữa miền Bắc và miền Nam.
- C. sự đa dạng của sinh vật và khoáng sản.
-
D. sự khác biệt giữa miền Đông và miền Tây.
Câu 10: Nông sản nào sau đây của Trung Quốc có sản lượng đứng hàng đầu trên thế giới?
-
A. Bông và thịt lợn.
- B. Thịt cừu và mía.
- C. Lạc và mía.
- D. Bông và thịt bò.
Câu 11: Ngành công nghiệp chiếm 40% giá trị hàng công nghiệp xuất khẩu của Nhật Bản là:
-
A. công nghiệp chế tạo.
- B. sản xuất điện tử.
- C. dệt may- da giày.
- D. chế biến thực phẩm.
Câu 12: Những thay đổi quan trọng trong nền kinh tế Trung Quốc là kết quả của
-
A. Công cuộc hiện đại hóa.
- B. Cách mạng văn hóa và các kế hoạch 5 năm.
- C. Công cuộc đại nhảy vọt.
- D. Các biện pháp cải cách trong nông nghiệp.
Câu 13: Nhật Bản đứng thứ bao nhiêu thế giới về vi mạch và chất bán dẫn?
- A. Thứ tư
- B. Thứ hai.
-
C. Thứ nhất.
- D. Thứ ba.
Câu 14: Nhận xét không chính xác về ngành giao thông vận tải của LB Nga?
- A. Có thủ đô Mátcơva nổi tiếng thế giới về hệ thống đường xe điện ngầm.
-
B. Đường ô tô đóng vai trò quan trọng trong phát triển vùng đông Xi bia.
- C. Gần đây nhiều hệ thống đường giao thông được nâng cấp, mở rộng.
- D. Có hệ thống giao thông vận tải tương đối phát triển với đủ các loại hình.
Câu 15: Quan hệ hợp tác Việt – Trung hợp tác trên phương châm nào?
- A. Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt.
- B. Láng giềng đoàn kết, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai.
-
C. Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai.
- D. Sơn thủy, tương liên, lí tưởng tương thông, văn hóa tương đồng, vận mệnh tương quan.
Câu 16: Ngành dệt ở Nhật Bản được khởi nguồn từ thế kỉ bao nhiêu?
- A. Thế kỉ XVII.
- B. Thế kỉ XX.
- C. Thế kỉ XVIII.
-
D. Thế kỉ XIX.
Câu 17: Các dân tộc thiểu số ở Trung Quốc sống tập trung chủ yếu ở:
-
A. Vùng núi và biên giới.
- B. Biên giới và hải đảo.
- C. Hải đảo và vùng núi.
- D. Sơn nguyên Tây Tạng.
Câu 18: Hướng nghiêng chính của địa hình Trung Quốc?
-
A. Tây- Đông.
- B. Nam- Bắc.
- C. Đông- Tây.
- D. Bắc- Nam.
Câu 19: Quốc gia Đông Nam Á nào dưới đây không có đường biên giới với Trung Quốc?
- A. Việt Nam.
- B. Lào.
- C. Mi-an-ma.
-
D. Thái Lan
Câu 20: Nhật Bản tập trung vào các ngành công nghiệp đòi hỏi kĩ thuật cao là do
-
A. Hạn chế sử dụng nhiều nguyên liệu, lợi nhuận cao.
- B. Có nguồn lao động dồi dào.
- C. Không có khả năng nhập khẩu các sản phẩm chất lượng cao.
- D. Có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú.