1. BIỂU THỨC SỐ
HĐKP1:
Biểu thức tính chu vi: 4 . 3
Biểu thức tính diện tính: 3$^{2}$
Ví dụ 1: (SGK-tr25)
Thực hành 1:
Biểu thức biểu thị diện tích hình thoi là: $\frac{1}{2}$.6.8
2. BIỂU THỨC ĐẠI SỐ
HĐKP2:
Biểu thức biểu thị diện tích hình chữ nhật: 3 . x
=> Kết luận:
Biểu thức gồm các số và chữ (đại diện cho số) được nối với nhau bởi các kí hiệu phép toán cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa được gọi là biểu thức đại số.
Các chữ trong biểu thức đại số được gọi là biến số (hay gọi tắt là biến)
Lưu ý: Trong biểu thức đại số:
- Người ta cũng dùng các dấu ngoặc để chỉ thứ tự thực hiện các phép tính.
- Vì biến đại diện cho số nên khi thực hiện các phép tính trên các biến, ta có thể áp dụng những tính chất, quy tắc phép tính như trên các số.
+ Tính chất giao hoán:
-
x + y = y + x
-
x.y = y.x
+ Tính chất kết hợp:
-
x + (y + z)
-
x.(y.z) = (x.y).z
+ Tính chất phân phối:
-
x.(y+z) = xy + xz
-
-x.(y-z) = -xy + xz;
................................................
Ví dụ 3, Ví dụ 4, Ví dụ 5 (SGK – tr26).
Thực hành 2:
a. Biểu thức biểu thị thể tích lập phương: a$^{3}$
b. Biểu thức biểu thị diện tích hình thang: S$_{ABCD}$=$\frac{a+b}{2}$.h
Vận dụng 1:
Kích thước của tấm ảnh lần lượt là: 3a - 2 và 4a -2.
Diện tích của tấm ảnh: (3a - 2)(4a - 2 )
3.GIÁ TRỊ CỦA BIỂU THỨC ĐẠI SỐ
HĐKP3:
a. Diện tích còn lại của khu vườn:
5(6-y) + 6(5-x)
b. Diện tích phần còn lại của khu vườn với x = 1m và y = 0,8m là:
5(6-0,8)+ 6(5-1) = 50 m$^{2}$
Kết luận:
- Để tính giá trị của một biểu thức đại số tại những giá trị cho trước của các biến, ta thay các giá trị cho trước đó vào biểu thức rồi thực hiện các phép tính.
Thực hành 3:
Thay x = 2 vào biểu thức 3x$^{2}$ - 4x + 2 ta được:
3.2$^{2}$ – 4.2+2 = 6
Vận dụng 2.
Với C = 600 nghìn đồng và r = 10% thì giá bán đôi giày là: 600 + 600.10% = 660 nghìn đồng.