Ngày soạn:
Ngày dạy:
Dạy lớp:…………………………………
…………………………………
Tuần 23 – Tiết 69: TRẢ BÀI VIẾT SỐ 5
I. Mục tiêu bài học
- Củng cố thêm những kiến thức và kĩ năng về văn thuyết minh (đặc biệt là về tính chuẩn xác, hấp dẫn của kiểu văn bản này), cũng như về các kĩ năng cơ bản khác như lập dàn ý hay diễn đạt.
- Vận dụng những hiểu biết đó để làm một bài văn thuyết minh vừa rõ ràng, chuẩn xác lại vừa sinh động, hấp dẫn về một sự vật, sự việc, hiện tượng, con người gần gũi, quen thuộc trong đời sống.
- Thấy rõ hơn nữa trình độ làm văn của bản thân, từ đó rút ra những kinh nghiệm cần thiết để làm bài văn thuyết minh đạt kết quả tốt hơn.
II. Trọng tâm
1. Kiến thức: Văn thuyết minh
2. Kĩ năng: Cách làm bài văn thuyết minh
3. Về thái độ: biết yêu mến, trân trọng, giữ gìn và phát huy khả năng sử dụng tiếng Việt.
4. Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển:
- Năng lực thu thập thông tin
- Năng lực đọc – hiểu các văn bản
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn học
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu, những đặc điểm cơ bản, giá trị của những tác phẩm văn học
- Năng lực tạo lập văn bản nghị luận.
III. Chuẩn bị
1. Giáo viên: SGK, SGV, Tài liệu tham khảo.
2. Học sinh: Chuẩn bị các câu hỏi, bài tập, sản phẩm...
IV. Tổ chức dạy và học.
Bước 1: Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số, trật tự, nội vụ của lớp
Bước 2: Tổ chức trả bài
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Ghi chú
1. Hoạt động 1: Xác định yêu cầu.
Giáo viên gọi học sinh nhắc lại đề bài, ghi đề bài lên bảng.
? Vấn đề thuyết minh? Cần vận dụng kiến thức gì khi làm bài?
Hoạt động 2: Nhận xét (15’)
Gv cần khơi gợi để HS tự đưa ra câu trả lời về ưu – nhược điểm trong các bài làm của mình.
Nhận xét, đánh giá tỉ mỉ những ưu, nhược điểm trong bài văn của HS về các mặt:
HS nêu lại đề bài
Đọc lại đề bài, suy nghĩ, trả lời.
Cá nhân suy nghĩ bổ sung thông tin.
Tự nhận xét ưu, nhược điểm trong bài viết của mình.
Lắng nghe phần nhận xét của GV. I. Yêu cầu chung
* Đề bài: Thuyết minh về ngày Tết cổ truyền ở quê hương em.
- Nội dung thuyết minh : ngày Tết cổ truyền ở quê hương.
- Kĩ năng:
+ Vận dụng linh hoạt các hình thức kết cấu trong văn bản thuyết minh
+ Chú ý tính chuẩn xác, hấp dẫn.
II. Nhận xét
1. Ưu điểm:
- Nắm vấn đề khá chắc
- Bài viết có cảm xúc
- Nội dung thuyết minh chuẩn xác
- Có liên hệ thực tế
2. Hạn chế:
- Đa số bài viết chưa có tính hấp dẫn cao
- Chưa nêu sâu sắc ý nghĩa ngày Tết
- Bài viết chưa sạch
- Có liên hệ thực tế.
* Kết quả bài viết số 5:
Loại
Lớp Giỏi Khá TB Yếu Kém
SL % SL % SL % SL % SL %
10 B1
10 B2
10 B3
10 B4
10 D1
Bước 3: Dặn dò: Ôn tập cho bài viết số 6.
- Soạn bài: Lập dàn ý bài văn thuyết minh.