Giáo án ngữ văn 10 bài: Hiền tài là nguyên khí quốc gia

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Hiền tài là nguyên khí quốc gia. Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 10 tập 2. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về.

Ngày soạn:
Ngày dạy:
Dạy lớp:…………………………………
…………………………………
Tuần 19 – Tiết 55: HIỀN TÀI LÀ NGUYÊN KHÍ CỦA QUỐC GIA
Trần Nhân Trung
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
a/ Nhận biết: HS nhận biết, nhớ được tên tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.
b/ Thông hiểu: HS hiểu và lí giải được hoàn cảnh sáng tác có tác động và chi phối như thế nào tới nội dung tư tưởng của tác phẩm.
c/ Vận dụng thấp: Khái quát được đặc điểm phong cách tác giả từ tác phẩm.
d/ Vận dụng cao: Vận dụng hiểu biết về tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm để phân tích giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm kí.
2. Kĩ năng:
a/ Biết làm: bài đọc hiểu về kí trung đại
b/ Thông thạo: sử dụng tiếng Việt khi trình bày một bài nghị luận về kí trung đại
3.Thái độ:
a/ Hình thành thói quen: đọc hiểu văn bản
b/ Hình thành tính cách: tự tin khi trình bày kiến thức về kí trung đại
c/ Hình thành nhân cách: có đạo đức trong sáng.
II. Trọng tâm
1. Về kiến thức:
- Khẳng định tầm quan trọng của hiền tài đối với quốc gia: cso quan hệ sống còn đối với sự thịnh suy của đất nước.
- Khắc bia tiến sĩ là việc làm khích lệ nhân tài không những có nghĩa lớn với đương thời mà còn có ý nghĩa lâu dài với hậu thế.
- Về nghệ thuật: Kết cấu chặt chẽ, lập luận khúc chiết, giàu sức thuyết phục.
2. Về kĩ năng: Đọc hiểu văn bản kí trung đại
3. Về thái độ, phẩm chất:
a. Thái độ: Thấy được chính sách trọng nhân tài của triều đại Lê Thánh Tông. Từ đó có thể rút ra những bài học lịch sử quý giá.
b. Phẩm chất:
+ Sống yêu thương:
+ Sống tự chủ.
+ Sống trách nhiệm.
4. Về phát triển năng lực
a. Phát triển năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thẩm mĩ, năng lực hợp tác, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông.
b. Năng lực riêng: Năng lực đọc hiểu văn bản, năng lực cảm thụ thơ văn, năng lực tự nhận thức, năng lực giải quyết một số vấn đề đặt ra từ văn bản.
III. Chuẩn bị
GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng
HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo
IV. Tổ chức dạy và học
Bước 1: Ổn định tổ chức lớp
Bước 2: Kiểm tra bài cũ:
Bước 3: Tổ chức dạy và học bài mới:

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Hoạt động của GV - HS Nội dung bài học
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập
Những hình trên có nội dung gì?
Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập.
Bước 3: học sinh báo cáo kết quả và thảo luận
- HS đàm thoại, phát biểu
- Bước 4: GV nhận xét và chuyển vào bài: Trong Văn Miếu- Quốc Tử Giám Hà Nội, từ thế kỉ X (triều Lí) đã có dựng những hàng bia đá ghi họ tên, năm thi đỗ của các tiến sĩ Đại Việt. Đó là một việc làm độc đáo, đầy ý nghĩa của các vương triều phong kiến VN. Bài đọc thêm này trích từ một trong những văn bia đó. Khởi động: GV trình chiếu những hình ảnh về việc khuyến học, khuyến tài, trọng dụng hiền tài của nhà nước ta, đặc biệt ở địa phương mình. Từ đó GV dẫn dắt vào bài mới.

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động của GV - HS Nội dung bài học
Thao tác 1: Tìm hiểu chung:
Mục tiêu: Giúp học sinh khái quát tác giả, thể loại, bố cục.
Phương tiện thực hiện: máy chiếu.
Phương pháp, kĩ thuật dạy học: kĩ thuật phản hồi…
Hình thức tổ chức: Học sinh làm việc độc lập
Các bước thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV chuyển giao nhiệm vụ: Em hãy nêu những nét khái quát về tác giả Thân Nhân Trung và xuất xứ của văn bản học?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
* Hoạt động cá nhân: Mỗi cá nhân đọc phần tiểu dẫn và khái quát ý.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS trả lời câu hỏi.
- Gv quan sát, hỗ trợ, tư vấn
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV: nhận xét đánh giá kết quả của các cá nhân, chuẩn hóa kiến thức.
Thao tác 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản
Mục tiêu: Cảm nhận được vai trò của hiền tài, ý nghĩa của việc khắc bia tiến sĩ…
- Phương tiện: bảng phụ, máy chiếu
- Kĩ thuật dạy học: Công não, phòng tranh, thông tin - phản hồi
- Hình thức tổ chức: hoạt động nhóm.
- Các bước thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV chuyển giao nhiệm vụ:* Hoạt động nhóm:
GV chia lớp thành 4 nhóm:
Nhóm 1: Hiền tài có vai trò quan trọng đối với đất nước như thế nào?
Nhóm 2: Ý nghĩa, tác dụng của việc khắc bia ghi tên tiến sĩ đối với đương thời và các thế hệ sau?
Nhóm 3: Theo em, bài học lịch sử rút ra từ việc khắc bia ghi tên tiến sĩ là gì?
Nhóm 4: Lập một sơ đồ về kết cấu của bài văn bia nói trên.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
* Hoạt động cá nhân: HS đọc lại văn bản, suy nghĩ.
* Hoạt động nhóm:
- HS thảo luận cặp đôi, ghi câu trả lời vào giấy nháp.
- HS trong từng nhóm thống nhất ‎ý kiến và ghi câu trả lời vào bảng phụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Hs báo cáo kết quả trên bảng phụ, treo kết quả các nhóm khác quan sát, nhận xét, phản biện
Gv quan sát, hỗ trợ, tư vấn
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV: - Nhận xét đánh giá kết quả của các nhóm
- Chốt kiến thức: I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả Thân Nhân Trung: (1418-1499), tự Hậu Phủ, quê Bắc Giang…
2. Văn bản:
- Thể loại: Văn bia: Là bài văn khắc trên bia đá, gồm 3 loại: văn bia ghi công đức; bia ghi việc xây dựng các công trình kiến trúc; bia lăng mộ.
- Mục đích: Ghi chép những sự việc trọng đại hoặc tên tuổi, cuộc đời của những con người có công đức lớn để lưu truyền cho đời sau.
- Bố cụ: 3 phần…
II. Tìm hiểu văn bản:
1. Tầm quan trọng của hiền tài đối với quốc gia:
- Hiền tài là nguyên khí của quốc gia: người tài cao, học rộng, là khí chất ban đầu làm nên sự sống còn và phát triển của đất nước, xã hội. Hiền tài có quan hệ lớn đến sự thịnh suy của đất nước.
- Nhà nước đã từng đãi trọng hiền tài, làm đến mức cao nhất để khích lện nhân tài, đề cao danh tiếng, phong chức tước, cấp bậc, ghi tên ở bảng vàng, ban yến tiệc…
- Những việc đã làm chưa xứng với vai trò, vị trí của hiền tài, vì vậy cần phải khắc bia tiến sĩ để lưu danh sử sách.
2. Ý nghĩa, tác dụng của việc khắc bia ghi tên tiến sĩ
- Khuyến khích nhân tài “khiến cho kẻ sĩ trông vào mà phấn chấn hâm mộ, rèn luyện danh tiết, gắng sức giúp vua”.
- Noi gương hiền tài, ngăn ngừa điều ác, “kẻ ác lấy đó làm răn, người thiện theo đó mà gắng”.
- Làm cho đất nước hưng thịnh, bền vững lâu dài “dẫn việc dĩ vãng, chỉ lối tương lai, vừa để rèn giũa danh tiếng cho sĩ phu, vừa để củng cố mệch mạch cho nhà nước”.
3. Bài học lịch sử rút ra từ việc khắc bia ghi tên tiến sĩ.
- Thời nào hiền tài cũng “là nguyên khí của quốc gia”, phải biết quý trọng nhân tài.
- Hiền tài có mối quan hệ sống còn đối với sự thịnh suy của đất nước.
- Thấm nhuần quan điểm của nhà nước ta: Giáo dục là quốc sách, trọng dụng nhân tài. Thấm nhuần quan điểm của Hồ Chí Minh: một dân tộc dốt là một dân tộc yếu.
Sơ đồ kết cấu:
Vai trò quan trọng của hiền tài
Khuyến khích hiền tài
Việc đã làm Việc tiếp tục làm
Ý nghĩa tác dụng của việc khắc bia

HOẠT ĐỘNG - LUYỆN TẬP
Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học
Kĩ thuật Đặt câu hỏi,
Hình thức: HS làm việc cá nhân để trả lời câu hỏi:
Mục tiêu: HS luyện tập để nắm được những nét cơ bản nhất về bài học
Phương pháp: Phát vấn, làm việc nhóm.
B1: GV chia lớp thành 4 nhóm, cùng làm bài tập trắc nghiệm, nhóm nào có tín hiệu trước sẽ trả lời.
B2: Các nhóm thảo luận thống nhất đáp án.
B3: Nhóm có đáp án nhanh nhất cử đại diện trình bày,nhóm khác nhận xét bổ sung.
B4: GV nhận xét chốt đúng/ sai, cho điểm..
1. Thân Nhân Trung đỗ tiến sĩ năm nào?
a. 1442. b.1469. c.1478. d.1480.
2. Dòng nào dưới đây nêu thông tin không đúng về tiểu sử, thân thế của Thân Nhân Trung?
a. Tự là Hậu Phủ, sinh năm 1418, mất năm 1499.
b. Người làng Yên Ninh, huyện Yên Dũng (Bắc Giang)
c. Đỗ tiến sĩ năm 1469.
d. Được vua Lê Thái Tông phong chức danh Tao đàn phó nguyên súy.
3. Thể loại mà Thân Nhân Trung sáng tác nhiều và đặc sắc nhất là:
a. Văn bia b. Thơ c. Phú d. Sử kí
4. Thông tin nào sau đây về đoạn trích Hiền tài là nguyên khí của quốc gia là không chính xác?
a. Trích từ Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba (1442).
b. Do tiến sĩ Thân Nhân Trung viết năm 1484 thời Đại Bảo.
c. Trước phần trích còn có một đoạn nói rằng trước đây dù triều đình rất quý trọng hiền tài, nhưng chưa có điều kiện dựng bia tiến sĩ.
d. Cuối bài là danh sách 33 vị đỗ tiến sĩ khoa Nhâm Tuất.
5. Hai chữ Hiền tài được dành riêng để chỉ?
a. Người hiền lành và có tài.
b. Người tài cao, học rộng và có đạo đức.
c. Người tài có đạo đức.
d. Người vừa có tài vừa có đức.
6. Dòng nào dưới đây giải thích chính xác nhất hai chữ nguyên khí?
a. Khí chất ban đầu làm nên sự sống còn và phát triển của sự vật.
b. Chất làm nên sự sống còn và phát triển của đất nước,xã hội.
c. Khí chất ban đầu là gốc rễ nuơi dưỡng sự sống còn của sự vật.
d. Chất ban đầu là cơ sở cho sự sống còn và phát triển của xã hội, đất nước.

Luyện tập: HS trả lời câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1: b
Câu 2: d
Câu 3: a
Câu 4: b
Câu 5: b
Câu 6: b

HOẠT ĐỘNG – VẬN DỤNG
Hoạt động của GV - HS Nội dung bài học
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ học tập.
- Em hãy nêu suy nghĩ của mình về tầm quan trọng hiền tài với đất nước? Chính sách thu hút nhân tài ở nước ta?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
* Hoạt động nhóm:
- HS thảo luận cặp đôi, ghi câu trả lời vào giấy nháp.
- HS trong từng nhóm thống nhất ‎ý kiến và ghi câu trả lời vào bảng phụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Hs báo cáo kết quả trên bảng phụ, treo kết quả các nhóm khác quan sát, nhận xét, phản biện
Gv quan sát, hỗ trợ, tư vấn
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Vai trò của người hiền tài rất quan trọng.
- Có chính sách để khuyến khích nhân tài....
HOẠT ĐỘNG – TÌM TÒI MỞ RỘNG
Hoạt động của GV - HS Nội dung bài học
Hình thức: HS làm việc cá nhân ở nhà để trả lời câu hỏi: Viết bài văn nghị luận về vai trò của hiền tài
Mục tiêu: Nắm chắc những kiến thức của bài học. Biết vận dụng bài học vào cuộc sống.
Phương pháp: Phát vấn, kĩ thuật trình bày1 phút
GV Yêu cầu HS tìm hiểu và làm bài tập thu hoạch ở nhà. Nộp sản phẩm vào buổi học sau. Học sinh học bài ở nhà.

Bước 4: Giao bài và hướng dẫn bài, chuẩn bị bài ở nhà
- Hoàn thành yêu cầu trên lớp
- Soạn bài: Tựa “Trích diễm thi tập”, Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn, Thái sư Trần Thủ Độ

Xem thêm các bài Giáo án ngữ văn 10, hay khác:

Bộ Giáo án ngữ văn 10 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 10.

Xem Thêm

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập