Giáo án ngữ văn 10 bài: Đại cáo bình ngô (Phần tác phẩm)

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Đại cáo bình ngô (Phần tác phẩm). Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 10 tập 2. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về.

Ngày soạn:
Ngày dạy:
Dạy lớp:…………………………………
…………………………………
Tuần 18 – Tiết 52, 53: ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ (Phần tác phẩm)
- Nguyễn Trãi -
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
a/ Nhận biết: HS nhận biết, nhớ được tên tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.
b/ Thông hiểu: HS hiểu và lí giải được hoàn cảnh sáng tác có tác động và chi phối như thế nào tới nội dung tư tưởng của tác phẩm.
c/ Vận dụng thấp: Khái quát được đặc điểm phong cách tác giả từ tác phẩm.
d/ Vận dụng cao: Vận dụng hiểu biết về tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm để phân tích giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm thơ.
2. Kĩ năng:
a/ Biết làm: bài đọc hiểu về thơ trung đại
b/ Thông thạo: sử dụng tiếng Việt khi trình bày một bài nghị luận về thơ trung đại
3. Thái độ:
a/ Hình thành thói quen: đọc hiểu văn bản
b/ Hình thành tính cách: tự tin khi trình bày kiến thức về thơ trung đại
c/ Hình thành nhân cách: có đạo đức trong sáng.
II. Trọng tâm
1. Kiến thức:
- Nắm được những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Nguyễn Trãi
- Thấy được vị trí của Nguyễn Trãi trong văn học dân tộc
- Hiểu rõ giá trị nội dung và nghệ thuật của “Đại cáo bình Ngô”.
+ Là bản tuyên ngôn về chủ quyền độc lập dân tộc, bản cáo trạng tội ác kẻ thù, bản hùng ca về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, là áng văn yêu nước lớn, áng văn chói ngời tư tưởng nhân văn.
+ Đại cáo bình ngô là áng văn chính luận xuất sắc trong văn học trung đại Việt Nam; kết cấu chặt chẽ, lập luận sắc bén, lời văn cân xứng; vừa hào hùng, vừa tha thiết, hình tượng nghệ thuật sinh động, phong phú.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu về tác giả văn học
- Rèn kĩ năng đọc - hiểu tác phẩm chính luận viết bằng thể văn biền ngẫu.
3. Về thái độ, phẩm chất
a. Thái độ: Bồi dưỡng tình cảm yêu quí, trân trọng đối với nhà văn ,nhà thơ Nguyễn Trãi
b. Phẩm chất :
+ Sống yêu thương.
+ Sống tự chủ.
+ Sống trách nhiệm.
4. Về phát triển năng lực
a. Phát triển năng lực chung
- Năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thẩm mĩ, năng lực hợp tác, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông.
b. Năng lực riêng
- Năng lực đọc hiểu văn bản, năng lực cảm thụ thơ văn, năng lực tự nhận thức, năng lực giải quyết một số vấn đề đặt ra từ văn bản.
III. Chuẩn bị
GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng
HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo
IV. Tổ chức dạy và học
Bước 1: Ổn định tổ chức lớp
Bước 2: Kiểm tra bài cũ:
Bước 3: Tổ chức dạy và học bài mới:

HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học
Khởi động: GV trình chiếu trích đoạn phim tài liệu về chiến thắng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn để từ đó dẫn dắt, tạo tâm thế cho HS vào bài mới.
- GV dẫn dắt: Trong lịch sử VHVN, ba áng thơ văn kiệt xuất được coi là các bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc là: Nam quốc sơn hà (Lí Thường Kiệt), Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi) và Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh). Bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bản tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của dân tộc ta. Trong lịch sử VHVN, ba áng thơ văn kiệt xuất được coi là các bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc là: Nam quốc sơn hà (Lí Thường Kiệt), Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi) và Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh). Bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bản tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của dân tộc ta.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học
Thao tác 1: Tìm hiểu chung.
Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được hoàn cảnh sáng tác, thể loai, bố cục của tác phẩm
Phương tiện thực hiện:máy chiếu.
Phương pháp, kĩ thuật dạy học: kĩ thuật khăn trải bàn, phương pháp thảo luận nhóm.
Hình thức tổ chức: Học sinh làm việc độc lập
Các bước thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV chuyển giao nhiệm vụ: Em hãy nêu hoàn cảnh sáng tác, xác định thể loại và bố cục của bài Bình ngô đại cáo?Giải thích nhan đề bài cáo?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
* Hoạt động cá nhân: HS đọc phần tiểu dẫn suy nghĩ, trả lời
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS trả lời câu hỏi.
- Gv quan sát, hỗ trợ, tư vấn
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV: nhận xét đánh giá câu trả lời của các cá nhân, chuẩn hóa kiến thức.

Thao tác 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản
Mục tiêu: Hiểu được luận đề chính nghĩa, tội ác của giặc Minh.
- Phương tiện: bảng phụ, máy chiếu
- Kĩ thuật dạy học: Công não, phòng tranh, thông tin - phản hồi
- Hình thức tổ chức: hoạt động nhóm.
- Các bước thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
* Hoạt động nhóm:
GV chia lớp thành 4 nhóm:
Nhóm 1, Nhóm 2: Em hiểu nhân nghĩa là như thế nào?
Chủ quyền của nước Đại Việt được khẳng định như thế nào? (So sánh với “Nam quốc sơn hà” )
Nhóm 3; Nhóm 4: Tội ác của giặc Minh được thể hiện như thế nào?
Tội ác của chúng được khái quát ở hình ảnh nào?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
* Hoạt động cá nhân: HS đọc lại văn bản, suy nghĩ.
* Hoạt động nhóm:
- HS thảo luận cặp đôi, ghi câu trả lời vào giấy nháp.
- HS trong từng nhóm thống nhất ‎ý kiến và ghi câu trả lời vào bảng phụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Hs báo cáo kết quả trên bảng phụ, treo kết quả các nhóm khác quan sát, nhận xét, phản biện
GV quan sát, hỗ trợ, tư vấn
- Những âm mưu và tội ác của kẻ thù:
+ Âm mưu xâm lược quỷ quyệt của giặc Minh:
“Vừa rồi:
Nhân họ Hồ chính sự phiền hà,
Để trong nước lòng dân oán hận.
Quân cuồng Minh thừa cơ gây họa”.
Chữ “nhân”, “thừa cơ” vạch rõ luận điệu giả nhân giả nghĩa, “mượn gió bẻ măng” của kẻ thù.
Nguyễn Trãi đứng trên lập trường dân tộc.
+ Tố cáo chủ trương, chính sách cai trị vô nhân đạo, vô cùng hà khắc của kẻ thù:
Tàn sát người vô tội - “Nướng dân đen... tai vạ”.
Bóc lột tàn tệ, dã man: “Nặng thuế...núi”.
Huỷ diệt môi trường sống: “Người bị ép...cây cỏ”.
Nguyễn Trãi đứng trên lập trường nhân bản.
- Hình ảnh nhân dân: tội nghiệp, đáng thương, khốn khổ, điêu linh, bị dồn đuổi đến con đường cùng. Cái chết đợi họ trên rừng, dưới biển: “Nặng nề... canh cửi”,...
- Hình ảnh kẻ thù: tàn bạo, vô nhân tính như những tên ác quỷ: “Thằng há miệng... chưa chán”.
- Nghệ thuật viết cáo trạng:
+ Dùng hình tượng để diễn tả tội ác của kẻ thù:
“Nướng dân đen ...tai vạ”.
+ Đối lập:
Hình ảnh người dân vô tội Kẻ thù
bị bóc lột, tàn sát dã man.tàn bạo, vô nhân tính.
+ Phóng đại:“Độc ác thay, trúc Nam Sơn ko ghi hết tội/ Dơ bẩn thay, nước Đông Hải ko rửa sạch mùi”
Trúc Nam Sơn - tội ác của kẻ thù.
Nước Đông Hải - sự nhơ bẩn của kẻ thù.
+ Câu hỏi tu từ: “Lẽ nào...chịu được?” tội ác trời không dung, đất không tha của quân thù.
+ Giọng điệu: uất hận trào sôi, cảm thương tha thiết, nghẹn ngào đến tấm tức.
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV:
- Nhận xét đánh giá kết quả của các nhóm
- Chốt kiến thức I- Tìm hiểu chung
1. Hoàn cảnh sáng tác:
- Tháng 1/1428, dân tộc ta kết thúc công cuộc kháng chiến chống của giặc minh xâm lược thắng lợi. Nguyễn Trãi thay nhà vua (Lê Lợi) viết bài Cáo.
2. Thể cáo
- SGK.
3. Đại cáo bình Ngô.
- Đặc trưng của thể cáo: kết cấu gồm 4 phần lớn:
+ Nêu luận đề chính nghĩa.
+ Vạch rõ tội ác của kẻ thù.
+ Kể lại quá trình chinh phạt gian khổ và tất thắng của cuộc khởi nghĩa.
+ Tuyên bố chiếm quả, khẳng định sự nghiệp chính nghĩa.

II- Đọc - hiểu
1. Nêu luận đề chính nghĩa
* Nguyên lí chính nghĩa: có tính chất chung của dân tộc, của thời đại, chân lí về tồn tại độc lập.
- Nhân nghĩa là mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người dựa trên cơ sở tình thương và đạo lí. => Nhân nghĩa là yên dân, trừ bạo ngược, tham tàn, bảo vệ cuộc sống yên ổn cho nhân dân.
- Nguyễn Trãi đã xác định được mục đích nội dung của việc nhân nghĩa chủ yếu là yên dân trước hết lo trừ bạo.
- Nhân nghĩa là chống xâm lược, bóc trần luận điệu xảo trá của địch, phân định rạch ròi ta là chính nghĩa giặc là phi nghĩa.
* Chân lí tồn tại độc lập và chủ quyền của dân tộc.
- Tính chất hiển nhiên vốn có, lâu đời của nước Đại Việt: từ trước, vốn có, đã chia, cũng khác.
- Yếu tố xác định độc lập của dân tộc:
+ Cương vực lãnh thổ.
+ Phong tục tập quán.
+ Nền văn hiến lâu đời.
+ Lịch sử riêng, chế độ (triều đại) riêng.
=> Phát biểu hoàn chỉnh về quốc gia dân tộc.
- Yếu tố văn hiến là yếu tố bản chất nhất là hạt nhân để xác định chủ quyến của dân tộc.
- So sánh Đại Việt với Trung Quốc ngang hàng - “mỗi bên xưng đế một phương”.
=> Nguyên lí chính nghĩa, chân lí tồn tại độc lập và chủ quyền của dân tộc ta là không gì có thể thay đổi được. Truyền thống dân tộc, chân lí tồn tại sẽ là tiền đề tất yếu để chúng ta chiến thắng mọi cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa.
2. Tố cáo tội ác quân giặc
- Nguyễn Trãi viết bản cáo trạng đanh thép tội ác giặc Minh.
+ Vạch trần âm mưu xâm lược,
+ Lên án chủ trương cai trị thâm độc của giặc Minh,
+ Tố cáo mạnh mẽ hành động tôi ác của kẻ thù,
- Nhà hồ cướp ngôi của nhà Trần chỉ là nguyên nhân để nhà minh gây hoạ.
- Tố cáo tội ác của quân giặc Nguyễn Trãi đứng trên lập trường nhân bản.
+ Huỷ hoại con người bằng hành động tuyệt chủng,
+ Huỷ hoại môi trường sống,
+ Bóc lột và vơ vét,
- "Nướng dân đen","vùi con đỏ" diễn tả tội ác dã man thời trung cổ, vừa mang tính khái quát vừa khắc sâu vào tấm bia căm thù để muôn đời nguyền rủa
- Hình ảnh của tên xâm lược: há miệng nhe răng, âm mưu đủ muôn nghìn kế, tội ác thì "nát cả đất trời". Chúng là những con quỷ đội lốt người.
=> Tố cáo tội ác của quân giặc diễn tả khối căm hờn chất chứa của nhân dân ta.
- Kết thúc bản cáo trạng bằng lời văn đầy hình tượng
+ Lấy cái vô hạn để nói cái vô hạn - trúc Nam Sơn - tội ác giặc Minh.
+ Lấy cái vô cùng để nói cái vô cùng - nước Đông Hải - thảm hoạ mà giặc Minh gieo rắc ở nước ta.
*Tóm lại: đứng trên lập trường nhân bản, đứng về quyền sống của người dân vô tội để tố cáo lên án giặc Minh. Đoạn này của Đại cáo bình Ngô xứng là một bản tuyên ngôn nhân quyền. Và Nguyễn Trãi kết luận:
“Lẽ nào trời đất dung tha.
Ai bảo thân dân chịu được”

Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học
Thao tác 3: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu quá trình chiến đấu và chiến thắng của quân dân Đại Việt:
- Mục tiêu: Học sinh nắm được Quá trình chiến đấu và chiến thắng của quân dân Đại Việt.
- Phương tiện: máy chiếu
- Kĩ thuật dạy học: Công não, phòng tranh, thông tin - phản hồi.
- Hình thức tổ chức: hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
- Các bước thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV: Chiếu 1 vài hình ảnh liên quan đến quá trình chiến đấu và chiến thắng của quân dân Đại Việt
GV chuyển giao nhiệm vụ: Dựa vào phần SGK và 1 số thông tin trên hình ảnh, các em hãy thảo luận trả lời các câu hỏi sau:
- Nhóm 1: Hình tượng của Lê Lợi hiện lên như thế nào?
(So sánh với Trần Quốc Tuấn) – Nhóm 2:Cuộc khởi nghĩa trải qua khó khăn như thế nào?Ta làm gì để khắc phục khó khăn?
- Nhóm 3: Khí thế chiến thắng của ta được ví với hình ảnh nào? Thất bại của kẻ thù thể hiên ở hình ảnh nào?
? Khung cảnh chiến trương hiện lên như thế nào?
- Nhóm 4: Hình ảnh của kẻ thù xâm lược hiện lên như thế nào. Bản chất của giặc Minh như thế nào?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
* Hoạt động cá nhân: Mỗi cá nhân đọc phần tiểu dẫn trong SGK, quan sát thông tin trên máy chiếu.
* Hoạt động nhóm: Học sinh thảo luận và ghi lại câu trả lời vào bảng phụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS trả lời câu hỏi.
- Gv quan sát, hỗ trợ, tư vấn
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV: nhận xét đánh giá kết quả của các cá nhân, chuẩn hóa kiến thức.

Thao tác 4: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu về tuyên bố độc lập và tổng kết nội dung, nghệ thuật.
- Mục tiêu: Học sinh nắm được nội dung phần 4 và tổng kết nội dung, nghệ thuật.
- Phương tiện: máy chiếu
- Kĩ thuật dạy học: Công não, phòng tranh, thông tin - phản hồi.
- Hình thức tổ chức: hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
- Các bước thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV chuyển giao nhiệm vụ: Dựa vào SGK và 1 số thông tin trên hình ảnh, em hãy cho biết nội dung phần tuyên bố độc lập. Đánh giá khái quát về nội dung, nghệ thuật của bài cáo?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
* Hoạt động cá nhân: Mỗi cá nhân đọc SGK, quan sát thông tin trên máy chiếu.
* Hoạt động nhóm: Học sinh thảo luận và ghi lại những thông tin cơ bản về tác giả, tác phẩm vào bảng phụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS trả lời câu hỏi.
- Gv quan sát, hỗ trợ, tư vấn
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV: nhận xét đánh giá kết quả của các cá nhân, chuẩn hóa kiến thức. 3. Quá trình chiến đấu và chiến thắng của quân dân Đại Việt:
- Hình tượng Lê Lợi:
+ Là người có nguồn gốc xuất thân bình thường,
+ Có lòng căm thù quân giặc sâu sắc,
+ Có hoài bão lớn và quyết tâm cao để thực hiện lí tưởng.
=> Nguyễn Trãi khắc hoạ Lê Lợi bằng cảm hứng anh hùng và truyền thống dân tộc.
- Buổi đầu cuộc khởi nghĩa gặp muôn vàn khó khăn:
+ Thiếu nhân tài, thiếu quân lương nghiêm trọng.
+ Nghĩa quân phải tự mình khắc phục.
=> Mặc dù vậy, nhưng với ý chí, lòng quyết tâm, đặc biệt là tinh thần đoàn kết, nghĩa quân Lam Sơn đã từng bước lớn mạnh và giành được những chiến thắng quan trọng.
* Phản công và tinh thần quyết chiến quyết thắng của quân dân Đại Việt:
+ Thể hiện bằng hình tượng kì vĩ của thiên nhiên
+ Chiến thắng của ta: "sấm vang chớp giật"; "trúc trẻ tro bay"…
+ Thất bại của quân giặc: "máu chảy thành sông"; "thây chất đầy nội" ....
+ Khung cảnh chiến trường: "sắc phong vân phải đổi"; "áng nhật nguyệt phải mờ"
=> Quân Lam Sơn thắng thế, giặc Minh đang trên đà của sự thất bại.
- Chiến thắng hiện lên dồn dập liên tiếp, nhịp điệu cuả triều dâng sóng dậy hết lớp này đến lớp khác.
- Giặc Minh mỗi tên mỗi vẻ đều giống nhau ở cảnh ham sống, sợ chết, hèn nhát.
- Tiếp đến là những sai lầm tiếp theo của kẻ xâm lược ngoan cố:
“Thằng nhãi con Tuyên Đức động binh không ngừng,
Đồ nhút nhát Thạnh Thăng đem dầu chữa cháy”.
=> Mỉa mai và coi thường.
- Với nền tảng chính nghĩa và mưa trí, nghĩa quân Lam Sơn và cả dân tộc đã chứng minh cho giặc Minh thấy bọn chúng đáng cười cho tất cả thế gian.
+ Liễu Thăng cụt đầu,
+ Quân Vân Nam vỡ mật mà tháo chạy…
=> “Cứu binh hai đạo tan tành”, giặc chỉ còn nước ra hàng vô điều kiện. Hình ảnh thảm bại nhục nhã của kẻ thù làm tăng thêm khí thế hào hùng của dân tộc và nghĩa quân. Hơn thế, tính chính nghĩa, truyền thống nhân đạo dân tộc ta một lần nữa được khẳng định sáng ngời, cao cả. Sức mạnh của ngòi bút Nguyễn Trãi.
4. Tuyên bố độc lập dân tộc
- Đất nước độc lập, bền vững ngàn năm.
- Đất nước sạch bóng quân thù là cơ hội mới, phát triển.
- Viễn cảnh đất nước tươi sáng huy hoàng: đó là quá khứ hào hùng, hiện thực hôm nay, tương lai ngày mai. Tự hào quá khứ, yêu hiện tại và vui sứơng hướng tới tương lai.
III. Tổng kết
1. Nội dung: Đại cáo bình Ngô là áng thên cổ hùng văn thể hiện rõ hào khí một thời đại oai hùng của toàn dân tộc.
2. Nghệ thuật: sử dụng các biện pháp so sánh ẩn dụ, điệp từ làm tăng tính hình tượng của câu văn.
HOẠT ĐỘNG 3 - LUYỆN TẬP
Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học
Hình thức: HS làm việc nhóm
Mục tiêu: HS luyện tập để nắm được những nét cơ bản nhất về bài học
Phương pháp: Phát vấn, làm việc nhóm.
B1: GV chia lớp thành 2 nhóm,cùng làm phiếu học tập, nhóm nào nhanh nhất sẽ là người chiến thắng.
Câu 1? Hãy cảm nhận câu thơ sau của Nguyễn Trãi:
"Bui một tấc lòng ưu ái cũ
Đêm ngày cuồn cuộn nước triều dâng"
B2: Các nhóm thảo luận thống nhất đáp án.
B3: Nhóm có đáp án nhanh nhất cử đại diện trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung.
B4: GV nhận xét chốt đúng/ sai, cho điểm.
TRÒ CHƠI Ô CHỮ
B1: GV chia lớp thành 4 đội, phổ biến luật chơi
Luật chơi:
+ 6 ô chữ hàng ngang
+ 1 ô chữ hàng dọc
+ Sau khi nghe câu hỏi gợi ý, đội nào có tín hiệu nhanh được quyền trả lời. Mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm. Từ ô hàng ngang thứ 3 đội nào có tín hiệu sẽ có quyền trả lời ô hàng dọc, nếu trả lời đúng được 40 điểm, trả lời sai mất quyền được chơi tiếp.
B2: Các nhóm thảo luận thống nhất đáp án.
B3: Nhóm có đáp án nhanh nhất cử đại diện trình bày.
B4: GV nhận xét chốt đúng/ sai, cho điểm hoặc gọi nhóm khác.
* Gợi ý về ô chữ hàng dọc: (có 6 chữ cái) Từ nêu lên giá trị của bài bình Ngô đại cáo?
* Gợi ý về ô chữ hàng ngang:
- Ô chữ số 1 (có 6 chữ cái): Nguyễn Trãi đã giúp Lê Lợi trong cuộc khởi nghĩa nào?
- Ô chữ số 2: (có 7 chữ cái) Trong bài cáo Nguyễn Trãi đã so sánh ai với lá mùa thu?
- Ô chữ số 3: (có 5 chữ cái) Điền từ còn thiếu vào chỗ trống? “Vùi... xuống hầm tai vạ”
- Ô chữ số 4: (có 7 chữ cái) Từ nêu lên bố cục của bài Bình Ngô đại cáo?
- Ô chữ số 5: (có 6 chữ cái) Địa danh Nguyễn Trãi từng ở ẩn?
- Ô chữ số 6: (có 8 chữ cái): Bài Bình Ngô đại cáo viết theo lối văn nào? 1. Gợi ý: Câu thơ thể hiện rõ tấm lòng của Nguyễn Trãi với dân với nước, dù trong hoàn cảnh nào, khi đang làm quan hay về ở ẩn ông đều thể hiện tấm lòng yêu dân tha thiết....

2/ Trò chơi giải ô chữ.
Ô chữ hàng dọc: LỊCH SỬ
Ô chữ hàng ngang:
- ô số 1: LAM SƠN
- ô số 2: NHÂN TÀI
- ô số 3: CON ĐỎ
- ô số 4: BỐN PHẦN
- ô số 5: CÔN SƠN
- ô số 6: BIỀN NGẪU

HOẠT ĐỘNG 4 – VẬN DỤNG
Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học
Hoạt động 4, 5: Vận dụng, mở rộng, nâng cao.
Hình thức: HS làm việc cá nhân ở nhà
Mục tiêu: Hs nắm được những nét cơ bản nhất về bài học
Phương pháp: Phát vấn, kĩ thuật trình bày 1 phút
GV Yêu cầu HS tìm hiểu và làm bài tập thu hoạch ở nhà. Nộp sản phẩm vào buổi học sau.
Hãy viết bài văn thuyết minh về tác giả Nguyễn Trãi.
?Hãy lập sơ đồ khái quát trình tự lập luận trong đoạn 1 của văn bản?(Làm ở nhà)
+ HS làm việc ở nhà, GV chia 4 nhóm, chọn nhóm tốt nhất cho điểm.
+ GV thu sản phẩm của HS chấm cho điểm vào đầu tiết sau. - Đại diện nhóm trình bày
- Phiếu hoc tập
- Vẽ sơ đồ tư duy.

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI MỞ RỘNG
Hoạt động của GV - HS Nội dung bài học
GV giao nhiệm vụ: + Vẽ bản đồ tư duy bài học
+ So sánh điểm giống nhau và khác nhau trong lời tuyên bố độc lập giữa Bình Ngô đại cáo với Sông núi nước Nam ( Lí Thường Kiệt)
- HS thực hiện nhiệm vụ
- HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: + Vẽ đúng bản đồ tư duy
+ Dựa vào tác phẩm, so sánh 2 nội dung tuyên ngôn để phát hiện điểm giống và khác nhau .
Bước 4: Giao bài và hướng dẫn bài, chuẩn bị bài ở nhà
- Đọc thuộc bài thơ
- Soạn bài: Tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh

Xem thêm các bài Giáo án ngữ văn 10, hay khác:

Bộ Giáo án ngữ văn 10 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 10.

Xem Thêm

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập