Giáo án ngữ văn 10 bài: Lập dàn ý bài văn thuyết minh

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Lập dàn ý bài văn thuyết minh. Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 10 tập 1. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về.

Ngày soạn:
Ngày dạy:
Dạy lớp: …………………………………
…………………………………
Tuần 16– Tiết 46: LẬP DÀN Ý BÀI VĂN THUYẾT MINH
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức :
a/ Nhận biết: Nắm được khái niệm văn bản thuyết minh
b/ Thông hiểu: Xác định đúng vấn đề cần thuyết minh
c/ Vận dụng thấp: Xây dựng được dàn ý cho bài văn thuyết minh
d/ Vận dụng cao: Viết được bài văn thuyết minh từ dàn ý đã được lập
2. Kĩ năng :
a/ Biết làm: xây dựng dàn ý cho bài văn thuyết minh
b/ Thông thạo: sử dụng tiếng Việt khi trình bày một bài văn thuyết minh
3.Thái độ :
a/ Hình thành thói quen: phân tích đề, lập dàn ý
b/ Hình thành tính cách: tự tin khi trình bày bài văn thuyết minh
c/ Hình thành nhân cách:
- Biết nhận thức được tầm quan trọng của việc tìm hiểu đề, lập dàn ý bài văn thuyết minh;
- Có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong quá trình làm văn .
II. Trọng tâm
1. Kiến thức
- Biết cách sắp xếp một dàn ý thuyết minh có đề tài gần gũi quen thuộc
2. Kĩ năng:
- Vận dụng một cách khoa học những kiến thức đã học về dàn ý bài văn thuyết minh và kĩ năng lập dàn ý thuyết minh có đề tài gần gũi quen thuộc
3. Thái độ, phẩm chất:
- Thái độ: Có ý thức đọc hiểu những bài thơ mới
- Phẩm chất: Sống yêu thương, sống tự chủ và sống trách nhiệm...
4. Phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông
- Năng lực riêng: Năng lực tự học, hợp tác: Hình thành năng lực tái hiện và vận dụng kiến thức, năng lực vận dụng kiến thức tiếng Việt vào đọc hiểu các văn bản văn học khác.
III. Chuẩn bị:
GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng
HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo
IV. Tổ chức dạy và học
Bước 1: Ổn định tổ chức lớp
Bước 2: Kiểm tra bài cũ:
? Văn bản thuyết minh có những hình thức kết cấu nào.
Bước 3: Tổ chức dạy và học bài mới:
Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học
Học sinh đọc SGK.
Giáo viên hướng dẫn học sinh thamkhảo gợi ý SGK.
VD: Em hãy lập dàn ý bài thuyết minh của mình về một công việc mà em yêu thích.
- Nêu sở thích của cá nhân.
- Vì sao lại thích?
- Để thực hiện được sở thích đó em đã làm những gì?..
Trình bày một dàn ý bài thuyết minh cần phải như thế nào?
- Lập dàn ý thường có mấy bước? Mở bài ta thực hiện công việc nào?

- Thân bài nhiệm vụ cần phải thực hiện?
+ Tìm ý, chọn ý phải như thế nào?
+ Thế nào là “Sắp xếp ý”?

- Kết bài của một bài dàn ý thuyết minh thường phải thực hiện các bước như thế nào?
(Học sinh có thể so sánh với văn bản tự sự - giống và khác nhau)
Hs làm bài tập
I. Dàn ý bài văn thuyết minh
- Trình bày theo trật tự nhất định theo thời gian, địa điểm. Nhận thức riêng cuả cá nhân đối tượng nghe dược nói tới.
II. Lập dàn ý bài văn thuyết minh
1. Xác định đề tài
- Đề tài viết về vấn đề gì?
- Đề tài đó như thế nào?
- Tác dụng ra sao đối với mỗi cá nhân...
2. Lập dàn ý: Thường gồm 3 phần:
A - Mở bài:
- Nêu được đề tài bài viết (giới thiệu về danh nhân nào, tác giả, hoặc nhà khoa học nào…)
- Cho người đọc nhận ra kiểu văn bản của bài làm (thuyết minh chứ không phải miêu tả, tự sự, biểu cảm hay nghị luận).
- Thu hút sự chú ý của người đọc đối với đề tài (thấy được đó là một danh nhân, một tác giả, một nhà khoa học,.. rất cần được tìm hiểu, rất cần biết rõ).
B - Thân bài:
- Tìm ý, chọn ý: cần cung cấp cho người đọc những tri thức nào? Những tri thức ấy có chuẩn xác, khoa học và đủ để giới thiệu rõ danh nhân hay tác giả, nhà khoa học,.. được giới thiệu không?
- Sắp xếp ý: cần bố trí các ý đã tìm được theo hệ thống nào để có thể giới thiệu được rành mạch và trôi chảy.
C - Kết bài:
- Trở lại được đề tài của bài thuyết minh.
- Lưu lại những suy nghĩ và cảm xúc lâu bền trong lòng độc giả.
II. Luyện tập
- Mở bài:
+ Cách thưa gửi đối với người đọc người nghe.
+ Công việc mà em yêu thích đó là việc nấu ăn.
- Thân bài:
+ Công việc đem đến cho em thú vui là làm cho mọi người được thưởng thức các hương vị đậm đà của các món ăn ngon.
+ Em thích thú với việc nấu nướng, vì mỗi bữa ăn là một tiếng cười vui, tràn đầy sức sống, được gần gũi gia đình đầm ấm.
+ Được đem đến cho cho mọi người tiếng cười chính là niềm vui trong cuộc sống của em...
- Kết bài:
+ Khẳng định niềm vui ý thích của riêng cá nhân.
+ Sự thuyết phục em bằng niềm vui đó chính là tình cảm với gia đình, người thân, bè bạn,...
+ Cảm ơn sự lắng nghe của khán giả, bạn đọc...
4- Củng cố: Học sinh làm bài tập.
Đề: Em hãy lập dàn ý bài thuyết minh của mình về 1 công việc mà em yêu thích.
+ Cách thưa gửi như thế nào?
+ Công việc em yêu thích là gì?
+ Tại sao lại yêu thích?
5- Hướng dẫn học bài ở nhà và chuẩn bị bài mới
- Hoàn thành bài tập SGK.
- Chuẩn bị kiểm tra học kì 1

Xem thêm các bài Giáo án ngữ văn 10, hay khác:

Bộ Giáo án ngữ văn 10 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 10.

Xem Thêm

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập