Giáo án ngữ văn 10 bài: Hồi trống cổ thành - Đọc thêm: Tào Tháo uống rượu luận anh hùng

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Hồi trống cổ thành - Đọc thêm: Tào Tháo uống rượu luận anh hùng. Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 10 tập 2. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về.

Ngày soạn:
Ngày dạy:
Dạy lớp:…………………………………
…………………………………
Tuần 22 – Tiết 65, 56: HỒI TRỐNG CỔ THÀNH
Đọc thêm: TÀO THÁO UỐNG RƯỢU LUẬN ANH HÙNG
(Trích “Tam quốc diễn nghĩa” – La Quán Trung)
I . Mục tiêu bài học
Giúp học sinh:
- Hiểu được tính cách bộc trực, ngay thẳng của Trương Phi cũng như tình nghĩa “vườn đào” của ba anh em kết nghĩa – một biểu hiện riêng của lòng trung nghĩa
- Biết phân tích một đoạn trích thuộc tiểu thuyết chương hồi theo đúng đặc trưng thể loại
- Hồi trống đó gieo vào lòng người đọc âm vang chiến trận hào hùng.
II. Trọng tâm
1. Kiến thức: Hiểu được từ quan niệm đối lập về anh hùng đến tính cách đối lập giữa Tào Tháo (gian hùng) và Lưu Bị (anh hùng) qua ngòi bút kể truyện đầy kịch tính, rất hấp dẫn của tác giả.
2. Kĩ năng: Tìm hiểu một văn bản thuộc thể tiểu thuyết chương hồi
3. Về thái độ, phẩm chất
a. Thái độ: Trong những tình huống giàu kịch tính phải mưu trí
b. Phẩm chất :
+ Sống yêu thương.
+ Sống tự chủ.
+ Sống trách nhiệm.

4. Về phát triển năng lực
a. Phát triển năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thẩm mĩ, năng lực hợp tác, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông.
b. Năng lực riêng: Năng lực đọc hiểu văn bản, năng lực cảm thụ thơ văn, năng lực tự nhận thức, năng lực giải quyết một số vấn đề đặt ra từ văn bản.
II. Chuẩn bị
- SGK - SGV Ngữ Văn 10 (t2)
- STK: Tiểu thuyết cổ điển Trung Hoa
- Đồ dùng dạy học.
III. Các hoạt động
1. KHỞI ĐỘNG ( 5 phút)
Hoạt động của GV - HS Nội dung bài học
- GV giao nhiệm vụ:
+Trình chiếu tranh ảnh, clip phim Tam quốc diễn nghĩa.
* HS:+ Phát biểu ấn tượng ban đầu
- GV nhận xét và dẫn vào bài mới: - Nhận thức được nhiệm vụ cần giải quyết của bài học.
- Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết nhiệm vụ.
- Có thái độ tích cực, hứng thú.

2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ( 30 phút)
Hoạt động của GV - HS Nội dung bài học
HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU CHUNG
- GV yêu cầu HS đọc tìm hiểu vị trí của trích đoạn
- Đại ý đoạn trích?
- GV chốt ý và khái quát.
- GV hướng dẫn cách đọc và cho Hs đọc trích đoạn.
- Hỏi: Cho biết đại ý của đoạn trích là gì?
- Gv chốt ý. I. Tiểu dẫn:
1. Tác giả: La Quán Trung(1330-1400)
2. Tác phẩm: Tam quốc diễn nghĩa
- Tóm tắt: (sgk).
- Giá trị:
+ Có giá trị lịch sử, quân sự.
+ Giá trị nội dung:
+ Giá trị nghệ thuật:
3. Đoạn trích:
- Vị trí đoạn trích: Thuộc hồi 28 của tác phẩm.
- Tóm tắt đoạn trích:
- Bố cục: 2 phần.
P1: Mâu thuẫn giữa Trương phi và Quan Công.
P2: Chém Sái Dương, mâu thuẫn, hiểu lầm được hóa giải, anh em đoàn tụ.
HOẠT ĐỘNG 2: ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
Tổ chức học sinh tìm hiểu tính cách nhân vật Trương Phi và Quan Công, Lưu Bị, Tào Tháo qua hành động, lời nói của các nhân vật 1. Đọc hiểu chi tiết
a. Hồi trống Cổ Thành
*Tính cách, phẩm chất nổi bật của Trương Phi qua đoạn trích: Dũng cảm, cương trực, trung nghĩa, nóng nảy đến thô lỗ mà lại thận trọng, khôn ngoan, hết lòng phục thiện
*Tính cách nhân vật Quan Công:
- Gặp Trương Phi ở Cổ Thành- cửa quan thứ 6, viên tướng thứ 7 với Quan Công.
- Việc chém Sái Dương là cách thanh minh thuyết phục nhất của Quan Công với Trương Phi
Quan Công chẳng nói chẳng rằng, xông vào, chưa hết một hồi trống đã chém rơi đầu Sái Dương.
Tài năng phi thường và lòng trung nghĩa của Quan Công.
* Âm vang hồi trống Cổ Thành:
Những ý nghĩa đặc biệt của hồi trống Cổ Thành:
- Mang tính chất thử thách để đoàn tụ anh em.
- Giải nghi với Trương Phi.
- Minh oan với Quan Công.
- Là biểu tượng của lòng trung nghĩa, tinh thần dũng cảm.
-Thể hiện rõ tính cách của Trương Phi, tài năng và lòng trung nghĩa của Quan Công.
- Tạo nên ko khí chiến trận hào hùng, ý vị hấp dẫn đặc biệt của tác phẩm.
b. Tào Tháo uống rượu luận anh hùng
* Lưu Bị
- Hoàn cảnh của Lưu Bị
- Tâm trạng
- Tính cách tiêu biểu của Lưu Bị qua đoạn trích trên: trầm tĩnh đầy bản lĩnh, khiêm nhường, khôn ngoan, kiên trì, nhẫn nại thực hiện chí lớn.
*Tính cách nhân vật Tào Tháo:
Tính cách tiêu biểu của Tào Tháo qua đoạn trích trên: bản lĩnh, tự tin đến mức tự cao tự đại, chủ quan, coi thường Lưu Bị.
HOẠT ĐỘNG 3: TỔNG KẾT
Đánh giá những thành công về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích.
III. Tổng kết:
1. Nội dung: Ngợi ca Lưu Bị - một con người khiêm nhường, thận trọng, kín đáo, khôn ngoan.
2. Nghệ thuật:
- Khắc họa tính cách nhân vật qua lời nói, cử chỉ, dáng điệu, chi tiết giàu kịch tính, tăng sức hấp dẫn của lời kể.
- Sử dụng hình ảnh thiên nhiên để làm rõ tính cách nhân vật.
3. LUYỆN TẬP (3 phút)
Hoạt động của GV - HS Nội dung bài học
Phân tích tính cách và thái độ của Trương Phi và Quan công trong đoạn trích? - Tính cách của Trương Phi nóng nảy, bộc trực và đơn giản. Nhưng trong đoạn trích, Trương Phi không hề đơn giản chút nào, chàng rất thận trọng, tinh tế.
- Tính cách Quan Công trung nghĩa, khiêm nhường, nhũn nhặn. Trong tình thế này, Quan Công không thể tự cao, tự đại, dõng dạc, đường hoàng, không nhờ được hai chị dâu, chàng chỉ còn có thể tự minh oan cho mình.
4. VẬN DỤNG (5 phút)
Hoạt động của GV - HS Nội dung bài học
Viết đoạn văn theo cấu trúc diễn dịch với câu chủ đề: Có thể nói, Hồi trống Cổ Thành là cửa ải thứ sáu - cửa ải tinh thần, cửa ải khảo nghiệm lòng trung nghĩa của Quan Công. Yêu cầu về hình thức: Đoạn văn theo cấu trúc diễn dịch.
Yêu cầu về nội dung:
- Giới thiệu về 5 cửa ải trước Quan Công đã vượt qua
- Cửa ải tinh thân
- Cửa ải khảo nghiệm lòng trung nghĩa.
5. TÌM TÒI, MỞ RỘNG (2 phút)
Hoạt động của GV - HS Nội dung bài học
Xem những trích đoạn phim Tam quốc diễn nghĩa.
Bài học về tình bạn, tình thân. Sưu tầm, chia sẻ
Bước 4: Giao bài và hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài ở nhà. (5 PHÚT)
- Làm bài tập phần luyện tập.
- Dặn dò: Soạn bài “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”.

Xem thêm các bài Giáo án ngữ văn 10, hay khác:

Bộ Giáo án ngữ văn 10 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 10.

Xem Thêm

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập