Giáo án ngữ văn 10 bài: Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh. Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 10 tập 1. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về.

Ngày soạn:
Ngày dạy:
Dạy lớp:…………………………………
…………………………………
Tuần 15– Tiết 45: CÁC HÌNH THỨC KẾT CẤU CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức :
a/ Nhận biết: Nắm được khái niệm các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh
b/ Thông hiểu: Xác định đúng vấn đề cần thuyết minh
c/ Vận dụng thấp: Xây dựng được dàn ý cho bài văn thuyết minh
d/ Vận dụng cao: Viết được bài văn thuyết minh từ dàn ý đã được lập
2. Kĩ năng :
a/ Biết làm: xây dựng kết cấu văn bản thuyết minh
b/ Thông thạo: sử dụng tiếng Việt khi trình bày một văn bản thuyết minh
3.Thái độ :
a/ Hình thành thói quen: phân tích đề, lập dàn ý
b/ Hình thành tính cách: tự tin khi trình bày văn bản thuyết minh
c/ Hình thành nhân cách:
- Biết nhận thức được tầm quan trọng của việc tìm hiểu đề, lập dàn ý bài văn thuyết minh;
- Có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong quá trình làm văn .
II. Trọng tâm
1. Kiến thức
- Nắm được các hình thức kết cấu của văn bản thuyếtminh.
- Xây dựng được kết cấu cho văn bản phù hợp với đối tượng thuyết minh.
2. Kĩ năng: Biết cách xd kết cấu một văn bản thuyết minh phù hợp với đối tượng thuyết minh
3 . Thái độ, phẩm chất:
- Thái độ: Có ý thức đọc hiểu những bài thơ mới
- Phẩm chất: Sống yêu thương, sống tự chủ và sống trách nhiệm...
4. Phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông
- Năng lực riêng: Năng lực tự học, hợp tác: Hình thành năng lực tái hiện và vận dụng kiến thức, năng lực vận dụng kiến thức tiếng Việt vào đọc hiểu các văn bản văn học khác.
III. Chuẩn bị:
GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng
HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo
IV. Tổ chức dạy và học
Bước 1: Ổn định tổ chức lớp
Bước 2: Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở soạn của hs và kiểm tra trong quá trình học bài trên lớp
Bước 3: Tổ chức dạy và học bài mới:
Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học
Học sinh đọc SGK.
Thế nào là văn bản thuyết minh?
- Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản viết như thế nào?
- Có bao nhiêu kiểu văn bản thuyết minh?

Ví dụ 1: SGK/tr166
? Mục đích đối tượng của văn bản này.
? Các ý chính của văn bản này.
+ Giới thiệu vấn đề gì?
+ Thường được diễn ra như thế nào và ở đâu?
+ Thể lệ và hình thức?
+ Nội dung?
+ Ý nghĩa?
- Các ý đó được sắp xếp như thế nào?

Ví dụ 2: SGK/tr167
? Mục đích đối tượng của văn bản này. Nội dung chính?
? Quả bưởi nơi đây được miêu tả như thế nào.
? Công dụng của bưởi Phúc Trạch.
? Ýnghĩa, danh tiếng.
? Các ý trong văn bản được sắp xếp như thế nào.
Học sinh nêu kết cấu của vănbản thuyết minh.
Hs trao đổi và thảo luận để làm bài
I. Khái niệm
1. Thế nào là văn bản thuyết minh
- Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản nhằm giới thiệu, trình bày chính xác, khách quan về cấu tạo, tính chất, quan hệ, giá trị của một sự vật, hiện tượng một vấn đề thuộc tự nhiên, xã hội và con người.
- Có nhiều loại văn bản thuyết minh.
+ Có loại chủ yếu trình bày, giới thiệu như thuyết minh về một tác giả, tác phẩm, một danh lam thắng cảnh, một di tích lịch sử, một phương pháp.
+ Có loại thiên về miêu tả sự vật, hiện tượng với những hình ảnh sinh động giàu tính hình tượng.
2. Kết cấu của văn bản thuyết minh
2.1. Khảo sát ngữ liệu: SGK
a.Văn bản 1:
- Giới thiệu hội thổi cơm thi ở Đồng Vân thuộc Đồng Tháp, huyện Đan Phượng, Hà Tây
- Các ý chính:
+ Giới thiệu sơ lược về làng Đồng Vân xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng, Hà Tây
+ Thông lệ làng mở hội trong đó có thổi cơm thi vào ngày rằm tháng riêng.
+ Luật lệ và hình thức thi.
+ Nội dung hội thi (diễn biến cuộc thi).
+ Đánh giá kết quả.
+ ý nghĩa hội thi thổi cơm ở Đồng Văn
- Các ý được sắp xếp theo trật tự thời gian và lô gích.
b. Văn bản 2:
- Giới thiệu Bưởi Phúc Trạch- Hà Tĩnh.
- Các ý chính:
+ Trên đất nước ta có nhiều loại bưởi nổi tiếng: Đoan Hùng (Phú Thọ), Long Thành (Đồng Nai), Phúc Trạch (Hà Tĩnh).
+ Miêu tả hình dáng quả bưởi Phúc Trạch (Hình thể, màu sắc bên ngoài, mùi thơm của vỏ, vỏ mỏng).
+ Miêu tả hiện trạng (màu hồng đào, múi thì màu hồng quyến rũ, tép bưởi, vị không cay, không chua, không ngọt đậm mà ngọt thanh).
+ Ở Hà Tĩnh người ta biếu người ốm bằng bưởi.
+ Thời kì chống Pháp, chống Mĩ thương binh mới được ưu tiên.
+ Bưởi đến các trạm quân y.
+ Các mẹ chiến sĩ tiếp bộ đội hành quân qua làng.
+ Trước CM có bán ở Hồng Kông, theo Việt Kiều sang Pari và nước Pháp.
+ Năm 1938 bưởi Phúc Trạch được trúng giải thưởng trong một cuộc thi. Ban giám khảo xếp vào hàng “Quả ngon xứ Đông Dương”
=> Cách sắp xếp là sự kết hợp giữa nhiều yếu tố khác nhau. Được giới thiệu theo trình tự không gian (từ bên ngoài và trong), hình dáng bên ngoài đến chất lượng bên trong, sau đó giới thiệu giá trị sử dụng bưởi Phúc Trạch. Trình tự hỗn hợp.
2.2. Ghi nhớ:
Kết cấu của văn bản thuyết minh là sự tổ chức, sắp xếp các thành tố của văn bản thành một đơn vị thống nhất hoàn chỉnh và phù hợp với mối quan hệ bên trong hoặc bên ngoài với nhận thức con người.
II. Luyện tập
Bài1 - Tr168
Chọn hình thức kết cấu hỗn hợp:
- Giới thiệu Phạm Ngũ Lão một vị tướng và cũng là môn khách, là rể Trần Quốc Tuấn.
- Đã từng ca ngợi sức mạnh của nhân dân đời Trần trong đó có Phạm NGũ Lão.
- Phạm Ngũ Lão còn băn khoăn vì nợ công danh.
- So sánh với Gia Cát Lượng thì thấy xấu hổ vì mình chưa làm được là bao để đáp đền nợ nước.
Bài2 - Tr168
- Giới thiệu về đền Bắc Lệ, Tân Thành
Bước 4: Giao bài và hướng dẫn bài, chuẩn bị bài ở nhà
- Hoàn thiện bài tập
- Chuẩn bị bài: Lập dàn ý bài văn thuyết minh

Xem thêm các bài Giáo án ngữ văn 10, hay khác:

Bộ Giáo án ngữ văn 10 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 10.

Xem Thêm

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập