Giáo án ngữ văn 10 bài: Trả bài viết số 1

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Trả bài viết số 1. Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 10 tập 1. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về.

Ngày soạn:
Ngày dạy:
Dạy lớp:…………………………………
…………………………………
Tuần 7 – Tiết 19: TRẢ BÀI VIẾT SỐ 1
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Hệ thống hóa những kiến thức và kĩ năng biểu lộ ý nghĩ và cảm xúc, về lập dàn ý, về
diễn đạt…
2. Kĩ năng:
- Tự đánh giá những ưu - nhược điểm trong bài làm của mình đông thời có được những định hướng cần thiết để làm tốt hơn những bài viết sau.
3. Thái độ: Tự giác về viết lại bài
4. Phát triển năng lực học sinh:
- Năng lực sáng tạo: có thói quen lập dàn ý trước khi viết một bài văn tự sự nói riêng, các bài văn khác nói chung.
- Năng lực hợp tác: Thảo luận nhóm để thể hiện cảm nhận của cá nhân và lắng nghe ý kiến của bạn để tự điều chỉnh cá nhân mình.

II. Chuẩn bị:
GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng
HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo
III. Tổ chức dạy và học:
Bước 1: Ổn định tổ chức lớp
Bước 2: Kiểm tra bài cũ
Bước 3: Tổ chức dạy và học bài mới
Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học
Hoạt động 1: Khởi động
GV: Chiếumột vài hình ảnh về học sinh trong những ngày đầu tiên khi bước vào trường và hình ảnh ngày khai trường.
- Từ đó GV giới thiệu vào bài mới: Ở tiết trước, các em đã đượcviết một bài văn nêu cảm nghĩ của mình. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ được nhìn nhận lại những điểm mạnh và điểm yếu trong bài viết của mình.

Nhận thức được nhiệm vụ cần giải quyết của bài học.
- Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết nhiệm vụ.
- Có thái độ tích cực, hứng thú.

Hoạt động 2: Luyện tập
Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận biết và sửa chữa lỗi trong bài làm văn.
- Mục tiêu: Học sinh biết cách nhận biết và sửa chữa lỗi trong bài làm của mình.
- Kĩ thuật dạy học: Công não, thông tin - phản hồi
- Hình thức tổ chức: hoạt động cá nhân
- Các bước thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên chép đề lên bảng, yêu cầu học sinh phân tích đề và lập dàn ý ‎, từ đó, giúp học sinh nhận biết được những ưu, khuyết điểm trong bài làm của mình.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: phân tích đề, lập dàn ý, đối chiếu với bài làm của mình để nhận ra ưu, khuyết điểm và tự sửa chữa.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS nêu lên những ưu điểm, khuyết điểm trong bài làm của mình.
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV: nhận xét bài làm của học sinh, giúp học sinh chữa lỗi.
I. Sửa chữa bài làm:
1. Yêu cầu.
- Bài viết phải nêu được những cảm xúc chân thực của bản thân về những ngày đầu bước chân đến trường
- Những cảm xúc suy nghĩ phải cụ thể, có dấu ấn của cá nhân.
- Các ý phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lý; phân tích triển khai các ý để bài viết không đơn điệu, khô khan.
- Lời văn phải đạt yêu cầu về ngữ pháp, tránh lặp từ.
2. Lập dàn ý:
- Giới thiệu và nêu cảm nghĩ chung khi được trở thành học sinh trung học phổ thông.
- Cảm nghĩ khi mới đặt chân đến trường (thầy cô, bạn bè, lớp học, khung cảnh trường)
- Cảm nghĩ về buổi chào cờ đầu tiên, buổi lao động, sinh hoạt tập thể.
- Cảm nghĩ về những buổi học đầu tiên.
- Những suy nghĩ ước mơ tương lai, niềm tin vào bản thân và ngôi trường…
+ Cảm xúc đọng lại từ ngôi trường mới.
+ Ý thức trách nhiệm học tập, rèn luyện đạo đức của bản thân trong ba năm học.

Hoạt động 3: Vận dụng
Giáo viên rút kinh nghiệm về cách làm bài văn nêu cảm nghĩ
Mục tiêu: Giúp học sinh rút kinh nghiệm, có kĩ năng làm bài tốt hơn.
- Phương tiện: bảng phụ, máy chiếu
- Kĩ thuật dạy học: Công não, thông tin - phản hồi
- Hình thức tổ chức: học sinh hoạt động độc lập.
- Các bước thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV đặt vấn đề để học sinh tự nhận thức được những ưu, khuyêt điểm, đưa ra những kinh nghiệm làm bài văn nêu cảm nghĩ
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: Tự rút ra những kinh nghiệm mình có được qua phần sửa chữa, nhận xét của giáo viên.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
HS trình bày những kinh nghiệm để rèn kĩ năng làm bài văn nêu cảm nghĩ
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
Gv: Nhận xét. Chốt kiến thức II. Nhận xét về ưu khuyết điểm.
1. Ưu điểm:
- Một số bài viết bộc lộ được những cảm xúc rất chân thành, biết dẫn dắt phân tích vấn đề.
- Nhiều bài trình bày cẩn thận, chữ viết sạch đẹp.
2. Khuyết điểm:
- Một số bài viết rất chung chung, không có dấu ấn cá nhân.
- Nhiều bài trình bày cẩu thả, chữ viết không cẩn thận, sai nhiều lỗi viết câu dùng từ.
3. Đọc bài làm tốt.
4. Trả bài:
- Tiếp thu ý kiến của HS.
- Chỉnh sửa (nếu có)
Hoạt động 4: Mở rộng
B1: GV giao nhiệm vụ cho HS (thực hiện ở nhà)
Sưu tầm những bài viết phát biểu cảm nghĩ về những ngày đầu đến trường của học sinh để làm tư liệu học tập
B2: HS làm bài tập ở nhà
B3: HS nộp sản phẩm trong tiết học sau. - Nhận thức được nhiệm vụ cần giải quyết của bài học.
- Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết nhiệm vụ.
- Có thái độ tích cực, hứng thú.

Bước 4: Hướng dẫn học và chuẩn bị bài.

Xem thêm các bài Giáo án ngữ văn 10, hay khác:

Bộ Giáo án ngữ văn 10 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 10.

Xem Thêm

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập