Ngày soạn:
Ngày dạy:
Dạy lớp: …………………………………
…………………………………
Tuần 13– Tiết 37: THỰC HÀNH PHÉP TU TỪ ẨN DỤ VÀ HOÁN DỤ
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức :
a/ Nhận biết: Nhận biết khái niệm về phép tu từ ẩn dụ, hoán dụ
b/ Thông hiểu: Hiểu về các quy tắc của phép tu từ ẩn dụ, hoán dụ
c/ Vận dụng thấp: Nhận diện được phép tu từ ẩn dụ, hoán dụ
d/ Vận dụng cao: Vận dụng linh hoạt, sáng tạo phép tu từ ẩn dụ, hoán dụ
2. Kĩ năng :
a/ Biết làm: bài đọc hiểu liên quan đến phép tu từ ẩn dụ, hoán dụ
b/ Thông thạo: sử dụng phép tu từ ẩn dụ, hoán dụ trong lĩnh hội và tạo lập văn bản
3. Thái độ :
a/ Hình thành thói quen: đọc hiểu văn bản
b/ Hình thành tính cách: tự tin khi trình bày kiến thức về phép tu từ ẩn dụ, hoán dụ
c/ Hình thành nhân cách:
- Sử dụng đúng phép tu từ ẩn dụ, hoán dụ
- Biết phê phán những người sử dụng sai phép tu từ ẩn dụ, hoán dụ
II. Trọng tâm
1 . Về kiến thức: Củng cố và nâng cao kiến thức về hai phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ
2. Về kĩ năng: Có kĩ năng phân biệt, phân tích và sử dụng hai phép tư từ nói trên.
3. Thái độ, phẩm chất:
- Thái độ: Bồi dưỡng cảm xúc thẩm mỹ qua bài thực hành ở lớp.
- Phẩm chất: Sống yêu thương, sống tự chủ và sống trách nhiệm...
4. Phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông
- Năng lực riêng: Năng lực tự học, hợp tác: Hình thành năng lực tái hiện và vận dụng kiến thức, năng lực vận dụng kiến thức tiếng Việt vào đọc hiểu các văn bản văn học khác.
III. Chuẩn bị
GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng
HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo
IV. Tổ chức dạy và học
Bước 1: Ổn định tổ chức lớp
Bước 2: Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng bthơ “Nhàn” – NBK? Nêu cách hiểu về chữ “Nhàn”
Bước 3: Tổ chức dạy và học bài mới:
Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học
Hoạt động 1: Khởi động
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Hãy kể tên các biện pháp tu từ từ vựng đã học ở THCS?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: suy nghĩ, thảo luận, ghi vào bảng phụ.
GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh.
Bước 3: Báo cáo kết quả
HS mỗi nhóm cử đại diện, báo cáo kết quả thảo luận.
GV quan sát, hỗ trợ.
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức
GV dẫn dắt bài mới: Ẩn dụ và hoán dụ là hai phép tu từ khá quan trọng mà ở chương trình trung học cơ sở các em đã được học. Hôm nay chúng ta sẽ học bài “Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ’ để giúp các em ôn tập, củng cố, nâng cao sự hiểu biết về hai phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ.
Các biện pháp tu tù từ vựng:
So sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, điệp ngữ, chơi chữ, nói quá, nói giảm – nói tránh…
Hoạt động 2, 3, 4, 5:
Hoạt động của GV - HS Nội dung bài học
Hoạt động 2: Luyện tập
Thao tác 1: Gv định hướng Hs ôn tập lại các kiến thức về phép tu từ ẩn dụ
- Mục tiêu: Củng cố và nâng cao kiến thức về hai phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ
- Phương tiện dạy học: bảng phụ, bút dạ.
- Kĩ thuật dạy học: công não, thông tin – phản hồi.
- Hình thức tổ chức dạy học: học sinh làm việc độc lập.
- Các bước thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV chia lớp thành 4 nhóm
Nhóm 1: Ẩn dụ là gì? Có mấy loại ẩn dụ thường gặp? Cho ví dụ ?
Nhóm 2: Đọc bài ca dao sgk /tr 135 và cho biết trong bài ca dao trên sử dụng biện pháp tu từ gì? Phân tích tác dụng của nó? Qua đó cho biết thế nào là BPTT ẩn dụ?
Nhóm 3: Đọc và làm bài tập 2/ sgk – tr136
Nhóm 4: Đọc và làm bài tập 3 sgk – tr136
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: suy nghĩ, thảo luận, ghi vào bảng phụ.
GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh.
Bước 3: Báo cáo kết quả
HS mỗi nhóm cử đại diện, báo cáo kết quả thảo luận.
GV quan sát, hỗ trợ.
Bài 1:
- Hình ảnh thuyền: luôn di chuyển ngược xuôi, nay bến này mai bến khác (ko cố định).
So sánh ngầm (ẩn dụ) chỉ chàng trai.
- Hình ảnh bến: cố định, thụ động chờ đợi.
So sánh ngầm (ẩn dụ) chỉ cô gái.
Hai câu ca dao trên khẳng định tình yêu chung thuỷ của cô gái với chàng trai.
Trăm năm đành lỗi hẹn hò
Cây đa bến cũ con đò khác đưa.
- Cây đa, bến cũ: là những vật cố định; là nơi hai người gặp gỡ, hẹn hò, thề nguyền.
So sánh ngầm (ẩn dụ) chỉ người con gái (chỉ 1 kỉ niệm đẹp).
- Con đò khác đưa- so sánh ngầm (ẩn dụ) chỉ việc cô gái lấy một chàng trai khác làm chồng.
Hai câu ca dao trên nói về nỗi buồn vì bị phụ bạc tình yêu của nhân vật trữ tình.
Bài 2:
(1) Lửa lựu - ẩn dụ hình thức chỉ hoa lựu đỏ chói như lửa.
(2) Văn nghệ ngòn ngọt - ẩn dụ bổ sung chỉ văn chương lãng mạn, thoát li đời sống, ru ngủ con người.
- Sự phè phỡn thoả thuê - ẩn dụ hình thức chỉ sự hưởng lạc.
- Cay đắng chất độc của bệnh tật- ẩn dụ hình thức chỉ sự bi quan, yếm thế.
- Tình cảm gầy gò - ẩn dụ hình thức chỉ tình cảm cá nhân nhỏ bé, ích kỉ.
(3) Giọt - ẩn dụ bổ sung chỉ vẻ đẹp của tiếng chim, của mùa xuân, cuộc sống; chỉ thành quả của cách mạng, của công cuộc xây dựng đất nước.
(4) Thác - ẩn dụ hình thức chỉ những khó khăn, gian khổ của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Thuyền - ẩn dụ hình thức chỉ sự nghiệp cách mạng chính nghĩa của nhân dân ta.
(5) Phù du - ẩn dụ tượng trưng chỉ kiếp sống nhỏ bé, quẩn quanh, bèo bọt, vô nghĩa.
- Phù sa ẩn dụ tượng trưng chỉ cuộc sống mới tươi đẹp.
Bài tập 3.
- Cậu Cún nhà em năm nay đã học lớp 5 rồi.
- Mẹ em nói rằng, các con còn phải gặp nhiều chông gai phía trước
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức
Thao tác 2: Gv định hướng Hs ôn tập lại các kiến thức về phép tu từ hoán dụ.
- Mục tiêu: Củng cố và nâng cao kiến thức về hai phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ
- Phương tiện dạy học: bảng phụ, bút dạ.
- Kĩ thuật dạy học: công não, thông tin – phản hồi.
- Hình thức tổ chức dạy học: học sinh làm việc độc lập.
- Các bước thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV chia lớp thành 4 nhóm
Nhóm 1: Hoán dụ là gì? Có mấy loại hoán dụ thường gặp? Cho ví dụ?
Nhóm 2: Đọc và làm bài tập 1 sgk - tr 136
Nhóm 3: Đọc và làm bài tập 2 sgk – tr137
Nhóm 4: Đọc và làm bài tập 3 sgk – tr137
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: suy nghĩ, thảo luận, ghi vào bảng phụ.
GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh.
Bước 3: Báo cáo kết quả
HS mỗi nhóm cử đại diện, báo cáo kết quả thảo luận.
GV quan sát, hỗ trợ.
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức I. Ẩn dụ:
1. Khái niệm: Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác do có nét tương đồng với nó, nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
2. Phân loại: Có 4 kiểu ẩn dụ là:
+ Ẩn dụ hình thức: tương đồng về hình thức
Ẩn dụ hình thức có thể được thể hiện qua việc “dấu” đi một phần ý nghĩa mà không phải ai cũng biết.
Ví dụ: Về thăm nhà Bác làng sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng
+ Ẩn dụ cách thức: tương đồng về cách thức
Có nhiều cách thức để thể hiện một vấn đề. Ẩn dụ cách thức sẽ giúp chúng ta đưa được hàm ý của mình vào trong câu nói.
Ví dụ: Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người
+ Ẩn dụ phẩm chất: tương đồng về phẩm chất
Ẩn dụ phẩm chất là thay thế phẩm chất của sự vật hiện tượng này với phẩm chất tương đồng của sự vật hiện tượng khác.
Ví dụ như khi nói về người cha đã già, thay vì nói tuổi chúng ta có thể nói: Người cha mái tóc bạc, người cha lưng còng hay bố đầu đã hai thứ tóc…
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: chuyển từ cảm giác này sang cảm giác khác, cảm nhận bằng giác quan khác.
Ví dụ: Một tiếng chim kêu sáng cả rừng
Nói ngọt lọt đến xương
-> Đều là những câu được sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ về cảm giác.
3. Luyện tập
Bài 1 (sgk/ tr 135):
Thuyền ơi có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
- Hình ảnh thuyền: luôn di chuyển ngược xuôi, nay bến này mai bến khác (không cố định).
So sánh ngầm (ẩn dụ) chỉ chàng trai.
- Hình ảnh bến: cố định, thụ động chờ đợi.
So sánh ngầm (ẩn dụ) chỉ cô gái.
Hai câu ca dao trên khẳng định tình yêu chung thuỷ của cô gái với chàng trai.
Trăm năm đành lỗi hẹn hò
Cây đa bến cũ con đò khác đưa.
- Cây đa, bến cũ: là những vật cố định; là nơi hai người gặp gỡ, hẹn hò, thề nguyền.
So sánh ngầm (ẩn dụ) chỉ người con gái (chỉ 1 kỉ niệm đẹp).
- Con đò khác đưa- so sánh ngầm (ẩn dụ) chỉ việc cô gái lấy một chàng trai khác làm chồng.
Hai câu ca dao trên nói về nỗi buồn vì bị phụ bạc tình yêu của nhân vật trữ tình.
Bài 2:
(1) Lửa lựu- ẩn dụ hình thức chỉ hoa lựu đỏ chói như lửa.
(2) Văn nghệ ngòn ngọt - ẩn dụ bổ sung chỉ văn chương lãng mạn, thoát li đời sống, ru ngủ con người.
- Sự phè phỡn thoả thuê - ẩn dụ hình thức chỉ sự hưởng lạc.
- Cay đắng chất độc của bệnh tật- ẩn dụ hình thức chỉ sự bi quan, yếm thế.
- Tình cảm gầy gò- ẩn dụ hình thức chỉ tình cảm cá nhân nhỏ bé, ích kỉ.
(3) Giọt - ẩn dụ bổ sung chỉ vẻ đẹp của tiếng chim, của mùa xuân, cuộc sống; chỉ thành quả của cách mạng, của công cuộc xây dựng đất nước.
(4) Thác - ẩn dụ hình thức chỉ những khó khăn, gian khổ của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Thuyền - ẩn dụ hình thức chỉ sự nghiệp cách mạng chính nghĩa của nhân dân ta.
(5) Phù du - ẩn dụ tượng trưng chỉ kiếp sống nhỏ bé, quẩn quanh, bèo bọt, vô nghĩa.
- Phù sa- ẩn dụ tượng trưng chỉ cuộc sống mới tươi đẹp.
Bài tập 3.
- Cậu Cún nhà em năm nay đã học lớp 5 rồi.
- Mẹ em nói rằng, các con còn phải gặp nhiều chông gai phía trước
II. Hoán dụ
1. Khái niệm: Là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của sự vật, hiện tượng, khái niệm có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự vật.
2. Phân loại: Hoán dụ gồm có 4 kiểu thường gặp:
+ Hoán dụ lấy bộ phận chỉ toàn thể.
+ Hoán dụ lấy vật chứa đựng gọi 1 vật bị chứa đựng.
+ Hoán dụ lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.
+ Hoán dụ lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.
3. Luyện tập
a. Bài tập 1.
- Đầu xanh: chỉ những người trẻ tuổi.
- Má hồng: chỉ người con gái đẹp
-> Thúy Kiều là người con gái trẻ đẹp chẳng có tội tình gì cả mà phải chịu làm gái lầu xanh, chịu bao tủi cực.
- Áo nâu: người nông dân
- Áo xanh: người công nhân
-> Từ người nông dân ở nông thôn đến người công nhân ở thành thị họ kề vai sát cánh, hăng hái, đoàn kết nhất tề đứng lên vì mục đích tốt đẹp của đất nước, tổ quốc.
b. Bài tập 2.
Phân biệt hai phép tu từ:
- Thôn Đoài và thôn Đông: hoán dụ để chỉ người ở trong thôn Đoài và thôn Đông.
-> Lấy địa danh ở để chỉ con người ở trong đó.
- Cau thôn Đoài và trầu: ẩn dụ chỉ những người có tình cảm thắm thiết, mặn nồng.
b. Điểm khác biệt trong câu “Thôn Đoài ngồi nhớ ...” với câu ca dao "Thuyền ơi có nhớ bến ...”:
Cùng bày tỏ nỗi nhớ người yêu nhưng ở câu “Thôn Đoài ngồi nhớ ...” sử dụng phép hoán dụ còn câu “Thuyền ơi có nhớ bến ...” sử dụng phép ẩn dụ.
3) Bài tập 3.
VD: Con chim hoạ mi của lớp ta (Chỉ một nữ sinh nào đó có giọng hát hay)
- Một chân bóng đá siêu hạng (Chỉ 1 bạn nam đá bóng giỏi)
Hoạt động 3: Vận dụng
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Đọc ví dụ sau và chỉ ra biện pháp tu từ? Phân tích tác dụng của nó?
a. Bây giờ mận mới hỏi đào
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa
Mận hỏi thì đào xin thưa
Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào
b. Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.
c. Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: suy nghĩ, thảo luận, ghi vào bảng phụ.
GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh.
Bước 3: Báo cáo kết quả
HS mỗi nhóm cử đại diện, báo cáo kết quả thảo luận.
GV quan sát, hỗ trợ.
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức GỢI Ý:
a. Biện pháp ẩn dụ
+ Hình ảnh ẩn dụ: mận , đào, vườn hồng
+ Tác dụng : mận, đào,vườn hồng là những hình ảnh ẩn dụ – những biểu tượng cho những người lao động ngày xưa, trong bài ca dao này, chúng được dùng để chỉ người con trai và người con gái trong tình yêu. Cách nói bóng gió phù hợp với sự kín đáo, tế nhị trong tình yêu.
b. BPTT hoán dụ.
Áo chàm (chỉ người Việt Bắc): quan hệ giữa dấu hiệu của sự vật và sự vật;
c. Bàn tay: vốn là một bộ phận mà con người dùng nó để lao động, ở đây dùng để chỉ những người lao động, sức lao động
Hoạt động 4: Mở rộng, sáng tạo
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Phân tích nghệ thuật ẩn dụ trong câu thơ sau:
"Thân em vừa trắng lại vừa tròn" (Bánh trôi nước - Hồ Xuân Hương)
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: suy nghĩ, thảo luận, ghi vào bảng phụ.
GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh.
Bước 3: Báo cáo kết quả
HS mỗi nhóm cử đại diện, báo cáo kết quả thảo luận.
GV quan sát, hỗ trợ.
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức. Gợi ý:
- Nghĩa đen: Bánh trôi nước về màu sắc (trắng) và hình dáng (tròn)
- Nghĩa bóng : Hình ảnh về vẻ đẹp người phụ nữ có làn da trắng và thân hình đầy đặn .
Cách sử dụng nghệ thuật ẩn dụ của nhà thơ thật tài tình vì qua hình ảnh bánh trôi nước, nhà thơ đã gợi cho người đọc hình dung được hình ảnh người phụ nữ xưa.
Bước 4: Giao bài và hướng dẫn bài, chuẩn bị bài ở nhà
- Hoàn thành BT
- Chuẩn bị ôn tập tốt
- Giờ sau: Chuẩn bị Bài đọc thêm