Giáo án ngữ văn 10 bài: Bài viết số 4 (Kiểm tra HKI)

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Bài viết số 4 (Kiểm tra HKI) . Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 10 tập 1. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về.

Ngày soạn:
Ngày dạy:
Dạy lớp: …………………………………
…………………………………
Tuần 16 – Tiết 47, 48: BÀI VIẾT SỐ 4
(Kiểm tra học kỳ I)
I. MỤC ĐÍCH:
- Kiểm tra mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng được qui định trong chương trình môn Ngữ văn lớp 10
- Hình thức kiểm tra tự luận: Học sinh làm ở lớp
- Yêu cầu ra đề đảm bảo:
1. Kiến thức:
- Ôn tập, củng cố kiến thức trong chương trình môn Ngữ văn lớp 10
- Tích hợp với tiếng Việt, làm văn.
2. Kĩ năng:
- Kĩ năng đọc hiểu văn bản
- Rèn luyện kĩ năng tạo lập văn bản có đủ bố cục ba phần, có liên kết về hình thức và nội dung
3. Thái độ, phẩm chất:
- Thái độ: Có tình cảm chân thành trước những vấn đề có ý nghĩa trong cuộc sống
- Phẩm chất: Sống yêu thương, sống tự chủ và sống trách nhiệm...
4. Phát triển năng lực:
- Năng lực chung:
+ Năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông
- Năng lực riêng:
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp hàng ngày
+ Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn học
+ Năng lực vận dụng kiến thức văn học vào cuộc sống…
II. THIẾT LẬP MA TRẬN:
Mức độ
NLĐG Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Cộng
I. Đọc hiểu
- Ngữ liệu: 01 đoạn trích hoặc văn bản.
-Tiêu chí:
+Dài khoảng 200 chữ.
+ Nội dung đề cập những vấn đề gần gũi, phù hợp với tâm lí, trình độ học sinh. - Nhận biết:
+ Phương thức biểu đạt của văn bản.
+ Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
+ 4 biện pháp tu từ: Ẩn dụ, hoán dụ, phép điệp, phép đối.
- Khái quát được chủ đề, nội dung…của văn bản.
- Hiểu được quan điểm của tác giả thể hiện trong văn bản.
- Hiểu được nghĩa của từ, câu, hình ảnh… trong văn bản
- Phân tích tác dụng của các biên pháp tu từ: Ẩn dụ, hoán dụ, phép điệp, phép đối. - Nhận xét, đánh giá tư tưởng, quan điểm, tình cảm… của tác giả trong văn bản.
- Nhận xét về một giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản.
- Rút ra bài học cuộc sống từ văn bản.
- Trình bày suy nghĩ của bản thân về vấn đề đặt ra trong văn bản

Số câu 01 02 01 04
Số điểm 0.5 1,5 2.0 4,0
Tỉ lệ 5% 15% 20% 40%

II. Tạo lập văn bản Viết bài văn nghị luận văn học về các tác phẩm Văn học Trung đại trong chương trình.

Số câu 0 01 01
Số điểm 0 6,0 6,0
Tỉ lệ 0% 60% 60%
Tổng cộng
Số câu 01 02 01 01 05
Số điểm 0,5 1,5 2,0 6,0 10,0
Tỉ lệ 5% 15% 20% 60% 100%
III. BIÊN SOẠN ĐỀ THI
Phần I: Đọc hiểu (4,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:
Bất cứ ai cũng đã từng thất bại, đã từng vấp ngã ít nhất một lần trong đời như một quy luật bất biến của tự nhiên. Có nhiều người có khả năng vực dậy, đứng lên rồi nhẹ nhàng bước tiếp như thể chẳng có chuyện gì xảy ra, nhưng cũng có nhiều người chỉ có thể ngồi một chỗ và vẫn luôn tự hỏi lí do vì sao bản thân lại có thể dễ dàng “mắc bẫy” đến như thế…
Bất kì vấp ngã nào trong cuộc sống cũng đều mang lại cho ta một bài học đáng giá: Về một bài toán đã áp dụng cách giải sai, về lòng tốt đã gửi nhầm chủ nhân hay về một tình yêu lâu dài bỗng phát hiện đã trao nhầm đối tượng.
(...)
Đừng để khi tia nắng ngoài kia đã lên, mà con tim vẫn còn băng lạnh. Đừng để khi cơn mưa kia đã tạnh, mà những giọt lệ trên mi mắt vẫn còn tuôn rơi. Thời gian làm tuổi trẻ đi qua nhanh lắm, không gì là mãi mãi, nên hãy sống hết mình để không nuối tiếc những gì chỉ còn lại trong quá khứ mà thôi.
(Trích: Hãy học cách đứng lên sau vấp ngã - Nguồn: www.vietgiaitri.com)
Câu 1 (0.5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích?
Câu 2 (1.0 điểm): Rút ra bài học có ý nghĩa nhất đối với anh/chị từ câu văn sau: “Bất cứ ai cũng đã từng thất bại, đã từng vấp ngã ít nhất một lần trong đời như một quy luật bất biến của tự nhiên”?
Câu 3 (0.5 điểm): Theo anh/chị vì sao tác giả cho rằng: “Bất kì vấp ngã nào trong cuộc sống cũng đều mang lại cho ta một bài học đáng giá”?
Câu 4 (2.0 điểm): Từ đoạn trích trên anh/chị rút ra được bài học gì cho bản thân?
Phần II. Tạo lập văn bản
Câu 1 (6,0 điểm):
Vẻ đẹp của con người thời Trần trong bài thơ “Tỏ lòng” của tác giả Phạm Ngũ Lão.
IV. HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần Câu Nội dung Điểm
I I. ĐỌC HIỂU 4,0
1 Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận/ Phương thức nghị luận 0,5
2 Ý nghĩa của câu văn:
- Thất bại, vấp ngã là điều thường thấy trong cuộc sống, trong cuộc đời không ai sống mà không một lần thất bại, vấp ngã trước những khó khăn, thử thách.
- Con người cần nhận thức được điều này để sẵn sàng chấp nhận thất bại và tìm cách vượt qua.

1.0
3 Từ câu văn: “Bất kì vấp ngã nào trong cuộc sống cũng đều mang lại cho ta một bài học đáng giá” học sinh có thể rút ra một trong số các bài học
- Vấp ngã giúp ta hiểu được những yếu điểm của bản thân, hiểu tại sao mình không thành công…
- Từ những kinh nghiệm, những bài học được rút ra con người sẽ tiến bộ, thành công…

0.5
4 Học sinh rút ra được một trong những bài học sau:
- Không nản lòng, bỏ cuộc khi thất bại
- Sau thất bại phải biết vươn lên
- Cuộc đời, tuổi trẻ của con người rất ngắn ngủi vì vậy phải sống hết mình để sau này không phải hối tiếc

2.0

*Lưu ý: Phần đọc hiểu câu 2, 3, 4 học sinh có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau nếu hợp lí giáo viên vẫn cho điểm.

II. TẠO LẬP VĂN BẢN 6,0
Đề bài: Vẻ đẹp của con người thời Trần trong bài thơ “Tỏ lòng” của tác giả Phạm Ngũ Lão.
2.1. Yêu cầu về hình thức.
- Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề gồm nhiều ý/ đoạn văn, kết bài kết luận được vấn đề.
- Diễn đạt lưu loát, không lỗi dùng từ, đặt câu.

0,5
2.2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:.
- Vẻ đẹp của con người thời Trần trong bài thơ “Tỏ lòng”
- Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
0,5
2.3. Nội dung: Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nếu hợp lí giáo viên vẫn cho điểm tối đa.
a. Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và vấn đề cần nghị luận 0,5
b. Giải quyết vấn đề cần nghị luận
* Vẻ đẹp của con người thời Trần trong tác phẩm
- Vẻ đẹp của người tráng sĩ và quân đội nhà Trần mang tầm vóc vũ trụ và sức mạnh thời đại
+ Tư thế hiên ngang, lẫm liệt sẵn sàng chiến đấu bảo vệ tổ quốc.
+ Sức mạnh, khí thế chiến đấu hào hùng, tinh thần quyết chiến quyết thắng.
- Vẻ đẹp con người thời Trần còn được thể hiện qua quan niệm về chí làm trai và vẻ đẹp nhân cách của Phạm Ngũ Lão
+ Là đấng nam nhi trong xã hội phong kiến phải trả món nợ công danh cho đất nước.
+ Nỗi thẹn thùng của một con người có nhân cách cao cả muốn cống hiến cho dân, cho nước.
* Khái quát, liên hệ:
- Vẻ đẹp sức mạnh và tinh thần của con người thời Trần mang đậm Hào khí Đông A
- Nghệ thuật: Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, hình ảnh thơ kì vĩ, ngôn ngữ hàm súc, giàu sức biểu cảm
- Liên hệ rút ra bài học nhận thức cho bản thân

3,5
c. Kết thúc vấn đề: Khái quát lại vấn đề cần nghị luận 0,5
2.4. Sáng tạo: Học sinh có cách diễn đạt mới mẻ thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận 0,5
ĐIỂM TOÀN BÀI THI: I+II=10,00 điểm

* Lưu ý chung:
1. Do đặc trưng của môn Ngữ văn, bài làm của thí sinh cần được đánh giá tổng quát, tránh đếm ý cho điểm..
2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc.
3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Bài viết có thể không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án, nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục.
4. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng hoặc phần làm văn chỉ viết một đoạn văn.
5. Cần trừ điểm đối với những lỗi về hành văn, ngữ pháp và chính tả.
--------- Hết---------

Xem thêm các bài Giáo án ngữ văn 10, hay khác:

Bộ Giáo án ngữ văn 10 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 10.

Xem Thêm

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập