Giáo án ngữ văn 10 bài: Thực hành phép tu từ: Phép điệp và phép đối

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Thực hành phép tu từ: Phép điệp và phép đối. Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 10 tập 2. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về.

Ngày soạn:
Ngày dạy:
Dạy lớp:…………………………………
…………………………………
Tuần 28 – Tiết 83: THỰC HÀNH CÁC PHÉP TU TỪ: PHÉP ĐIỆP VÀ PHÉP ĐỐI
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Củng cố và nâng cao kiến thức về phép điệp và phép đối trong việc sử dụng tiếng Việt.
2. Kĩ năng: Có kĩ năng nhận diện, phân tích cấu tạo và tác dụng của hai phép tu từ trên va có khả năng sử dụng được các phép tu từ đó khi cần thiết.
3. Về thái độ, phẩm chất
a. Thái độ: Thấy được vẻ đẹp của tiếng Việt để yêu quý, tôn trọng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt..
b. Phẩm chất:
+ Sống yêu thương
+ Sống tự chủ.
+ Sống trách nhiệm.
4. Về phát triển năng lực
a. Phát triển năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thẩm mĩ, năng lực hợp tác, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông.
b. Năng lực riêng: Năng lực đọc hiểu văn bản, năng lực cảm thụ thơ văn, năng lực tự nhận thức, năng lực giải quyết một số vấn đề đặt ra từ văn bản.
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên:
- Soạn giáo án giảng dạy.
- Thiết kế giáo án, SGK ngữ văn 10, sách giáo viên ngữ văn 10 tập 2, các tài liệu tham khảo.
2. Học sinh: Vở soạn - sách giáo khoa ngữ văn 10 tập 2.
III. Các bước lên lớp
Bước 1: Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
Bước 2: Kiểm tra bài cũ: (1’)
Bước 3: Bài mới
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV giao nhiệm vụ: Nếu khái niệm và tác dụng của phép điệp, phép đối
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
Từ đó, giáo viên giới thiệu Vào bài: Ở cấp THCS các em đã học về phép điệp. Phép điệp là biện pháp tu từ lặp lại một yếu tố diễn đạt (vần, nhịp, từ, cụm từ, câu) nhằm nhấn mạnh, biểu đạt cảm xúc và ý nghĩa, có khả năng gợi hình tượng nghệ thuật. Tiết học hôm nay chúng ta sẽ luyện tập để hiểu rõ hơn về phép điệp - Nhận thức được nhiệm vụ cần giải quyết của bài học.
- Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết nhiệm vụ.
- Có thái độ tích cực, hứng thú.
1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Họat động của GV - HS Nội dung bài học
Hoạt động : Luyện tập về phép điệp
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Nhóm 1;2: Làm bài tập 1
- Nhóm 3;4: Làm bài tập 2
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
* Hoạt động cá nhân: Mỗi cá nhân đọc yêu cầu bài tập trong SGK
* Hoạt động nhóm: Học sinh thảo luận và thống nhất ý kiến, ghi vào bảng phụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS trả lời câu hỏi.
- Gv quan sát, hỗ trợ, tư vấn
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV: nhận xét đánh giá kết quả của các cá nhân, chuẩn hóa kiến thức.

I. Luyện tập về phép điệp
1. Bài tập 1:
- Bài ca dao “Trèo lên cây bưởi” có ba điệp ngữ : một là “Nụ tầm xuân”, hai là “cá mắc câu”, ba là “chim vào lồng”. Cơ sở tâm lí của điệp từ là một sự vật, sự việc và hiện tượng xuất hiện liên tiếp nhiều lần buộc người ta phải chú ý.
+ Nếu thay “nụ tầm xuân” bằng một thứ hoa sẽ làm cho âm hưởng, ý nghĩa của bài ca dao thay đổi.
Mặt khác, nói tới hoa là chỉ chung người con gái. Nhưng nói nụ là khẳng định người con gái ở độ tuổi trăng tròn ở thời đẹp nhất. Vả lại “Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc” tức là cô gái đã đi lấy chồng. Hoa chỉ có tàn thôi. Nụ nở ra hoa. Vì thế không thể thay thế hoa vào nụ được.
+ “Cá mắc câu” và “chim vào lồng” được điệp lại làm rõ hoàn cảnh của cô gái, sự so sánh của cô gái. Cách lặp này không giống với “Nụ tầm xuân” ở câu trên.
Những yếu tố: gần, thì, có, vì là yếu tố lặp mang sắc thái tu từ.
1. Bài tập 2:
+ Gần, thì  Nhấn mạnh mối quan hệ của con người với môi trường sống. Đó là sự ảnh hưởng của con người trong các mối quan hệ.
+ Có  khẳng định sự kiên trì, bền bĩ thì có ngày thành đạt.
+ Vì  khẳng định, nhấn mạnh mối quan hệ trong so sánh.
a1. Ba ví dụ điệp từ không mang sắc thái tu từ
+ Này chồng, này vợ, này cha
Này là em ruột, này là em dâu
+ Cơm không ăn thì con ăn gì
+ Mưa trắng nước, trắng trời
a2. Ba câu điệp từ không mang sắc thái tu từ
+ Lúa mới cấy được mấy ngày lúa đã bén chân
+ Gặp cơm, tôi ăn cơm
+ Đi, tôi đi sợ gì
+ Khi tỉnh rượu lúc canh tàn
Giật mình mình lại thương mình xót xa
+ Khi sao phong gấm rủ là
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường
+ Mặt sao dày gió dạn sương
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân
+ Vui là vui gượng kẻo là
Ai tri âm đó mặn mà chi ai
Người làm thơ tìm đến thơ như một phương tiện để giãi bày, giải bày tâm trạng của mình với bạn đọc tri âm. Chẳng có ai làm thơ lại nghĩ thơ là thứ ngôn ngữ cao siêu và thiêng liêng bao giờ. Họ chọn lọc ngôn ngữ của đời thường, cách nói của đời thường để sáng tạo ra cách nói riêng. Cách nói tác động tới tư tưởng, tình cảm con người. Người làm thơ cũng không bao giờ nói hết, cạn ý, cạn lời. Họ biết dừng đúng chỗ, đúng lúc để người đọc, người nghe tự suy ngẫm, suy ngẫm để hoàn thiện một nhân cách.
Phép điệp là một phép tu từ. Người ta làm xuất hiện một yếu tố ngôn ngữ nhiều lần có tác dụng làm cho người đọc, người nghe suy nghĩ, liên tưởng, để từ đó khắc sâu một tư tưởng, tình cảm, hành động vươn tới cái đẹp.
3. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, MỞ RỘNG
Họat động của
GV và HS Nội dung bài học
Hoạt động: Luyện tập về phép đối:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Nhóm 1;2: Làm bài tập 1
- Nhóm 3;4: Làm bài tập 2
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
* Hoạt động cá nhân: Mỗi cá nhân đọc yêu cầu bài tập trong SGK
* Hoạt động nhóm: Học sinh thảo luận và thống nhất ý kiến, ghi vào bảng phụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS trả lời câu hỏi.
- Gv quan sát, hỗ trợ, tư vấn
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV: nhận xét đánh giá kết quả của các cá nhân, chuẩn hóa kiến thức.

I. Luyện tập về phép đối
1. Bài tập 1:
+ Chim có tổ, người có tông
- Đây là đối thanh trắc/ bằng
+ Đói cho sạch, rách cho thơm
- Đây là đối thanh
+ Người có chí ắt phải nên, nhà có nền ắt phải vững
- Cũng là đối thanh
+ Tiên học lễ: diệt trò tham nhũng
+ Hậu học văn: trừ thói cửa quyền
- Đối từ, đối nghĩa
Kết luận: sự sắp xếp từ ngữ để tạo ra sự cân đối, hài hoa về mặt âm thanh, đối về nghĩa
Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da
+ Đây là phép đối về từ: Khuôn trăng/nét ngài (danh từ); đầy đặn/nở nang (tính từ); Hoa/ngọc (danh từ), cười/thốt (động từ), mây/tuyết (danh từ), thua/nhường (tính từ), nước tóc/màu da (danh từ)
- Rắp mượn điền viên vui tuế nguyệt
Trót đem thân thế hẹn tang bồng
+ Cũng tương tự như trên đây là đối từ
+ Đối trong “Hịch tướng sĩ”
- Dự Nhượng nuốt than báo thù cho chủ
Thân khoái chặt tay cứu nạn cho nước
- Tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối
+ Đối trong “ Đại cáo bình Ngô”
- Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ dưới hầm tai vạ
- Gươm mài núi đã đá cũng phải mòn
Voi uống nước nước sông phải cạn
+ Đối trong “Truyện Kiều”
- Người lên ngựa, kẻ chia bào
- Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường.
- Phép đối là sự lựa chọn từ ngữ để đối thanh, đối từ ngữ và đối nghĩa để nhấn mạnh nội dung nào đó.
2. bài tập 2:
- Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng
Đối thanh: tật /lòng (trắc/bằng)
- Bán anh em xa, mua láng giềng gần.
- Đối nghĩa: Bán/mua; xa/gần, anh em/láng giềng.
- Phép đối trong tục ngữ nhằm làm phong phú thêm cho phán đoán (một câu tục ngữ thông thường là một phán đoán)
- Nó làm rõ nghĩa: tương đồng hoặc tương phản.
- Tạo ra sự hoàn chỉnh và dễ nhớ
+ Đối thanh
Chim có tổ, người có tông
Tổ/ tông
+ Đối nghĩa
Gặp đây anh năm cổ tay…
Khi xưa em trắng, sao rày em đen
Khi xưa/ sao rày
Trắng / đen
+ Đối từ
Da trắng vỗ bì bạch
Rừng sâu mưa lâm thâm
Da trắng/ Rừng sâu
Vỗ/ Mưa
Bì bạch/ lâm thâm
+ Đối âm
GV gợi ý cho HS tự làm.
Bước 4: Cúng cố - dặn dò (2’)
- Em hãy tìm 3 ví dụ trong đoạn trích “ Nỗi thương mình” có dùng phép điệp ngữ?
- Nắm được khái niệm phép điệp, phép đối và phân tích được hai phép này.
- Soạn tiếp bài : Nội dung và hình thức của VBVH.

Xem thêm các bài Giáo án ngữ văn 10, hay khác:

Bộ Giáo án ngữ văn 10 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 10.

Xem Thêm

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập