Giải câu 2 trang 113 toán VNEN 8 tập 1

Câu 2: Trang 113 toán VNEN 8 tập 1

Cho tứ giác ABCD có hai đường chéo AC và BD vuông góc với nhau.

a) Gọi E, F, G, H tương ứng là trung điểm các cạnh AB,BC, CD, DA. Chứng minh rằng EFGH là hình chữ nhật.

b) Gọi I, J, K, L tương ứng là trung điểm các cạnh EF, FG, GH, HE nói ở câu a). Chứng minh rằng IJKL là hình thoi.

c) Gọi M, N, P, Q tương ứng là trung điểm các cạnh IJ, JK, KL, LI nói ở câu b). Chứng minh rằng MNPQ là hình chữ nhật.

d) Khi AC vuông góc với BD và AC = BD thì các tứ giác EFGH, IJKL, MNPQ là hình gì? Vì sao?

Bài Làm:

a) E là trung điểm AB (gt) và H là trung điểm AD (gt) $\Rightarrow$ EH là đường trung bình của tam giác ABD

$\Rightarrow$ EH // BD, EH = $\frac{BD}{2}$ (1)

Chứng minh tương tự, ta có: FG là đường trung bình của tam giác BDC

$\Rightarrow$ FG // BD, FG = $\frac{BD}{2}$ (2)

Từ (1) và (2) $\Rightarrow$ HE // FG, HE = FG

$\Rightarrow$ EFGH là hình bình hành.

Lại  có: H là trung điểm AD (gt); G là trung điểm DC (gt) $\Rightarrow$ HG là đường trung bình của tam giác ADC

$\Rightarrow$ HG // AC.

Mà AC vuông góc với BD (gt) $\Rightarrow$ HG vuông góc với BD.

Lại có: BD // HE (cmt) $\Rightarrow$ HG vuông góc với HE.

Hình bình hành EFGH có $\widehat{EHG}$ =90$^{0}$ (cmt)

$\Rightarrow$ EFGH là hình chữ nhật.

b) Nối E với G, F với H.

Ta có: L là trung điểm EH (gt); I là trung điểm EF (gt) $\Rightarrow$ IL là đường trung bình của tam giác EFH

$\Rightarrow$ IL // HF, IM = $\frac{HF}{2}$ (3)

Chứng minh tương tự, ta được: JK là đường trung bình của tam giác HGF

$\Rightarrow$ JK // HF , JK = $\frac{HF}{2}$ (4)

Từ (3) và (4) $\Rightarrow$ IL // JK, IL = JK $\Rightarrow$ ILKJ là hình bình hành.

Lại có: EFGH là hình chữ nhật $\Rightarrow$ HG = EF.

Và: K là trung điểm HG (gt); I là trung điểm EF (gt) $\Rightarrow$ HK = EI

Xét tam giác LHK vuông tại H và tam giác LEI vuông tại E, có:

LH = LE (L là trung điểm HE )

HK = EI (cmt)

$\Rightarrow$ $\Delta$LHK = $\Delta$LEI $\Rightarrow$ KL = LI.

Xét ILKJ là hình bình hành có: KL = LI (cmt) $\Rightarrow$ ILKJ là hình thoi.

c) Q là trung điểm IL (gt) và M là trung điểm IJ (gt) $\Rightarrow$ QM là đường trung bình của tam giác ILJ

$\Rightarrow$ QM // LJ, QM = $\frac{LJ}{2}$ (5)

Chứng minh tương tự, ta có: PN là đường trung bình của tam giác LJK

$\Rightarrow$ PN // LJ, PN = $\frac{LJ}{2}$ (6)

Từ (5) và (6) $\Rightarrow$ QM = PN, QM // PN.

$\Rightarrow$ MNPQ là hình bình hành.

Lại có: Q là trung điểm LI (gt); P là trung điểm LK (gt) $\Rightarrow$ QP là đường trung bình của tam giác LIK

$\Rightarrow$ QP // IK.

Mà IK vuông góc với LJ (tính chất hình thoi) $\Rightarrow$ QP vuông góc với LJ.

Lại có: LJ // PN (cmt) $\Rightarrow$ QP vuông góc PN.

Hình bình hành MNPQ có $\widehat{QPN}$ =90$^{0}$ (cmt)

$\Rightarrow$ MNPQ là hình chữ nhật.

d) Khi AC vuông góc với BD và AC = BD thì các tứ giác EFGH, IJKL, MNPQ là các hình vuông.

Xem thêm các bài Toán VNEN 8 tập 1, hay khác:

Để học tốt Toán VNEN 8 tập 1, loạt bài giải bài tập Toán VNEN 8 tập 1 đầy đủ kiến thức, lý thuyết và bài tập được biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Lớp 8.

Phần đại số

Chương I. Phép nhân và phép chia các đa thức

Chương II. Phân thức đại số

Phần hình học

Chương I. Tứ giác

Chương 2. Diện tích

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.