Giải VNEN toán 8 bài 4: Những hằng đẳng thức đáng nhớ (tiếp)

Giải bài 4: Những hằng đẳng thức đáng nhớ (tiếp) - Sách VNEN toán 8 tập 1 trang 12. Phần dưới sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học.

A. B. Hoạt động khởi động và hình thành kiến thức

1. a) Với a, b là hai số bất kì, hãy viết tiếp vào chỗ trống để hoàn thành phép nhân:

(a + b)(a + b)$^{2}$ = (a + b)(a$^{2}$ + 2ab + b$^{2}$)

                        =…………………………………..

                        =…………………………………..

Trả lời:

(a + b)(a + b)$^{2}$ = (a + b)(a$^{2}$ + 2ab + b$^{2}$)

                        = a$^{3}$ + 2a$^{2}$b + ab$^{2}$ + a$^{2}$b + 2ab$^{2}$ + b$^{3}$

                        = a$^{3}$ + 3a$^{2}$b + 3ab$^{2}$ + b$^{3}$

b) Đọc kĩ nội dung sau

Lập phương của một tổng

  • Với A và B là các biểu thức tùy ý, ta có: (A + B)$^{3}$ = A$^{3}$ + 3A$^{2}$B + 3AB$^{2}$ + B$^{3}$

c) Tính (2x + y)$^{3}$.

Trả lời:

(2x + y)$^{3}$ = (2x)$^{3}$ + 3.(2x)$^{2}$.y + 3.2x.y$^{2}$ + y$^{3}$ = 8x$^{3}$ + 12x$^{2}$y + 6xy$^{2}$ + y$^{3}$.

2. a) Với a, b là hai số bất kì, hãy tính [a + (-b)]$^{3}$ theo hai cách:

Cách 1: Vận dụng công thức tính lập phương của một tổng.

Cách 2: Viết [a + (-b)]$^{3}$ = (a – b)$^{3}$ = (a – b)(a – b)$^{2}$ và vận dụng phép nhân đa thức với đa thức.

Trả lời:

Cách 1: [a + (-b)]$^{3}$ = a$^{3}$ + 3.a$^{2}$.(-b) + 3.a.(-b)$^{2}$ + (-b)$^{3}$ = a$^{3}$ - 3a$^{2}$b + 3ab$^{2}$ - b$^{3}$.

Cách 2: [a + (-b)]$^{3}$ = (a – b)$^{3}$ = (a – b)(a – b)$^{2}$ = (a – b)(a$^{2}$ - 2ab + b$^{2}$) = a$^{3}$ - 3a$^{2}$b + 3ab$^{2}$ - b$^{3}$.

b) Đọc kĩ nội dung sau

Lập phương của một hiệu:

  • Với A và B là các biểu thức tùy ý, ta có: (A - B)$^{3}$ = A$^{3}$ - 3A$^{2}$B + 3AB$^{2}$ - B$^{3}$

c) Tính (x – 3y)$^{3}$.

Trả lời:

(x – 3y)$^{3}$ = x$^{3}$ - 3.x$^{2}$.3y + 3.x.(3y)$^{2}$ - (3y)$^{3}$

               = x$^{3}$ - 9x$^{2}$y + 27xy$^{2}$ - 27y$^{3}$.

C. Hoạt động luyện tập

Câu 1: Trang 14 toán VNEN toán 8 tập 1

Hãy phát biểu bằng lời các đẳng thức: lập phương của một tổng, lập phương của một hiệu.

Xem lời giải

Câu 2: Trang 14 toán VNEN 8 tập 1

Trong các phát biểu sau, khẳng định nào đúng?

a) (2x – 3)$^{2}$ = (3 – 2x)$^{2}$;                      b) (x – 2)$^{3}$ = (2 – x)$^{3}$;

c) (x + 2)$^{3}$ = (2 + x)$^{3}$;                          d) x$^{2}$ - 1 = 1 - x$^{2}$.

Hãy nêu nhận xét về quan hệ của (A – B)$^{3}$ với (B – A)$^{3}$.

Xem lời giải

Câu 3: Trang 15 toán VNEN 8 tập 1

Tính:

a) (2y – 1)$^{3}$;                  b) (3x$^{2}$ + 2y)$^{3}$;                  c) ($\frac{1}{3}$x – 2$^{3}$.

Xem lời giải

Câu 4: Trang 15 toán VNEN 8 tập 1

Viết các biểu thức sau dưới dạng lập phương của một tổng hoặc một hiệu:

a) -x$^{3}$ + 3x$^{2}$ - 3x + 1;                        b) 64 – 48x + 12x$^{2}$ - x$^{3}$.

Xem lời giải

D. E. Hoạt động vận dụng và tìm tòi, mở rộng

Câu 1: Trang 15 toán VNEN 8 tập 1

Tính giá trị của biểu thức:

a) 27x$^{3}$ + 27x$^{2}$ + 9x + 1 tại x = 13;

b) x$^{3}$ - 15x$^{2}$ + 75x -125 tại x = 35;

c) x$^{3}$ + 12x$^{2}$ + 48x + 65 tại x = 6.

Xem lời giải

Câu 2: Trang 15 toán VNEN 8 tập 1

Cho a + b + c = 0, chứng minh rằng a$^{3}$ + b$^{3}$ + c$^{3}$ = 3abc.

Xem lời giải

Xem thêm các bài Toán VNEN 8 tập 1, hay khác:

Để học tốt Toán VNEN 8 tập 1, loạt bài giải bài tập Toán VNEN 8 tập 1 đầy đủ kiến thức, lý thuyết và bài tập được biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Lớp 8.

Phần đại số

Chương I. Phép nhân và phép chia các đa thức

Chương II. Phân thức đại số

Phần hình học

Chương I. Tứ giác

Chương 2. Diện tích

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.