Giải câu 1 bài 4: Đường tiệm cận

Bài 1: Trang 30 - sgk giải tích 12

Tìm các tiệm cận của đồ thị hàm số

a) $y=\frac{x}{2-x}$;

b) $y=\frac{-x+7}{x+1}$;

c) $y=\frac{2x-5}{5x-2}$;

d) $y=\frac{7}{x}-1$.

Bài Làm:

a) Ta có $\lim_{x \to 2^{-}}\frac{x}{2-x}=+\infty$ nên x=2 là tiệm cận đứng của đồ thị hàm số.

$\lim_{x \to +\infty}\frac{x}{2-x}=-1$ nên $y=-1$ là đường tiệm cận ngang.

b) $\lim_{x \to 1^{-}}\frac{-x+7}{x+1}=-\infty\Rightarrow x=-1$ là tiệm cận đứng.

$\lim_{x \to +\infty}\frac{-x+7}{x+1}=\lim_{x \to +\infty} \frac{-1+\frac{7}{x}}{1+\frac{1}{x}}=-1 \Rightarrow y=-1$ là tiệm cận ngang.

c) $\lim_{x \to \frac{2}{5}^{+}}\frac{2x-5}{5x-2}=-\infty \Rightarrow x=\frac{2}{5}$ là tiệm cận đứng.

$\lim_{x \to + \infty}\frac{2x-5}{5x-2}=\frac{2}{5} \Rightarrow x=\frac{2}{5}$ là tiệm cận ngang.

d) Tương tự ta có tiệm cận đứng là trục Oy, tiệm cận ngang là trục hoành Ox.

Nhận xét: Với hàm số có dạng $y=\frac{ax+b}{cx+d}$ với $ad \neq bc$ thì đồ thị hàm số có tiệm cận ngang $y=\frac{a}{c}$ và tiệm cận đứng $x=-\frac{d}{c}$.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Giải bài 4: Đường tiệm cận

Bài 2: Trang 30 sgk giải tích 12

Tìm các đường tiệm cận đứng và tiệm cận ngang của đồ thị hàm số

a) $y=\frac{2-x}{9-x^{2}}$;

b) $y=\frac{x^{2}+x+1}{3-2x-5x^{2}}$;

c) $y=\frac{x^{2}-3x+2}{x+1}$;

d) $y=\frac{\sqrt{x}+1}{\sqrt{x}-1}$.

Xem lời giải

Phần tham khảo mở rộng

Dạng 1: Tìm số tiệm cận của đồ thị hàm số

Xem lời giải

Dạng 2: Tìm tham số để hàm số thoả mãn một số điều kiện về tiệm cận

Xem lời giải

Lớp 12 | Để học tốt Lớp 12 | Giải bài tập Lớp 12

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 12, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 12 giúp bạn học tốt hơn.