Giải câu 1 bài 4: Bất phương trình bậc nhất hai ẩn sgk Đại số 10 trang 99

Câu 1: trang 94 sgk Đại số 10 

Biểu diễn hình học tập nghiệm của các bất phương trình bậc nhất hai ẩn sau:

a. \(-x+2+2(y-2)<2(1-x)\)

b. \(3(x-1)+4(y-2)<5x-3\)

Bài Làm:

a. \(-x+2+2(y-2)<2(1-x)\)

\(\Leftrightarrow -x+2+2y-4-2+2x<0\)

\(\Leftrightarrow x+2y-4<0\Leftrightarrow 2y<-x+4\Leftrightarrow y<-\frac{1}{2}x+2\)

Tập nghiệm của bất phương trình là: 

\(T = \left\{ {(x;y)|x \in\mathbb R;y <  - {x \over 2} + 2} \right\}\)

Để biểu diễn tập nghiệm \(T\)trên mặt phẳng tọa độ, ta thực hiện các bước sau:

  • Vẽ đường thẳng \((d): y= -\frac{1}{2}x+2\)
  • Lấy điểm gốc tọa độ \(O(0; 0) \notin (d)\)

Ta thấy: \(-\frac{1}{2} .0 + 2=2>0\).

Nên \(O(0; 0)\)là một nghiệm của bất phương trình.

Vậy nửa mặt phẳng bờ là đường thẳng \((d)\)(không kể bờ) chứa gốc \(O(0; 0)\)là tập hợp các điểm biểu diễn tập nghiệm của bất phương trình đã cho (nửa mặt phẳng không bị tô màu)

b. \(3(x-1)+4(y-2)<5x-3\)

\(\Leftrightarrow 3x - 3 + 4y - 8 - 5x + 3 < 0 \)

\(\Leftrightarrow - 2x + 4y - 8 < 0 \)

\(\Leftrightarrow x - 2y + 4 > 0 \)

\(\Leftrightarrow x > 2y-4 \)

Tập nghiệm của bất phương trình là: 

\(T = \left\{ {(x;y)|y \in\mathbb R;x  > 2y-4} \right\}\)

  • Vẽ đường thẳng \((\Delta): x=2y-4\)
  • Lấy điểm \(O(0;0) \notin (\Delta)\)

Ta thấy \(2.0-4=-4<0\).

Nên \(O(0;0)\) là một nghiệm của bất phương trình. 

Vậy nửa mặt phẳng bờ là đường thẳng \((\Delta)\)(không kể bờ) chứa gốc \(O(0; 0)\) là tập hợp các điểm biểu diễn tập nghiệm của bất phương trình đã cho (nửa mặt phẳng không bị tô màu)

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Giải bài 4: Bất phương trình bậc nhất hai ẩn sgk Đại số 10 trang 94

Câu 2: trang 99 sgk Đại số 10

Biểu diễn hình học tập nghiệm của các hệ bất phương trình hai ẩn sau.

a) \(\left\{\begin{matrix} x-2y<0\\ x+3y>-2 \\ y-x<3; \end{matrix}\right.\)

b) \(\left\{\begin{matrix} \frac{x}{3}+\frac{y}{2}-1<0\\ x+\frac{1}{2}-\frac{3y}{2}\leq 2 \\ x\geq 0. \end{matrix}\right.\)

Xem lời giải

Câu 3: trang 99 sgk Đại số 10

Có ba nhóm máy \(A, B, C\) dùng để sản xuất ra hai loại sản phẩm I và II. Để sản xuất một đơn vị sản phẩm mỗi loại phải lần lượt dùng các máy thuộc các nhóm khác nhau. Số máy trong một nhóm và số máy của từng nhóm cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm thuộc mỗi loại được cho trong bảng sau:

NhómSố máy trong mỗi nhómSố máy trong từng nhóm để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm
Loại ILoại II
A1022
B402
C1224

Một đơn vị sản phẩm I lãi \(3\) nghìn đồng, một sản phẩm II lãi \(5\) nghìn đồng. Hãy lập phương án để việc sản xuất hai loại sản phẩm trên có lãi cao nhất.

Hướng dẫn: Áp dụng phương pháp giải trong mục IV

Xem lời giải

Xem thêm các bài Đại số lớp 10, hay khác:

Để học tốt Đại số lớp 10, loạt bài giải bài tập Đại số lớp 10 đầy đủ kiến thức, lý thuyết và bài tập được biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Lớp 10.

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập