A. Tổng hợp kiến thức
I. Số gần đúng
- Trong đo đạc, tính toán người ta thường chỉ nhận được những con số gần đúng với kết quả thực tế.
- Ví dụ: Số $\prod $
II. Sai số tuyệt đối
1. Sai số tuyệt đối của một số gần đúng
- Nếu a là số gần đúng của số đúng $\overline{a}$ thì $\Delta _{a}=\left | \overline{a} -a\right |$ được gọi là sai số tuyệt đối của số gần đúng a.
2. Độ chính xác của một số gần đúng
- Nếu $\Delta _{a}=\left | \overline{a} -a\right |\leq d$ thì $-d\leq \overline{a}-a\leq d <=> a-d\leq \overline{a}\leq a+d$
- Khi đó : a là số gần đúng của $\overline{a}$ với độ chính xác d.
- Quy ước : $\overline{a}=a\pm d$
III. Quy tròn số gần đúng
- Nếu chữ số sau hàng quy tròn < 5 thì ta thay nó và các chữ số bên phải nó bởi chữ số 0.
- Nếu chữ số sau hàng quy tròn $\geq $5 thì ta cũng làm tròn như trên nhưng cộng thêm một đơn vị vào chữ số của hàng quy tròn.
B. Bài tập & Lời giải
Câu 1: Trang 23 - sgk đại số 10
Biết $\sqrt[3]{5} = 1,709975947.....$
Viết gần đúng $\sqrt[3]{5}$ theo nguyên tắc làm tròn với hai, ba, bốn chữ số thập phân và ước lượng sai số tuyệt đối.
Xem lời giải
Câu 2: Trang 23 - sgk đại số 10
Chiều dài một cái cầu đo được là: $l = 1745,25m ± 0,01m$
Hãy viết số quy tròn của số gần đúng 1745,25.
Xem lời giải
Câu 3: Trang 23 - sgk đại số 10
a) Cho số gần đúng của π là a = 3,141592653589 với độ chính xác là $10^{-10}$. Hãy viết số quy tròn của a.
b) Cho b = 3,14 và c = 3,1416 là những giá trị gần đúng của π. Hãy ước lượng sai số tuyệt đối của b và c.