Nội dung bài học gồm 2 phần:
- Lý thuyết cần biết
- Hướng dẫn giải bài tập SGK
A. Lý thuyết cần biết
1. Tập hợp
Tập hợp là một khái niệm cơ bản của toán học, không định nghĩa.
Ta xác định một tập hợp bằng hai cách:
- Liệt kê các phần tử của nó.
- Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của nó.
Tập hợp rỗng là tập hợp không chứa phần tử nào. Kí hiệu là Ø.
2. Tập hợp con
Nếu mọi phần tử của tập hợp $A$đều là phần tử của tập hợp $B$thì ta nói $A$là một tập hợp con của $B$.
Kí hiệu \(A\subset B\).
$A \subset B \Leftrightarrow \forall x: x \in a \Rightarrow x \in B$.
Tính chất
- $A \subset A $với mọi tập hợp $A$.
- Nếu $A \subset B, B \subset C$thì $A \subset C$.
- Ø \( \subset A\)với mọi tập hợp $A$.
3. Tập hợp bằng nhau
Khi $A \subset B, B \subset A$thì ta nói tập hợp $A$bằng tập hợp $B$. Kí hiệu $A=B$.
Bài tập & Lời giải
Câu 1: trang 13 sgk toán Đại số lớp 10
a) Cho \(A = \left\{x ∈\mathbb N| x < 20\text{ và } x \text { chia hết cho } 3\right\}\)
Hãy liệt kê các phân tử của tập hợp \(A\).
b) Cho tập hợp \(B = \left\{2, 6, 12, 20, 30\right\}\).
Hãy xác định \(B\) bằng cách chỉ ra một tính chất đặc trưng cho các phần tử của nó.
c) Hãy liệt kê các phần tử của tập hợp các học sinh lớp em cao dưới \(1m60\)
Xem lời giải
Câu 2: trang 13 sgk toán Đại số 10
Trong hai tập hợp \(A\) và \(B\) dưới đây, tập hợp nào là con của tập hợp còn lại ? Hai tập hợp \(A\) và \(B\) có bằng nhau không ?
a) \(A\) là tập hợp các hình vuông
\(B\) là tập hợp các hình thoi.
b) \(A =\left\{n ∈\mathbb N |n \text { là một ước chung của } 24 \text { và } 30\right\}\)
\(B = \left\{ n ∈ \mathbb N| n \text { là một ước của } 6\right\}\).
Xem lời giải
Câu 3: trang 13 sgk toán Đại số 10
Tìm tất cả các tập con của tập hợp sau
a) \(A = \left\{a, b\right\}\);
b) \(B = \left\{0, 1, 2\right\}\).