Dạng 2: Bài toán lãi kép

Dạng 2: Bài toán lãi kép

Bài Làm:

I. Phương pháp giải:

a) Định nghĩa: Lãi kép là phần lãi của kỳ sau được tính trên số tiền gốc kỳ trước cộng với phần lãi của kỳ trước.

b) Công thức: Giả sử số tiền gốc là A, lãi suất r% /kỳ hạn gửi (có thể là tháng, quý hay năm).

  • Số tiền nhận được cả gốc và lãi sau n kỳ hạn gửi là $A(1+r)^n$.
  • Số tiền lãi nhận được sau n kỳ hạn gửi là $ A(1+r)^n $- A.

II. Bài tập áp dụng

Bài tập 1: Ông Công muốn sở hữu khoản tiền 20.000.000đ vào ngày 15/11/2023 ở một tài khoản có lãi suất năm là 6,05%. Hỏi ông Công cần đầu tư bao nhiêu tiền trên tài khoản này vào ngày 15/11/2018 để đạt được mục tiêu đề ra?

Bài giải: Gọi A là số tiền ban đầu cần đầu tư, ta có:

$20.000.000 =A \times (1+0,0605)^5$

$\Rightarrow A= 20.000.000 \times (1+0.0605)^{-5}=14.909.965$đ.

Vậy ông Công cần đầu tư 14.909.965đ.

Bài tập 2: Một người lần đầu gửi vào ngân hàng 100 triệu đồng với kỳ hạn 3 tháng, lãi suất 2% một quý theo hình thức lãi kép. Sau đúng 6 tháng, người đó gửi thêm 100 triệu đồng với kỳ hạn và lãi suất như trước đó. Tổng số tiền người đó nhận được 1 năm sau khi gửi thêm tiền là bao nhiêu?

Bài giải: Ta có 3 tháng =1 quý; 6 tháng = 2 quý; 1 năm = 4 quý.

Sau 6 tháng, người đó có tổng tiền là $100\times (1+0,02)^2=104,04tr$.

Người đó gửi thêm 100 triệu đồng nữa nên tổng tiền sau đó là 204,04 triệu đồng.

Vậy số tiền sau 1 năm nữa là $204,04 \times (1+0,02)^4 \approx 220tr$.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Giải bài 1: Lũy thừa

Câu 1: Trang 55- sgk giải tích 12

Tính:

a) $9^{\frac{2}{5}}.27^{\frac{2}{5}}$

b) $144^{\frac{3}{4}}.9^{\frac{3}{4}}$

c) $(\frac{1}{16})^{-0,75}+0,25^{\frac{-5}{2}}$

d) $(0,04)^{-1,5}-(0,125)^{-\frac{2}{3}}$

Xem lời giải

Câu 2: Trang 55- sgk giải tích 12

Viết các biểu thức sau dưới dạng lũy thừa với số mũ hữu tỉ:

a) $a^{\frac{1}{3}}.\sqrt{a}$

b) $b^{\frac{1}{2}}.b^{\frac{1}{3}}.\sqrt[6]{b}$

c) $a^{\frac{4}{3}}:\sqrt[3]{a}$

d) $\sqrt[3]{b}:b^{\frac{1}{6}}$

 

Xem lời giải

Câu 3: Trang 56- sgk giải tích 12

Viết các số sau theo thứ tự tăng dần:

a) $1^{3,75};2^{-1};(\frac{1}{2})^{-3}$

b) $98^{0};(\frac{3}{7})^{-1};32^{\frac{1}{5}}$

 

Xem lời giải

Câu 4: Trang 56- sgk giải tích 12

Rút gọn các biểu thức sau:

a) $\frac{a^{\frac{4}{3}}(a^{-\frac{1}{3}}+a^{\frac{2}{3}})}{a^{\frac{1}{4}}(a^{\frac{3}{4}}+a^{-\frac{1}{4}})}$

b) $\frac{b^{\frac{1}{5}}(\sqrt[5]{b^{4}}-\sqrt[5]{b^{-1}})}{b^{\frac{2}{3}}(\sqrt[3]{b}-\sqrt[3]{b^{-2}})}$

c) $\frac{a^{\frac{1}{3}}b^{-\frac{1}{3}}-a^{-\frac{1}{3}}b^{\frac{1}{3}}}{\sqrt[3]{a^{2}}-\sqrt[3]{b^{2}}}$

d) $\frac{a^{\frac{1}{3}}\sqrt{b}+b^{\frac{1}{3}}\sqrt{a}}{\sqrt[6]{a}+\sqrt[6]{b}}$

Xem lời giải

Câu 5: Trang 56- sgk giải tích 12

Chứng minh rằng:

a) $(\frac{1}{3})^{2\sqrt{5}}<(\frac{1}{3})^{3\sqrt{2}}$

b) $7^{6\sqrt{3}}>7^{3\sqrt{6}}$

Xem lời giải

Phần tham khảo mở rộng

Dạng 1: So sánh các luỹ thừa, căn số

Xem lời giải

Lớp 12 | Để học tốt Lớp 12 | Giải bài tập Lớp 12

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 12, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 12 giúp bạn học tốt hơn.