Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng KHTN 8 KNTT bài 32: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở người

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Hãy giải thích nghĩa đen về mặt sinh học của câu thành ngữ “Nhai kĩ no lâu”

Câu 2: Các chất cần cho cơ thể như nước, muối khoáng, các loại vitamin khi vào cơ thể theo đường tiêu hóa thì cần phải qua những hoạt động nào của hệ tiêu hóa? Cơ thể người có thể nhận các chất này theo con đường nào khác không?

Câu 3: Trình bày một số bệnh do mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Đề xuất các biện pháp lựa chọn, bảo quản và chế biến thực phẩm giúp phòng chống các bệnh vừa nêu.

Câu 4: Hãy nêu các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa và cơ sở khoa học của các biện pháp đó.

Câu 5: Người bị bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng nên và không nên sử dụng các loại thức ăn đồ uống nào? Em hãy kể tên và giải thích

Bài Làm:

Câu 1:

Nghĩa đen về mặt sinh học của câu thành ngữ này là khi ta nhai kĩ thì hiệu suất tiêu hóa càng cao, cơ thể hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng hơn nên no lâu hơn

Câu 2: 

- Các chất cần cho cơ thể như nước, muối khoáng, các loại vitamin khi vào cơ thể theo đường tiêu hóa thì cần phải trải qua các hoạt động như: ăn, đẩy thức ăn trong ống tiêu hóa, hấp thụ thức ăn.

Cơ thể người có thể nhận các chất này theo con đường khác là tiêm chích qua tĩnh mạch vào hệ tuần hoàn máu hoặc qua kẽ giữa các tế bào nước mô rồi lại vào hệ tuần hoàn máu.

Câu 3: 

- Một số bệnh do mất vệ sinh an toàn thực phẩm: Rối loạn tiêu hóa gây đầy hơi, đau bụng, phân lỏng. Rối loạn thần kinh gây đau đầu, chóng mặt, hôn mê, liệt tứ chi,… 

Các biện pháp lựa chọn, bảo quản và chế biến thực phẩm giúp phòng chống:

+ Giữ sạch.

+ Để riêng thực phẩm sống và chín.

+ Nấu kỹ.

+ Bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ an toàn.

+ Sử dụng nước sạch và thực phẩm an toàn.

Câu 4: 

- Hạn chế dùng thực phẩm đóng hộp: Nhiều carbonhydrat tinh chế, chất béo bão hòa và phụ gia chứa trong thực phẩm đóng hộp có liên quan đến việc tăng nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa.

- Bổ sung nhiều chất xơ: Chất xơ rất có lợi cho hệ tiêu hóa  giúp thúc đẩy nhu động ruột và làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về tiêu hóa, bao gồm: loét, trào ngược, trĩ hoặc viêm ruột thừa.

- Chất béo lành mạnh vừa giúp cảm thấy dễ tiêu hóa hơn sau bữa ăn, vừa cải thiện được khả năng hấp thụ một số chất dinh dưỡng hòa tan trong chất béo

- Cung cấp đủ lượng nước cần thiết

- Giữ tinh thần thoải mái: Khi ở trong trạng thái quá căng thẳng, cơ thể sẽ tiết ra các hormon khiến máu và năng lượng chuyển ra khỏi hệ thống tiêu hóa. Stress được cho là có liên quan đến các vấn đề sức khỏe như loét dạ dày, tiêu chảy, táo bón, và hội chứng ruột kích thích.

- Tập trung khi ăn, ăn chậm nhai kỹ:  nhai chậm và tập trung thưởng thức bữa ăn có thể làm giảm các triệu chứng ở những người bị viêm loét đại tràng và hội chứng ruột kích thích.

- Tích cực vận động thể chất nhẹ nhàng giúp thực phẩm di chuyển qua hệ thống tiêu hóa một cách dễ dàng.

- Từ bỏ thói quen xấu như hút thuốc lá, uống quá nhiều rượu bia và ăn khuya rất có hại. Hút thuốc: Làm tăng gần gấp đôi nguy cơ trào ngược axit; Rượu khiến acid trong dạ dày tăng sản xuất, có thể dẫn đến chứng ợ nóng, trào ngược hoặc loét dạ dày; Nằm ngủ sau khi ăn khuya sẽ dẫn đến chứng ợ nóng và khó tiêu,...

Câu 5:

- Người bệnh nên ăn các loại thực phẩm sau:

+ Protein nạc: thịt bò, cá, trứng, đậu phụ,… là những nguồn cung cấp protein ít chất béo.

+ Các loại cá béo: cá hồi, cá thu và cá mòi cung cấp axit béo omega-3 có thể làm giảm viêm và có thể hữu ích trong việc ngăn ngừa một vết loét khác.

+ Bánh mì và ngũ cốc: cung cấp chất xơ dồi dào nên đưa vào chế độ ăn uống của người bệnh.

+ Rau:  chứa nhiều vitamin và chất chống oxy hóa đặc biệt tốt cho sức khỏe tổng thể và bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng.

+ Trái cây: chứa chất xơ và chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe người bệnh. Trong trường hợp ăn trái cây họ cam quýt gây kích thích trào ngược thì không nên ăn.

+ Sữa lên men như sữa chua cung cấp men vi sinh (vi khuẩn có lợi) cùng với protein.

+ Người bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng nên ăn thịt gia cầm bỏ da.

- Thực phẩm cần hạn chế

+ Rượu bia: Người bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng cần hạn chế tối đa uống rượu bia vì chúng là chất kích thích dạ dày và sẽ làm chậm quá trình chữa lành vết loét.

+ Caffeine: Người bệnh nên hạn chế hoặc ngừng uống cà phê, trà và nước ngọt có chứa caffein. Chúng có thể làm tăng sản xuất axit trong dạ dày.

+ Thực phẩm giàu chất béo: Cố gắng tránh một lượng lớn chất béo bổ sung, có thể làm tăng axit dạ dày và kích hoạt trào ngược. Không nên ăn các loại thịt tẩm nhiều gia vị, xúc xích, các loại thịt chiên rán.

+ Thức ăn cay: Thức ăn cay không gây loét. Tuy nhiên, chúng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng.

+ Thức ăn quá mặn: Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng thức ăn mặn có thể thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn HP. Vì vậy người bệnh nên tránh các thực phẩm chứa nhiều muối.

+ Socola: Socola có thể làm tăng sản xuất acid trong dạ dày và một số người nhận thấy rằng nó gây ra các triệu chứng trào ngược.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 8 kết nối bài 32: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở người

1. NHẬN BIẾT (9 câu)

Câu 1: Chất dinh dưỡng và dinh dưỡng là gì?

Câu 2: Nêu các nhóm dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể

Câu 3: Nêu cấu tạo và chức năng của hệ tiêu hóa

Câu 4: Hãy trình bày quá trình tiêu hóa ở khoang miệng.

Câu 5: Hãy trình bày quá trình tiêu hóa ở dạ dày.

Câu 6: Hãy trình bày quá trình tiêu hóa ở ruột non.

Câu 7: Hãy trình bày quá trình tiêu hóa ở ruột già và trực tràng.

Câu 8: Hãy nêu nguyên nhân và biện pháp phòng tránh bệnh về đường tiêu hóa như sâu răng và viêm loét dạ dày - tá tràng.

Câu 9: Chế độ dinh dưỡng của cơ thể người phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Xem lời giải

2. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1. Nêu tên các cơ quan của hệ tiêu hóa tương ứng với những vị trí được đánh số trong hình 32.1

Câu 1. Nêu tên các cơ quan của hệ tiêu hóa tương ứng với những vị trí được đánh số trong hình 32.1

Câu 2: Hãy cho biết ý nghĩa của thông tin trên bao bì (hạn sử dụng, giá trị dinh dưỡng,…) thực phẩm đóng gói.

Câu 3: Khi ta nhai cơm lâu trong miệng thấy có cảm giác ngọt là vì sao?

Câu 4: Đặc điểm cấu tạo trong của ruột non có ý nghĩa gì với chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng của nó?

Câu 5: Vì sao protein trong thức ăn bị dịch vị phân hủy nhưng protein của lớp niêm mạc dạ dày lại được bảo vệ và không bị phân hủy?

Câu 6: Nêu một số nguyên nhân gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm

Câu 7: Khi ta ăn cháo hay uống sữa, các loại thức ăn này có thể được biến đổi trong khoang miệng như thế nào?

Xem lời giải

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Em hãy đưa ra các biện pháp giữ an toàn vệ sinh thực phẩm trong khâu sản xuất, vận chuyển, bảo quản, sử dụng và chế biến

Câu 2:  Trình bày các phương pháp bảo quản và chế biến thực phẩm gia đình em thường sử dụng. Trong đó phương pháp nào an toàn? phương pháp nào có thể gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm? Vì sao? 

Câu 3: Hãy xây dựng khẩu phần ăn cho bản thân theo bảng sau

 

Xem lời giải

Xem thêm các bài Giải khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức, hay khác:

Xem thêm các bài Giải khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.