4. VẬN DỤNG CAO (5 câu)
Câu 1: Đun nóng 15,8 g thuốc tím (KMnO4)trong ống nghiệm để điều chế khí oxygen. Biết rằng, chất rắn còn lại trong ống nghiệm có khối lượng 12,6 g; khối lượng khí oxygen thu được là 2,8 g. Tính hiệu suất của phản ứng phân huỷ.
Câu 2: Còn có thể điều chế khí oxygen bằng cách đun nóng KClO3 (chất rắn màu trắng). Khi đun nóng 24,5 g KClO3, chất rắn còn lại trong ống nghiệm có khối lượng là 13,45 g. Khối lượng oxygen thu được là bao nhiêu, biết hiệu suất phân hủy là 80%.
Câu 3: Tổng hệ số của các chất sau khi cân bằng phương trình sau là bao nhiêu?
Cu + HNO3→ Cu(NO3)2 + NO↑ + H2O
Câu 4: Cho sơ đồ phản ứng:
CnH2n+2 + O2 → CO2 + H2O
Hãy tính tổng hệ số đứng trước O2 và CO2 sau khi cân bằng.
Câu 5: Cho sơ đồ phản ứng sau:
Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NxOy + H2O
Hệ số đứng trước HNO3 sau khi cân bằng phương trình là bao nhiêu?
Bài Làm:
Câu 1:
Theo định luật bảo toàn khối lượng thì khối lượng khí oxi thu được phải là:
mO2=mKMnO4–mchấtrắncònlại=15,8–12,6=3,2(g)
Hiệu suất của phản ứng phân hủy bằng:
Hs=2,83,2×100%=87,5%
Câu 2:
Theo định luật bảo toàn khối lượng, ta có khối lượng khí oxygen thu được là:
mO2= 24,5 – 13,45 = 11,05 (gam)
Khối lượng thực tế oxi thu được:
mO2 = 11,05.80:100 = 8,84 (gam)
Vậy khối lượng oxygen thu được là 8,84 gam
Câu 3:
PTHH: 3Cu + 8HNO3→ 3Cu(NO3)2 + 2NO↑ + 4H2O
→ Tổng hệ số của các chất sau khi cân bằng phương trình là: 3+8+3+2+4= 20
Trả lời:
Câu 4:
PTHH: 2CnH2n+2 + (3n+1) O2 → 2n CO2 + 2(n+1) H2O
→ Tổng hệ số của các chất sau khi cân bằng phương trình là: 3n+1 + 2n= 5n+1
Câu 5:
PTHH:
(5x-2y) Fe3O4 + (46x-18y) HNO3 →(15x-6y) Fe(NO3)3 + NxOy + (23x-9y)H2O
→ Hệ số đứng trước HNO3 sau khi cân bằng phương trình là 46x-18y