Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng cao KHTN 8 KNTT bài 45: Sinh quyển

4. VẬN DỤNG CAO (1 câu)

Câu 1: Hệ động vật, thực vật ở các hệ sinh thái nước đứng và nước chảy có đặc điểm gì thích nghi với điều kiện môi trường sống?

Bài Làm:

Câu 1:

Đặc điểm thích nghi của hệ động vật, thực vật ở các hệ sinh thái nước đứng và nước chảy với điều kiện môi trường sống:

- Hệ sinh thái nước đứng:

+ Vùng nước nông có các loài thực vật có rễ bám trong bùn, khả năng chịu đựng khi mực nước thay đổi; có các động vật đáy có cơ chế dinh dưỡng chủ yếu là ăn mùn bã hữu cơ.

+ Vùng nước sâu vừa có các sinh vật phù du có cấu tạo thích nghi cho phép chúng nổi tự do trong nước.

+ Vùng nước sâu có các động vật thích nghi với bóng tối, một số có có quan khứu giác phát triển giúp chúng xác định con mồi trong môi trường thiếu ánh sáng.

- Hệ sinh thái nước chảy:

+ Thực vật sống ở hệ sinh thái nước chảy thường có rễ sâu để bám giữ hoặc thân nổi thích nghi với điều kiện nước chảy; lá và thân mềm, thuôn dài giúp giảm lực cản từ dòng nước.

+ Động vật sống ở vùng thượng lưu – nơi thường có nước chảy xiết thường có khả năng bơi giỏi.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 8 kết nối bài 45: Sinh quyển

1. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: Sinh quyển là gì? Nêu các thành phần cấu tạo chính của sinh quyển.

Câu 2: Hãy nêu các khu sinh học chủ yếu.

Câu 3: Hãy nêu các khu sinh học trong khu sinh học trên cạn và cho biết việc hình thành các khu sinh học trên cạn khác nhau do những yếu tố nào quyết định?

Câu 4: Vẽ sơ đồ các khu sinh học nước ngọt.

Câu 5: Hãy nêu sự phân bố các sinh vật ở khu sinh học biển theo chiều sâu và chiều ngang.

Câu 6: Có những khu sinh học trên cạn nào? Em hãy lấy ví dụ một vào sinh vật sống trong các khu sinh học trên cạn đó.

Câu 7: Hãy trình bày sự phân bố sinh vật theo chiều sâu ở khu sinh học biển. Lấy ví dụ.

Xem lời giải

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1. Tại sao ở khu sinh vật biển, vùng ven bờ thường có thành phần sinh vật phong phú hơn vùng khơi?

Câu 2: Tìm những ví dụ về sự thích nghi của sinh vật với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở mỗi khu sinh học.

Câu 3: Theo em, hệ sinh thái nào là lớn nhất trên Trái Đất? Vì sao?

Câu 4: Tại sao yếu tố nhiệt độ và độ ẩm lại quyết định đến sự hình thành các khu sinh học trên cạn?

Câu 5: Tại sao dưới đáy biển sâu hầu như chỉ có các loài động vật mà không có thực vật?

Câu 6: Hãy giải thích vì sao dưới đáy biển sâu thường có nhiều sinh vật với kích thước khổng lồ.

Xem lời giải

3. VẬN DỤNG (1 câu)

Câu 1: Em hãy phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh quyển. Cho ví dụ liên hệ thực tế ở địa phương em.

Xem lời giải

Xem thêm các bài Giải khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức, hay khác:

Xem thêm các bài Giải khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.