Vì sao thể tích hỗn hợp nhỏ hơn tổng thể tích của mỗi chất lỏng?

B.HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

I - PHẢI CHĂNG CÁC CHẤT ĐƯỢC CẤU TẠO TỪ CÁC HẠT RIÊNG BIỆT VÀ GIỮA CHÚNG CÓ KHOẢNG CÁCH ?

1. Dự đoán thể tích của hỗn hợp so với tổng thể tích của rượu và nước trong thí nghiệm 1 ; của nước và muối trong thí nghiệm 2 trước khi trộn lẫn với nhau.

Thí nghiệm 1: Có hai bình thủy tinh có thể chứa được 100 $cm^{3}$ chất lỏng ở mỗi bình (Hình 21.2). Khi trộn lẫn 50 $cm^{3}$ nước ở bình thứ nhất vào 50 $cm^{3}$ rượu ở bình thứ hai.

Thí nghiệm 2 : Một cốc chứa đầy nước. Thả nhẹ vào đó một thìa muối.

Tiến hành thí nghiệm để kiểm tra dự đoán và ghi lại kết quả 1.

- Thảo luận cả lớp để trả lời các câu hỏi sau :

  • Vì sao thể tích hỗn hợp nhỏ hơn tổng thể tích của mỗi chất lỏng?
  • Có thể có phương án thí nghiệm nào khác để xác nhận kết quả vừa thu được? Hãy tiến hành thí nghiệm kiểm tra.
  •  Vì sao cốc chứa đầy nước mà khi thả muối vào nước không bị tràn khỏi cốc ?
  • Từ các thí nghiệm đó em rút ra được kết luận gì ?

Bài Làm:

Dự đoán : thể tích của hỗn hợp bé hơn so với tổng thể tích của rượu và nước trong thí nghiệm 1 và của nước và muối trong thí nghiệm 2 trước khi trộn lẫn với nhau.

- Thảo luận :

  • Thể tích hỗn hợp nhỏ hơn tổng thể tích của mỗi chất lỏng là vì giữa các nguyên tử trong nước và rượu đều có khoảng cách, khi trộn lẫn vào nhau thì nguyên tử của nước và rượu len vào khoảng cách đó làm cho thể tích giảm đi, nhỏ hơn tổng thể tích của mỗi chất lỏng.  
  • Phương án thí nghiệm khác là trộn 50cm cát khô vào 50cm ngô rồi lắc nhẹ.
  • Khi thả muối vào cốc nước đầy, các phân tử mối xen vào các khoảng cách giữa các phân tử nước nên thể tích tăng lên ít (không đáng kể) nên nước không bị tràn ra khỏi cốc. 
  • Có thể đưa ra kết luận : các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử và phân tử ; giữa các phân tử và nguyên tử có khoảng cách và chúng luôn chuyển động hỗn độn không ngừng.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Khoa học tự nhiên 8 bài 21 : Chuyển động phân tử và nhiệt độ. Nhiệt năng

Xem thêm các bài Khoa học tự nhiên 8, hay khác:

Để học tốt Khoa học tự nhiên 8, loạt bài giải bài tập Khoa học tự nhiên 8 đầy đủ kiến thức, lý thuyết và bài tập được biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Lớp 8.

Chủ đề 1: Mở đầu môn khoa học tự nhiên

Chủ để 2: Không khí, nước

Chủ đề 3: Dung dịch

Chủ đề 4: Các loại hợp chất vô cơ

Chủ đề 5: Phi kim

Chủ đề 6: Áp suất, lực đẩy ác-si-mét

Chủ đề 7: Công, công suất cơ năng

Chủ đề 8: Nhiệt và truyền nhiệt

Chủ đề 9: Nâng cao sức khỏe trong trường học

Chủ đề 10: Sinh vật với môi trường sống

Chủ đề 11: Môi trường và biến đổi khí hậu

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.