TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Hậu quả của việc gia tăng nồng độ khí CO2 trong khí quyển là
- A. làm cho bức xạ nhiệt trên Trái đất dễ dàng thoát ra ngoài vũ trụ
- B. tăng cường chu trình cacbon trong hệ sinh thái
- C. kích thích quá trình quang hợp của sinh vật sản xuất
-
D. làm cho Trái đất nóng lên, gây thêm nhiều thiên tai
Câu 2: Nguyên nhân chính dẫn đến giới sinh vật ở hoang mạc kém phát triển là do đâu?
-
A. Thiếu nước.
- B. Biên độ nhiệt lớn.
- C. Nhiệt độ cao.
- D. Nhiều lóc xoáy.
Câu 3: Nhân tố sinh học quyết định đối với sự phát triển và phân bố của động vật là
- A. độ ẩm.
- B. nơi sống.
-
C. thức ăn.
- D. nhiệt độ.
Câu 4: Nhân tố nào sau đây có ảnh hưởng lớn nhất đến sự phân bố các thảm thực vật trên Trái Đất?
- A. Sinh vật.
- B. Địa hình.
-
C. Khí hậu.
- D. Thổ nhưỡng.
Câu 5: Tại sao chúng ta phải sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước sạch?
- A. Nước đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái toàn cầu.
- B. Nước là nhu cầu không thể thiếu đối với sinh vật nói chung và con người nói riêng.
-
C. Nguồn nước không phải là vô tận, đang bị ô nhiễm và suy giảm nghiêm trọng.
- D. Cả a, b, c.
Câu 6: Các sông, suối, hồ, đầm thuộc loại khi sinh học nào sau đây?
- A. các khu sinh học trên cạn
-
B. khu sinh học nước ngọt
- C. khu sinh học nước mặn
- D. cả B và C
Câu 7: Độ cao ảnh hưởng tới sự phân bố các vành đai thực vật thông qua
- A. độ ẩm và lượng mưa.
- B. lượng mưa và gió.
- C. độ ẩm và khí áp.
-
D. nhiệt độ và độ ẩm.
Câu 8: Nước là thành phần tham gia vào hầu hết các hoạt động sống của sinh vật, là..........của nhiều loài sinh vật.
- A. thành phần.
- B. điều kiện sống.
-
C. môi trường sống.
- D. thức ăn.
Câu 9: Hậu quả của việc gia tăng nồng độ CO2 khí trong khí quyển là
- A. làm cho bức xạ nhiệt trên Trái Đất dễ dàng thoát ra ngoài vũ trụ.
- B. tăng cường chu trình cacbon trong hệ sinh thái.
- C. kích thích quá trình quan hợp.
-
D. làm cho Trái Đất nóng lên, gây thêm nhiều thiên tai.
Câu 10: Sự phân chia sinh quyển thành các khu sinh học khác nhau căn cứ vào
- A. đặc điểm khí hậu và mối quan hệ giữa các sinh vật sống trong mỗi khu
- B. đặc điểm địa lí, mối quan hệ giữa các sinh vật sống trong mỗi khu
- C. đặc điểm địa lí, khí hậu
-
D. đặc điểm địa lí, khí hậu và các sinh vật sống trong mỗi khu
Câu 11: Đặc điểm của hệ sinh thái đứng là
- A. Vùng nước nông: có các loài thực vật có rễ bám trong bùn, động vật đáy.
- B. Vùng nước sâu vừa: có sinh vật phù du.
- C. Vùng nước sâu: có các động vật thích nghi với bóng tối.
-
D. Tất cả đáp án trên.
Câu 12: Đặc điểm: “Phân chia theo chiều thẳng đứng: tầng mặt có nhiều sinh vật nổi, tầng giữa có nhiều động vật tự bơi và tầng đáy có các động vật đáy.” Thuộc khu sinh học dưới nước nào
- A. Hệ sinh thái đứng
- B. Hệ sinh thái nước chảy
-
C. Hệ sinh thái biển
- D. Không xác định được
Câu 13: Đặc điểm của khu sinh học trên cạn đồng rêu đới lạnh là
- A. Khí hậu vùng cực quanh năm băng giá, thời kì trời quang đãng và ấm áp rất ngắn
- B. Thực vật chiếm ưu thế là các loài sống nơi ẩm ướt và lạnh như rêu, địa y,…
- C. Động vật có các loài gấu trắng bắc cực, chim cánh cụt, tuần lộc, hươu,… và côn trùng
-
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 14: Đặc điểm “Động vật thích nghi với đời sống ở tuyết như thỏ tuyết, linh miêu, chó sói, gấu,…” thuộc khu sinh thái trên cạn nào?
- A. Đồng rêu đới lạnh
-
B. Rừng lá kim phương bắc
- C. Rừng rụng lá theo mùa ôn đới
- D. Thảo nguyên
Câu 15: Phát biểu nào sau đây không đúng với sinh quyển?
- A. Giới hạn ở trên là nơi tiếp giáp với tầng ô dôn.
- B. Giới hạn dưới của đại dương đến nơi sâu nhất.
-
C. Ranh giới trùng hoàn toàn với lớp vỏ Trái Đất.
- D. Ranh giới trùng hợp với toàn bộ lớp vỏ địa lí.
Câu 16: Sinh quyển là một quyển của Trái Đất có
- A. toàn bộ thực vật sinh sống.
- B. tất cả sinh vật, thổ nhưỡng.
-
C. toàn bộ sinh vật sinh sống.
- D. thực, động vật; vi sinh vật.
Câu 17: Giới hạn của sinh quyển bao gồm
-
A. phần thấp của khí quyển, toàn bộ thuỷ quyển và phần trên của thạch quyển.
- B. phần thấp tầng đối lưu, toàn bộ thuỷ quyển và thổ nhưỡng quyển.
- C. phần trên tầng đối lưu, phần dưới của tầng bình lưu và toàn bộ thuỷ quyển.
- D. phần thấp tầng đối lưu, phần trên tầng bình lưu, đại dương và đất liền.
Câu 18: Nhận định nào sau đây đúng nhất với sinh quyển?
-
A. Sinh vật không phân bố đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển.
- B. Thực vật không phân bố đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển.
- C. Động vật không phân bố đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển.
- D. Vi sinh vật không phân bố đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển.
Câu 19: Khu sinh học chủ yếu là
- A. Khu sinh học trên cạn
- B. Khu sinh học nước ngọt
- C. Khu sinh học biển
-
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 20: Đây là khu sinh học nào?
- A. Khu sinh học trên cạn
- B. Khu sinh học nước ngọt
-
C. Khu sinh học biển
- D. Khu sinh học thủy sinh