Câu 1: Nơi diễn ra sự trao đổi khí với mao mạch là
- A. Khí quản.
- B. Phế quản.
-
C. Phế nang.
- D. Thanh quản.
Câu 2: Cơ thể người gồm mấy hệ cơ quan?
-
A. 7.
- B. 8.
- C. 9
- D. 10.
Câu 3: Thực quản là bộ phận của hệ cơ quan nào sau đây?
- A. Hệ hô hấp.
-
B. Hệ tiêu hóa.
- C. Hệ tuần hoàn.
- D. Hệ bài tiết.
Câu 4: Cơ quan có chức năng nâng đỡ cơ thể, vận động, bảo vệ các nội quan, sinh ra các tế bào máu, dự trữ và cân bằng chất khoáng là?
- A. Cơ vân.
-
B. Xương.
- C. Khớp.
- D. Tim.
Câu 5: Thành phần hoá học của xương bao gồm?
- A. Nước
- B. Chất hữu cơ.
- C. Chất vô cơ và chất hữu cơ.
-
D. Nước, chất hữu cơ, chất vô cơ.
Câu 6: Chọn đáp án sai trong các đáp án sau:
- A. Chất hữu cơ đảm bảo cho xương có tính đàn hồi.
- B. Chất vô cơ đảm bảo cho xương có tính rắn chắc.
-
C. Chất vô cơ chủ yếu là collagen, liqpid, saccharide.
- D. Sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của xương được thể hiện ở thành phần hoá học, hình dạng và cấu trúc.
Câu 7: Theo bảng quy đổi đơn vị thực phẩm, 110 g cơm tẻ bằng bao nhiêu gram bánh mì?
- A. 52g.
- B. 57g.
- C. 54g.
-
D. 55g.
Câu 8: Tuyến tiêu hoá không gồm cơ quan nào sau đây?
- A. Tuyến nước bọt.
- B. Gan.
-
C. Dạ dày.
- D. Tuyến tuỵ.
Câu 9: Khi được tiêm phòng vacxin bệnh sởi, chúng ta sẽ không bị mắc căn bệnh này trong tương lai. Đây là dạng miễn dịch nào?
- A. Miễn dịch tự nhiên.
-
B. Miễn dịch nhân tạo.
- C. Miễn dịch tập nhiễm.
- D. Miễn dịch bẩm sinh.
Câu 10: Người có nhóm máu AB có thể truyền máu cho người có nhóm máu nào?
- A. A, B.
- B. O
-
C. AB.
- D. O, A, B, AB.
Câu 11: Tác nhân nào gián tiếp gây hại thận?
- A. Thức ăn mặn
- B. Ăn các thức ăn nhiều cholesteron (1 thành phần tạo sỏi)
-
C. Sự xâm nhập của các vi khuẩn gây viêm các cơ quan khác
- D. Nhịn tiểu lâu
Câu 12: Trong quá trình lọc máu ở thận, các chất đi qua lỗ lọc nhờ
- A. Sự vận chuyển chủ động của các kênh ion trên màng lọc.
-
B. Sự chênh lệch áp suất giữa hai bên màng lọc.
- C. Sự co dãn linh hoạt của các lỗ lọc kèm hoạt động của prôtêin xuyên màng.
- D. Lực liên kết của dòng chất lỏng cuốn các chất đi qua lỗ lọc.
Câu 13: Chất độc nào dưới đây có nhiều trong khói thuốc lá ?
- A. Hêrôin.
- B. Côcain.
- C. Moocphin.
-
D. Nicôtin.
Câu 14: Khi luyện thở thường xuyên và vừa sức, chúng ta sẽ làm tăng
-
A. dung tích sống của phổi.
- B. lượng khí cặn của phổi.
- C. khoảng chết trong đường dẫn khí.
- D. lượng khí lưu thông trong hệ hô hấp.
Câu 15: Hiệu quả trao đổi khí có mối liên hệ mật thiết với trạng thái và khả năng hoạt động của hệ cơ quan nào ?
- A. Hệ tiêu hoá.
- B. Hệ sinh dục.
- C. Hệ bài tiết.
-
D. Hệ tuần hoàn.
Câu 16: Nước được hấp thu chủ yếu ở cơ quan nào chủ yếu ở cơ quan nào dưới đây?
- A. Gan.
- B. Dạ dày.
-
C. Ruột già.
- D. Thực quản.
Câu 17: Trong quá trình tiêu hóa, thức ăn không đi qua được các cơ quan:
- A. Dạ dày, thực quản và ruột non.
-
B. Gan, túi mật, tuyến nước bọt và tuyến tụy.
- C. Ruột già, ruột non và dạ dày.
- D. Khoang miệng, thực quản và dạ dày.
Câu 18: Phát biểu nào dưới đây đúng khi nói về xương đùi?
- A. Hai đầu xương phình to được cấu tạo chủ yếu là mô xương cứng.
- B. Thân xương hình ống được cấu tạo chủ yếu bởi mô xương cứng nên xương chắc khỏe.
-
C. Các tế bào xương ở thân xương sắp xếp tạo thành các nan xương theo hình vòng cung nên có tác dụng phân tán lực.
- D. Các tế bào ở đầu xương sắp xếp đồng tâm làm tăng khả năng chịu lực của xương.
Câu 19: Cơ vân có vai trò:
- A. Dự trữ và sinh nhiệt.
- B. Vận động, nâng đỡ cơ thể.
- C. Bảo vệ các nội quan.
-
D. Hỗ trợ chuyển động.
Câu 20: Người nào thường có nguy cơ chạy thận nhân tạo cao nhất?
- A. Những người hiến thận
- B. Những người bị tại nạn giao thông
- C. Những người hút nhiều thuốc lá
-
D. Những người bị suy thận