Câu 1: Điền vào chỗ trống:
"Mỗi hệ cơ quan gồm..., đảm nhận ... cùng phối hợp hoạt động đảm bảo cơ thể là một thể thống nhất."
- A. một vài cơ quan, nhiều chức năng.
-
B. nhiều cơ quan, một chức năng riêng.
- C. một cơ quan, nhiều chức năng.
- D. nhiều cơ quan, nhiều chức năng.
Câu 2: Phổi và đường dẫn khí thuộc hệ cơ quan nào?
- A. Hệ hô hấp.
- B. Hệ tiêu hoá và hệ nội tiết.
-
C. Hệ hô hấp và hệ bài tiết.
- D. Hệ tuần hoàn và hệ tiêu hoá.
Câu 3: Não bộ, tuỷ sống thuộc hệ cơ quan nào?
-
A. Hệ thần kinh.
- B. Hệ tiêu hoá.
- C. Hệ hô hấp.
- D. Hệ tuần hoàn.
Câu 4: Hệ nội tiết có chức năng là?
- A. Tiêu hoá thức ăn, vận chuyển thức ăn, hấp thu chất dinh dưỡng.
- B. Vận chuyển máu.
- C. Bài tiết nước tiểu.
-
D. Tiết hormone điều hoà các quá trình sinh lí của cơ thể.
Câu 5: Đâu không phải là tên một loại khớp?
- A. Khớp động.
- B. Khớp bán động.
- C. Khớp bất động.
-
D. Khớp linh động.
Câu 6: Cấu tạo của một bắp cơ gồm?
- A. Các sợi cơ.
- B. Sợi cơ.
-
C. Các bó sợi cơ.
- D. Các tơ cơ.
Câu 7: Lực của cơ sinh ra phụ thuộc vào yếu tố nào?
-
A. Sự thay đổi chiều dài và đường kính của bắp cơ.
- B. Sự thay đổi đường kính và số lượng của bắp cơ.
- C. Sự thay đổi số lượng của bắp cơ.
- D. Sự thay đổi số lượng và chiều dài của bắp cơ.
Câu 8: Ở người, số lượng cơ tham gia vận động bàn tay là:
- A. 10 cơ
- B. 15 cơ
-
C. 18 cơ
- D. 22 cơ
Câu 9: Chọn phát biểu sai:
- A. Sự sắp xếp của xương, khớp, cơ hình thành nên cấu trúc có dạng đòn bẩy.
- B. Trong sự sắp xếp của xương, khớp, cơ, khớp hình thành nên điểm tựa.
-
C. Sự co cơ tạo nên lực đẩy làm cho xương di chuyển tạo sự vận động của cơ thể.
- D. Nhờ có sự điều khiển của hệ thần kinh, cơ co dãnm phối hợp với hoạt động khác của khớp làm xương chuyển động.
Câu 10: Đâu không là tên bệnh, tật liên quan đến hệ vận động?
- A. Loãng xương.
- B. Rối loạn chuyển hoá.
- C. Thừa cân, béo phì.
-
D. Cận thị
Câu 11: Tuyến tiêu hoá không gồm cơ quan nào sau đây?
- A. Tuyến nước bọt.
- B. Gan.
-
C. Dạ dày.
- D. Tuyến tuỵ.
Câu 12: Chọn đáp án đúng.
- A. Hệ nhóm máu ABO gồm 3 nhóm máu: A, B và O.
- B. Nhóm máu A có kháng nguyên B và Kháng thể anti-A.
- C. Nhóm máu B có kháng nguyên A và kháng thể anti-B.
-
D. Nhóm máu O không có kháng nguyên và có kháng thể anti-A và anti-B.
Câu 13: Kháng thể do bộ phận nào tiết ra?
- A. Hồng cầu.
- B. Tiều cầu.
-
C. Bạch cầu.
- D. Huyết thanh.
Câu 14: Hiện nay, khoa học phát hiện ở người bao nhiêu hệ nhóm máu?
- A. Khoảng trên 20.
-
B. Khoảng trên 30.
- C. Khoảng trên 40.
- D. Khoảng trên 50.
Câu 15: Trong hoạt động miễn dịch của cơ thể người, sự kết hợp của cặp nhân tố nào dưới đây diễn ra theo cơ chế chìa khoá và ổ khoá?
-
A. Kháng nguyên – kháng thể
- B. Kháng nguyên – kháng sinh
- C. Kháng sinh – kháng thể
- D. Vi khuẩn – protein độc
Câu 16: Đâu là nơi thực hiện trao đổi chất (dinh dưỡng, chất thải,...), khí (O2, CO2) giữa máu và tế bào của cơ thể?
- A. Động mạch.
- B. Tĩnh mạch.
-
C. Mao mạch.
- D. Hệ mạch máu.
Câu 17: Sản phẩm bài tiết của thận là gì ?
- A. Nước mắt
-
B. Nước tiểu
- C. Phân
- D. Mồ hôi
Câu 18: Sự thay đổi thể tích lồng ngực khi hít vào thở ra đó là:
-
A. Khi hít vào thể tích lồng ngực tăng và khi thở ra thể tích lồng ngực giảm.
- B. Khi hít vào thể tích lồng ngực giảm và khi thở ra thể tích lồng ngực tăng.
- C. Cả khi hít vào và thở ra thể tích lồng ngực đều tăng.
- D. Cả khi hít vào và thở ra thể tích lồng ngực đều giảm.
Câu 19: Đường dẫn khí có chức năng gì?
- A. Thực hiện trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường.
- B. Trao đổi khí ở phổi và tế bào.
-
C. Dẫn khí, làm ấm, làm ẩm không khí và bảo vệ phổi.
- D. Bảo vệ hệ hô hấp.
Câu 20: Chọn đáp án đúng:
- A. Không khí => Xương mũi => Họng => Phế quản => Khí quản => Thanh quản => Phổi.
-
B. Không khí => Xương mũi => Họng => Thanh quản => Khí quản => Phế quản => Phổi.
- C. Không khí => Xương mũi => Họng => Khí quản => Thanh quản => Phế quản => Phổi.
- D. Không khí => Xương mũi => Họng => Khí quản => Phế quản => Thanh quản => Phổi.