Câu 1: Sóng âm phát ra từ nguồn âm qua:
-
A. Ống tai ngoài, màng nhĩ, các xương tai giữa vào ốc tai.
- B. Ống tai giữa.
- C. Ống tai trong.
- D. Tất cả các đáp án trên đều sai.
Câu 2: Bệnh vể mắt có đặc điểm
- A. Dễ lây lan do dùng chung khăn với người bệnh.
- B. Tắm rửa trong ao tù.
- C. Do dùng chung bát đũa.
-
D. Cả A và B.
Câu 3: Tai ngoài có vai trò gì đối với khả năng nghe của con người ?
-
A. Hứng sóng âm và hướng sóng âm.
- B. Xử lí các kích thích về sóng âm.
- C. Thu nhận các thông tin về sự chuyển động của cơ thể trong không gian.
- D. Truyền sóng âm về não bộ
Câu 4: Vì sao trẻ bị viêm họng thường dễ dẫn đến viêm tai giữa ?
- A. Vì vi sinh vật gây viêm họng và vi sinh vật gây viêm tai giữa luôn cùng chủng loại với nhau.
-
B. Vì vi sinh vật gây viêm họng có thể theo vòi nhĩ tới khoang tai giữa và gây viêm tại vị trí này.
- C. Vì vi sinh vật gây viêm họng có thể biến đổi về cấu trúc và theo thời gian sẽ gây viêm tai giữa.
- D. Tất cả các phương án trên đều đúng.
Câu 5: Vì sao luật giao thông quy định người uống rượu bia không được điều khiển phương tiện giao thông?
- A. Rượu có chứa chất gây ức chế đại não.
-
B. Rượu có chất ảnh hưởng trực tiếp đến tiểu não.
- C. Rượu có chứa chất ảnh hưởng đến tủy sống.
- D. Rượu có chứa chất kích thích não trung gian.
Câu 6: Tai được chia ra làm 3 phần, đó là những phần nào?
- A. Vành tai, tai giữa, tai trong.
-
B. Tai ngoài, tai giữa, tai trong.
- C. Vành tai, ống tai, màng nhĩ.
- D. Tai ngoài, màng nhĩ, tai trong.
Câu 7: Điều nào dưới đây không đúng?
- A. Có thể dùng insullin của bò thay thế cho người.
- B. Insullin do tuyến tụy tiết ra có tác dụng hạ đường huyết.
- C. Hormone có hoạt tính sinh học rất cao.
-
D. Hormone theo máu đi khắp cơ thể nên ảnh hưởng đến tất cả các cơ quan.
Câu 8: Hormone đi khắp cơ thể là nhờ
-
A. Máu.
- B. Tim.
- C. Tuyến yên.
- D. Vùng dưới đồi.
Câu 9: Hormone nào dưới đây được tiết ra từ tuyến tụy?
- A. FSH.
- B. LH.
-
C. Insullin.
- D. Ostrogen.
Câu 10: Đặc điểm của tuyến nội tiết là gì?
- A. Tuyến không có ống dẫn
-
B. Chất tiết ngấm thẳng vào máu
- C. Chất tiết được theo ống dẫn tới các cơ quan
- D. Cả A và B
Câu 11: Hormone nào dưới đây không phải được tiết ra từ tuyến yên?
- A. CRH
-
B. TSH.
- C. TRH.
- D. GnRH.
Câu 12: Biện pháp nào dưới đây vừa giúp chúng ta chống nóng, lại vừa giúp chúng ta chống lạnh?
- A. Ăn nhiều tinh bột.
- B. Uống nhiều nước.
-
C. Rèn luyện thân thể.
- D. Giữ ấm vùng cổ.
Câu 13: Thân nhiệt ổn định là?
-
A. Lượng nhiệt tỏa ra và thu về cân bằng với nhau
- B. Lượng nhiệt tỏa ra phù hợp với lượng nhiệt dư thừa của cơ thể
- C. Lượng nhiệt thu về vừa đủ cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của cơ thể
- D. Lượng nhiệt của cơ thể không bị mất mát.
Câu 14: Trung khu điều hoà sự tăng giảm của nhiệt độ cơ thể nằm ở đâu?
- A. Hạch thần kinh
- B. Dây thần kinh
- C. Tuỷ sống
-
D. Não bộ
Câu 15: Việc làm nào dưới đây có thể giúp chúng ta chống nóng hiệu quả ?
- A. Uống nước giải khát có ga.
- B. Vận động nhiều.
- C. Mặc quần áo dày dặn bằng vải nilon.
-
D. Trồng nhiều cây xanh.
Câu 16: Thân nhiệt được duy trì là do?
- A. Cơ chế điều hoà thân nhiệt được thực hiện bởi da.
-
B. Cơ chế điều hoà thân nhiệt được thực hiện bởi hệ thần kinh và da.
- C. Cơ chế điều hoà thân nhiệt được thực hiện bởi hệ điều tiết và da.
- D. Cơ chế điều hoà thân nhiệt được thực hiện bởi hệ tuần hoàn và da.
Câu 17: Ở cơ quan sinh dục nữ, bộ phận nào dưới đây nối trực tiếp với ống dẫn trứng ?
- A. Âm vật
-
B. Tử cung
- C. Âm đạo
- D. Tất cả các phương án còn lại
Câu 18: Khi nào thì cơ thể nữ bắt đầu sản sinh trứng?
- A. Mới sinh ra
-
B. Tuổi dậy thì
- C. Tuổi trưởng thành
- D. Bất kể khi nào
Câu 19: Cơ quan nào có chức năng bảo vệ cơ quan sinh dục nữ?
- A. Buồng trứng.
- B. Âm đạo.
- C. Tử cung.
-
D. Âm hộ.
Câu 20: Cơ quan nào có chức năng vận chuyển tinh trùng đến túi tinh?
-
A. Ông dẫn tinh.
- B. Tuyến tiền liệt.
- C. Tuyến hành.
- D. Mao tinh hoàn.