Câu 1: Hệ bài tiết không bao gồm cơ quan nào?
- A. Da
- B. Gan
- C. Thận
-
D. Tim
Câu 2: Hệ nội tiết có chức năng là?
- A. Tiêu hoá thức ăn, vận chuyển thức ăn, hấp thu chất dinh dưỡng
- B. Vận chuyển máu
- C. Bài tiết nước tiểu
-
D. Tiết hormone điều hoà các quá trình sinh lí của cơ thể
Câu 3: Lớp màng ngoài của phổi còn có tên gọi khác là
-
A. Lá thành
- B. Lá tạng
- C. Phế nang
- D. Phế quản
Câu 4: Ở người, một cử động hô hấp được tính bằng
- A. hai lần hít vào và một lần thở ra
-
B. một lần hít vào và một lần thở ra
- C. một lần hít vào hoặc một lần thở ra
- D. một lần hít vào và hai lần thở ra
Câu 5: Lượng khí cặn nằm trong phổi người bình thường có thể tích khoảng bao nhiêu?
- A. 500–700ml
- B. 1200–1500ml
- C. 800–1000ml
-
D. 1000–1200ml
Câu 6: Chọn đáp án sai:
- A. Môi trường trong cơ thể bao gồm máu, dịch mô và dịch bạch huyết
- B. Những điều kiện như nhiệt độ, độ pH, huyết áp, ...dao động quanh một giá trị nhất định gọi là cân bằng môi trường trong cơ thể
-
C. Thành phần, tính chất của môi trường thường xuyên biến đổi sẽ đảm bảo cho tế bào hoạt động bình thường
- D. Khi các tế bào hoạt động bình thường thì từ đó các cơ quan, hệ cơ quan và cơ thể hoạt động bình thường
Câu 7: Sản phẩm bài tiết của da là?
-
A. Mồ hôi (nước, urea, muối,...)
- B. Khí CO2
- C. Nước tiểu
- D. Khí O2
Câu 8: Bộ phận nào có vai trò dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bóng đái ?
- A. Ống thận
-
B. Ống dẫn nước tiểu
- C. Ống đái
- D. Ống góp
Câu 9: Trong quá trình lọc máu ở thận, các chất đi qua lỗ lọc nhờ
- A. sự vận chuyển chủ động của các kênh ion trên màng lọc
-
B. sự chênh lệch áp suất giữa hai bên màng lọc
- C. sự co dãn linh hoạt của các lỗ lọc kèm hoạt động của prôtêin xuyên màng
- D. lực liên kết của dòng chất lỏng cuốn các chất đi qua lỗ lọc
Câu 10: Chất nhày trong dịch vị có tác dụng gì?
- A. Bảo vệ dạ dày khỏi sự xâm lấn của virus gây hại
- B. Dự trữ nước cho hoạt động co bóp của dạ dày
- C. Chứa một số enzyme giúp tăng hiệu quả tiêu hoá thức ăn
- D. Bao phủ bề mặt niêm mạc, giúp ngăn cách các tế bào niêm mạc với pepsin và HCl
Câu 11: Tuyến tiền đình trong cơ quan sinh dục nữ có chức năng gì?
- A. Trung hòa acid trong ống đái
- B. Tạo tinh dịch
-
C. Tiết dịch nhờn
- D. Bảo vệ
Câu 12: Nơi tinh trùng tiếp tục hoàn thiện về cấu tạo, nằm phía trên mỗi tinh hoàn là?
-
A. Mào tinh
- B. Dương vật
- C. Tuyến tiền liệt
- D. Túi tinh
Câu 13: Tai ngoài có vai trò gì đối với khả năng nghe của con người ?
-
A. Hứng sóng âm và hướng sóng âm
- B. Xử lí các kích thích về sóng âm
- C. Thu nhận các thông tin về sự chuyển động của cơ thể trong không gian
- D. Truyền sóng âm về não bộ
Câu 14: Vì sao luật giao thông quy định người uống rượu bia không được điều khiển phương tiện giao thông?
- A. Rượu có chứa chất gây ức chế đại não
-
B. Rượu có chất ảnh hưởng trực tiếp đến tiểu não
- C. Rượu có chứa chất ảnh hưởng đến tủy sống
- D. Rượu có chứa chất kích thích não trung gian
Câu 15: Loại cơ nào dưới đây không tham gia vào hoạt động đào thải nước tiểu ?
- A. Cơ vòng ống đái
-
B. Cơ lưng xô
- C. Cơ bóng đái
- D. Cơ bụng
Câu 16: Quá trình thu nhận kích thích của sóng âm diễn ra như thế nào?
-
A. Vành tai hứng sóng âm → màng nhĩ rung → âm thanh được khuếch đại nhờ chuỗi xương tai → màng cửa bầu rung, chuyển động ngoại dịch và nội dịch → tế bào thụ cảm → dây thần kinh về vùng thính giác
- B. Vành tai hứng sóng âm → màng nhĩ rung → âm thanh được khuếch đại nhờ chuỗi xương tai → tế bào thụ cảm → dây thần kinh về vùng thính giác
- C. Vành tai hứng sóng âm → màng nhĩ rung → màng cửa bầu rung, chuyển động ngoại dịch và nội dịch → âm thanh được khuếch đại nhờ chuỗi xương tai → tế bào thụ cảm → dây thần kinh về vùng thính giác
- D. Vành tai hứng sóng âm → màng cửa bầu rung, chuyển động ngoại dịch và nội dịch → âm thanh được khuếch đại nhờ chuỗi xương tai → màng nhĩ rung → tế bào thụ cảm → dây thần kinh về vùng thính giác
Câu 17: Trong hoạt động miễn dịch của cơ thể người, sự kết hợp của cặp nhân tố nào dưới đây diễn ra theo cơ chế chìa khoá và ổ khoá?
-
A. Kháng nguyên – kháng thể
- B. Kháng nguyên – kháng sinh
- C. Kháng sinh – kháng thể
- D. Vi khuẩn – protein độc
Câu 18: Khi được tiêm phòng vacxin bệnh sởi, chúng ta sẽ không bị mắc căn bệnh này trong tương lai. Đây là dạng miễn dịch nào ?
- A. Miễn dịch tự nhiên
-
B. Miễn dịch nhân tạo
- C. Miễn dịch tập nhiễm
- D. Miễn dịch bẩm sinh
Câu 19: Trong hệ nhóm máu ABO, khi lần lượt để các nhóm máu truyền chéo nhau thì sẽ có tất cả bao nhiêu trường hợp gây kết dính hồng cầu?
-
A. 7 trường hợp
- B. 3 trường hợp
- C. 2 trường hợp
- D. 6 trường hợp
Câu 20: Trong hệ mạch máu của con người, tại vị trí nào người ta đo được huyết áp lớn nhất ?
- A. Động mạch cảnh ngoài
-
B. Động mạch chủ
- C. Động mạch phổi
- D. Động mạch thận