TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Tai ngoài có vai trò gì đối với khả năng nghe của con người?
-
A. Hứng sóng âm và hướng sóng âm
- B. Xử lí các kích thích về sóng âm
- C. Thu nhận các thông tin về sự chuyển động của cơ thể trong không gian
- D. Truyền sóng âm về não bộ
Câu 2: Cơ quan thị giác bao gồm
- A. Tế bào thụ cảm thị giác
- B. Dây thần kinh thị giác
- C. Vùng thị giác
-
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 3: Trong cầu mắt người, thành phần nào dưới đây có thể tích lớn nhất?
- A. Màng giác
- B. Thủy dịch
-
C. Dịch thủy tinh
- D. Thể thủy tinh
Câu 4: Chọn cụm từ thích hợp để điền vào chỗ chấm trong câu sau: Nhờ khả năng điều tiết của … mà ta có thể nhìn rõ vật ở xa cũng như khi tiến lại gần.
-
A. thể thủy tinh
- B. thủy dịch
- C. dịch thủy tinh
- D. màng giác
Câu 5: Thu nhận hình ảnh, màu sắc của sự vật và hiện tượng, là chức năng của
-
A. Thị giác
- B. Thính giác
- C. Xúc giác
- D. Vị giác
Câu 6: Bộ phận kích thích trung ương nằm ở đâu?
- A. Dây thần kinh hướng tâm
-
B. Vỏ não
- C. Thùy chẩm
- D. Dây thần kinh số 12
Câu 7: Hệ thần kinh ở người có chức năng
- A. Điều khiển cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể
- B. Điều hòa cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể
- C. Phối hợp hoạt động của cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể
-
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 8: Chức năng của tủy sống là gì?
- A. Điều khiển các hoạt động ở tứ chi
- B. Dẫn truyền (do chất trắng đảm nhiệm)
- C. Phản xạ (chất xám là trung khu của các phản xạ không điều kiện)
-
D. Cả B và C
Câu 9: Ráy tai có là do đâu?
-
A. Do các tuyến ráy trong thành ống tai tiết ra.
- B. Do tai ẩm.
- C. Do tế bào thụ cảm tiết ra.
- D. Do chất dịch ở màng trong của tai tiết ra.
Câu 10: Cơ quan phân tích thị giác gồm có 3 thành phần chính, đó là
-
A. các tế bào thụ cảm thị giác ở màng lưới, dây thần kinh thị giác và vùng thị giác ở thùy chẩm.
- B. các tế bào thụ cảm thị giác ở màng mạch, dây thần kinh thính giác và vùng thị giác ở thùy đỉnh.
- C. các tế bào thụ cảm thị giác ở màng cứng, dây thần kinh thị giác và vùng thị giác ở thùy trán.
- D. các tế bào thụ cảm thị giác ở màng lưới, dây thần kinh vị giác và vùng vị giác ở thùy chẩm.
Câu 11: Tai được chia ra làm 3 phần, đó là những phần nào?
- A. Vành tai, tai giữa, tai trong.
-
B. Tai ngoài, tai giữa, tai trong.
- C. Vành tai, ống tai, màng nhĩ.
- D. Tai ngoài, màng nhĩ, tai trong.
Câu 12: Bộ phận ngoại biên gồm
- A. Các hạch thần kinh
-
B. Các hạch thần kinh và dây thần kinh
- C. Não
- D. Não và tủy sống
Câu 13: Vị trí của tế bào hình nón và chức năng của chúng là gì?
- A. Tập trung ở điểm vàng, trả lời kích thích
-
B. Ở màng lưới, tiếp nhận các kích thích của ánh sáng mạnh và màu sắc
- C. Ở cầu mắt liên hệ với tế bào thần kinh thị giác
- D. Cả A, B và C
Câu 14: Mống mắt còn có tên gọi khác là
-
A. lòng đen.
- B. lỗ đồng tử.
- C. điểm vàng.
- D. điểm mù.
Câu 15: Tủy sống có 2 chỗ phình ở vị trí nào?
- A. Ngực và thắt lưng
-
B. Cổ và thắt lưng
- C. Cổ và ngực
- D. Ngực và xương cùng
Câu 16: Tại sao phải tránh tiếp xúc với nơi có tiếng ồn mạnh hoặc tiếng động mạnh thường xuyên?
- A. Vì làm thủng màng nhĩ dẫn đến nghe không rõ.
- B. Vì dễ dẫn đến viêm tai dẫn đến nghe không rõ.
-
C. Vì làm giảm tính đàn hổi của màng nhĩ dẫn đến nghe không rõ.
- D. Vì làm thủng màng nhĩ dẫn đến bị điếc.
Câu 17: Chất xám là
-
A. Căn cứ của các phản xạ không điều kiện.
- B. Đường dẫn truyền nối các căn cứ trong tuỷ sống với nhau và với não bộ.
- C. Căn cứ của phản xạ có điều kiện.
- D. Cả A và C
Câu 18: Tai ngoài có vai trò gì đối với khả năng nghe của con người?
-
A. Hứng sóng âm và hướng sóng âm
- B. Xử lí các kích thích về sóng âm
- C. Thu nhận các thông tin về sự chuyển động của cơ thể trong không gian
- D. Truyền sóng âm về não bộ
Câu 19: Ở người, hai chuỗi hạch nằm dọc hai bên cột sống thuộc về
- A. phân hệ đối giao cảm và hệ thần kinh vận động.
- B. hệ thần kinh vận động.
- C. phân hệ đối giao cảm.
-
D. phân hệ giao cảm.
Câu 20: Các tế bào thụ cảm thính giác nằm ở
- A. màng bên.
-
B. màng cơ sở.
- C. màng tiền đình.
- D. màng cửa bầu dục.