Câu 1: Ý nào sau đây chưa chính xác khi nói về Tản Đà?
- A. Sinh ra và lớn lên trong buổi giao thời khi Hán học đã tàn mà Tây học vừa mới bắt đầu.
- B. Vào những năm 20 của thế kỉ XX, tên tuổi ông nổi lên như một ngôi sao sáng trên thi đàn văn học
- C. Thơ văn ông được xem như một gạch nối giữa hai thời đại văn học của dân tộc: Trung đại và Hiện đại.
-
D. Ông sáng tác thơ văn chủ yếu bằng chữ Hán.
Câu 2: Bài thơ Hầu trời của Tản Đà được viết bằng:
- A. chữ Nôm, thể thất ngôn tứ tuyệt.
- B. chữ Nôm, thể thất ngôn trường thiên.
- C. chữ Hán, thể thất ngôn trường thiên.
-
D. chữ quốc ngữ, thể thất ngôn trường thiên.
Câu 3: Trong bài thơ Hầu trời, nhà thơ Tản Đà được mời lên Thiên đình để làm gì?
- A. Phụ trách chợ văn trên Thiên đình.
-
B. Đọc thơ cho Trời và chư tiên nghe.
- C. Chịu phạt vì tội đọc thơ giữa đêm khuya làm Trời mất ngủ.
- D. Dạy cho Trời và chư tiên làm thơ.
Câu 4: Dòng nào sau đây không thể hiện cái ngông của Tản Đà trong bài Hầu trời?
- A. Xem mình bị đày xuống hạ giới vì tội ngông.
- B. Không thấy ai tri âm với mình ngoài trời và tiên.
- C. Tự cho mình văn hay khiến trời phải khen thưởng
-
D. Ý thức về tài năng và chí làm trai trong trời đất.
Câu 5: Nét độc đáo về nghệ thuật của bài thơ Hầu trời là:
- A. Thể thơ thể thất ngôn trường thiên tự do, không bị trói buộc bởi khuôn mẫu nào.
- B. Ngôn từ hóm hỉnh, có duyên, lôi cuốn người đọc.
- C. Cách biểu hiện cảm xúc tự do, phóng túng, bình dân
-
D. Tất cả đều đúng.
Câu 6: Từ phía người đọc, bút danh Tản Đà trước hết và chủ yếu muốn gợi liên tưởng đến điều gì trong tâm hồn, tính cách nhà thơ?
- A. Tính cách "ngông" và xu hướng thoát li thực tại.
-
B. Tình yêu quê hương, đất nước.
- C. Tính cách lãng mạn, phóng túng.
- D. Niềm khao khát tự do, lòng trân trọng cái đẹp của tạo hóa.
Câu 7: Qua câu chuyện "hầu Trời" được Tản Đà hư cấu, kể lại bằng thơ, có thể thấy thơ trữ tình buổi giao thời đã thiên về nội dung, tính chất nào?
- A. Nói chí một cách trịnh trọng.
- B. Tỏ bày cảm xúc một cách lâm li, thống thiết.
-
C. Giãi bày cảm xúc một cách phóng khoáng.
- D. Tỏ lòng một cách trang nghiêm.
Câu 8: Tác giả Tản Đà tự nói mình là một vị tiên trên thượng giới bị đày xuống trần gian vì tội gì?
- A. Vô lễ với Trời.
- B. Trêu ghẹo Hằng Nga.
- C. Cá tính ngông nghênh.
- D. Yêu tiên nữ.
Câu 9: Đoạn thơ sau trong bài thể hiện nội dung gì?
Bẩm trời, cảnh con thực nghèo khó
Trần gian thước đất cũng không có
Nhờ Trời năm xưa học ít nhiều
Vốn liếng còn một bụng văn đó.
Giấy người mực người thuê người in
Mướn cửa hàng người bán phường phố.
Văn chương hạ giới rẻ như bèo
Kiếm được đồng lãi thực rất khó.
Kiếm được thời ít tiêu thời nhiều
Làm mãi quanh năm chẳng đủ tiêu
- A. Tác giả kể về tài năng của mình.
- B. Nói đến những khó khăn của cuộc sống người dân dưới hạ giới.
-
C. Tình cảm khốn khó của kẻ theo đuổi nghề văn trong xã hội.
- D. Tác giả nói đến nỗi khổ khi không còn ai thích đọc văn chương.
Câu 10: Dòng nào không phải là sáng tạo mới mẻ, độc đáo của bài thơ Hầu trời của Tản Đà?
- A. Ngôn ngữ thơ ít tính cách điệu, ước lệ, gần với ngôn ngữ đời thường.
- B. Giọng thơ tự sự rất hóm hỉnh, có duyên.
-
C. Hình ảnh thơ trang nhã.
- D. Biểu hiện cảm xúc phóng túng, tự do, không hề gò ép. Tác giả hiện diện trong bài thơ với tư cách người kể chuyện, đồng thời là nhân vật chính.
Câu 11: Thi sĩ Tản Đà đã vẽ một bức tranh chân thực và cảm động về cuộc đời cơ cực, tủi hổ của mình, cũng là của bao nhiêu người nghệ sĩ tài hoa trong xã hội thực dân phong kiến trong bài thơ Hầu trời.
- Chi tiết nào không có trong bức tranh ấy?
- A. Sống không có nhà cửa cho đàng hoàng.
- B. Làm chẳng đủ ăn.
- C. Bên ngoài o ép đủ điều.
-
D. Chết chẳng có quan tài cho tươm tất.
Câu 12: Biểu hiện nào dưới đây về cái "ngông" của Tản Đà về sau đã trở thành một biệt danh quen thuộc của ông?
- A. Tự cho văn mình hay đến mức Trời cũng phải tán thưởng.
- B. Nhận mình là người nhà Trời, xuống hạ giới thực hành "thiên lương".
- C. Không thấy ai đáng coi là bạn tri âm của mình, ngoài Trời và chư tiên.
-
D. Xem mình là một "trích tiên" bị "đày xuống hạ giới vì tội ngông".
Câu 13: Câu thơ nào trong bài thơ Hầu trời thể hiện rõ nhất giọng ngông ngạo, tự đắc của nhà thơ Tản Đà khi đọc thơ cho Trời nghe?
- A. "Chè Trời nhấp giọng càng tốt hơi".
-
B. Ghép tên một ngọn núi với tên một con sông ở quê ông.
- C. "Đương cơn đắc ý đọc đã thích".
- D. "Trời nghe, Trời cũng lấy làm hay".
Câu 14: Bút danh Tản Đà được tạo ra theo cách nào?
- A. Ghép tên làng với tên thôn ở quê ông.
-
B. Ghép tên một ngọn núi với tên một con sông ở quê ông.
- C. Ghép tên một con sông với tên một ngọn núi ở quê ông.
- D. Ghép tên một thắng cảnh với tên một thắng cảnh khác ở quê ông.
Câu 15: Văn Tản Đà tuy rất tiêu biểu cho đặc điểm văn chương buổi giao thời, nhưng vẫn mang đậm đặc điểm văn chương truyền thống. Chất truyền thống lộ rõ ở đặc điểm nào trong những đặc điểm sau?
- A. lắm lối.
- B. giàu.
-
C. chuốt, hùng, êm, tinh.
- D. dài.
Câu 16:Trong bài thơ “Hầu trời” của Tản Đà, thái độ của trời khi nghe tác giả đọc thơ như thế nào?
- A. Lè lưỡi.
- B. Chau mày.
-
C. Lấy làm hay
- D. Lắng tai đứng.
Câu 8: Dòng nào không kể đúng về cái đêm nhà thơ Tản Đà không ngủ được trong bài thơ Hầu trời?
- A. Ngâm văn chán lại ra sân chơi trăng.
- B. Nằm vắt chân dưới bóng ngọn đèn xanh.
-
C. Không ngủ được nên ngồi dậy rót rượu uống.
- D. Uống rồi lại nằm ngâm văn.
Câu 14: Dòng nào nói không đúng về tác giả Tản Đà?
- A. Ông theo học chữ Hán từ nhỏ, nhưng sau hai khóa thi Hương hỏng, ông bỏ thi, chuyển sang sáng tác văn chương quốc ngữ.
- B. Ông sinh năm 1889, mất năm 1939, tên thật là Nguyễn Khắc Hiếu, người làng Khê Thượng, huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây (nay thuộc huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây).
- C. Bút danh của ông được tạo ra bằng cách ghép tên một con sông với tên một ngọn núi ở quê ông.
-
D. Ông sinh ra và lớn lên trong buổi giao thời nên con người ông, kể cả học vấn, lối sống và sự nghiệp văn chương đều mang dấu ấn "người của hai thế kỉ".
Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì?
- A. Cảm hứng phê phán, hài hước.
- B. Cảm hứng lãng mạn
- C. Cảm hứng trữ tình xen lẫn với hiện thực.
- D. Cảm hứng hiện thực xen lẫn với phê phán
Bài thơ “Hầu Trời” thể hiện khát vọng gì của nhà thơ
- A. Khát vọng một cuộc sống đổi đời.
- B. Khát vọng được ngâm thơ của mình cho Thượng đế nghe.
-
C. Khát vọng khẳng định chính mình trong cuộc sống.
- D. Khát vọng được một lần lên trời để ngắm cảnh tiên bồng.
Tại sao Tản Đà nhận được lời đánh giá hết sức trân trọng của Hoài Thanh là: “Người của hai thế kỉ”?
- A. Vì Tản Đà sinh ra và lớn lên trong buổi giao thời, Hán học đã tàn mà Tây học mới chỉ bắt đầu, cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của ông đều mang dấu ấn này.
- B. Vì Tản Đà sống và làm thơ trong vào hai thế kỉ, cuối thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX.
- C. Vì cuộc đời của Tản Đà chịu nhiều mất mát do thực dân Pháp xâm lược và biến nước ta thành thuộc địa của chúng.
- D. Vì hầu hết các sáng tác của Tản Đà tập trung vào hai giai đoạn là cuối thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX.