Câu 1: Mục đích của phân tích đề làm gì?
-
A. Là làm rõ đặc điểm về nội dung, hình thức, cấu trúc và các mối quan hệ bên trong, bên ngoài của đối tượng (sự vật, hiện tượng).
- B. Là đọc hiểu nội dung chính của bài văn
- C. Là liệt kê những luận điểm cần làm rõ
Câu 2: Lập luận phân tích là chia nhỏ đối tượng ra thành từng phần, rồi xem xét kĩ từng phần đó cả về mặt hình thức và nội dung, về các mối quan hệ bên trong cũng như bên ngoài của chúng. Cuối cùng là khái quát toàn bộ để đưa ra được kết luận về bản chất của đối tượng đó một cách xác thực, đúng hay sai?
-
A. Đúng
- B. Sai
Câu 3: Những yêu cầu của một lập luận phân tích là gì?
- A. Xác định vấn đề cần phân tích.
- B. Chia vấn đề thành những phần, khía cạnh nhỏ.
- C. Khái quát tổng hợp.
-
D. Tất cả các ý trên
Câu 4: Cần dựa trên những tiêu chí, quan hệ gì phân tích
- A. Quan hệ giữa các yếu tố tạo nên đối tượng
- B. Quan hệ nhân quả
- C. Quan hệ giữa đối tượng và các đối tượng liên quan
- D. Quan hệ giữa người phân tích và đối tượng liên quan
-
E. Tất cả các đáp án trên
Câu 5: Đối tượng nào không là đối tượng phân tích trong các bài văn nghị luận (xã hội và văn học)?
- A. Hiện tượng ô nhiễm môi trường
- B. Giá trị nghệ thuật, nội dung và giá trị nhân đạo của một tác phẩm
- C. Hiện tượng vô cảm trong xã hội
-
D. Đối tượng truy nã hình sự
Câu 6: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi
Nỗi riêng riêng những bàn hoàn trong lòng Thúy Kiều đêm nay là vậy. Nàng chỉ có thức với ngọn đèn cho đến khi dầu khô trong đĩa mà dòng lệ vẫn không dứt đầm khăn: Dầu chong trắng đĩa lệ tràn thấm khăn, bởi nàng chỉ có xót đau rồi đau xót chứ chưa tìm được phương kế nào. Bàn hoàn mang ý quanh quẩn, quẩn quanh, lại thêm những (bàn hoàn) nên càng thêm rối rắm. Âm điệu câu thơ lại xoáy sâu vào trong lòng cô độc, vào chỗ sâu kín nhất, chỉ mình biết mình hay (nỗi riêng, riêng những), càng tăng cái giày vò của tâm trạng, đang hoàn toàn bế tắc.
(Lê Trí Viễn, Đến với thơ hay)
Người viết đã phân tích đối tượng từ những mối quan hệ nào?
-
A. Quan hệ nội bộ của đối tượng
- B. Quan hệ của đối tượng này với đối tượng khác
- C. Quan hệ của đối tượng này với người viết
Câu 7: Vẻ đẹp ngôn ngữ nghệ thuật trong bài thơ Tự tình của Hồ Xuân Hương được thể hiện như thế nào?
-
A. Nghệ thuật sử dụng từ ngữ giàu hình ảnh và cảm xúc, có sức biểu đạt cao tư tưởng và tâm trạng của nhân vật trữ tình
- B. Nghệ thuật sử dụng sóng đôi các cặp từ trái nghĩa
- C. Nghệ thuật điệp từ, sử dụng động từ mạnh
- D. Tất cả các ý trên