Câu 1: Bài thơ Thu điếu được làm theo thể thơ nào?
- A. Thất ngôn tứ tuyệt
- B. Ngũ ngôn tứ tuyệt
-
C. Thất ngôn bát cú
- D. Thất ngôn
Câu 2: Màu sắc chủ đạo trong bức tranh mùa thu của Nguyễn Khuyến là:
- A. Màu vàng úa
-
B. Màu xanh ngắt
- C. Mùa trắng toát
- D. Mùa đỏ
Câu 3: Cái gì không được miêu tả trong sáu câu thơ đầu bài Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến?
- A. Bầu trời.
- B. Tầng mây.
- C. Mặt nước ao.
-
D. Âm thanh.
Câu 4: Thời đại Nguyễn Khuyến sống có đặc điểm:
- A. Khủng hoảng lớn về kinh tế.
-
B. Khủng hoảng toàn diện về tư tưởng và văn hóa.
- C. Văn học nghệ thuật hầu như không phát triển.
- D. Có nhiều thành tựu lớn về khoa học kĩ thuật.
Câu 5: Sáu câu thơ đầu trong bài Câu cá mùa thu" của Nguyễn Khuyến cùng được ngắt nhịp theo:
-
A. 2/2/3.
- B. 3/2/2.
- C. 3/4.
- D. 4/3.
Câu 6: Điểm nhìn trong bài “Thu điếu” rất đặc sắc, được thể hiện:
- A. Cảnh thu được đón nhận từ cao xa đến gần, rồi lại từ gần đến cao, xa.
-
B. Cảnh thu được đón nhận từ gần đến cao, xa và rồi từ cao, xa trở lại gần.
- C. Cảnh thu được đón nhận không theo một trật tự nào.
- D. Cảnh thu được ngắm theo trình tự thời gian.
Câu 7: "Vắng teo" trong câu thơ "Ngõ trúc quanh co khách vắng teo" (Câu cá mùa thu - Nguyễn Khuyến) nghĩa là:
-
A. Rất vắng, không có hoạt động của con người.
- B. Không có mặt ở nơi lẽ ra phải có mặt.
- C. Vắng vẻ và thưa thớt.
- D. Vắng vẻ và lặng lẽ.
Câu 8: Từ "làn" trong câu "Sóng biếc theo làn hơi gợn tí" trong bài Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến dùng để chỉ:
- A. Làn mây.
- B. Làn gió.
- C. Làn hơi.
-
D. Làn khói.
Câu 9: Ý nào nói đúng về vai trò của Nguyễn Khuyến trong nền văn học dân tộc?
-
A. Là người mở ra một dòng thơ mới - dòng thơ về dân tình - làng cảnh Việt Nam.
- B. Là người đầu tiên đưa vào văn học hình tượng người nông dân yêu nước đánh giặc.
- C. Là người Việt hóa xuất sắc nhất các thể thơ Đường của Trung Quốc.
- D. Là "cái gạch nối" giữa thơ ca trung đại và thơ ca hiện đại của Việt Nam.
Câu 10: Cảnh mùa thu được Nguyễn Khuyến miêu tả trong bài“Thu điếu” là vùng quê nào?
- A. Đồng bằng Trung Bộ
- C. Đồng bằng sông Cửu Long
-
B. Đồng bằng Bắc Bộ
- D. Đồng bằng duyên hải miền Trung.
Câu 11: Nét nghĩa nào sau đây phù hợp với từ "lơ lửng" trong bài Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến?
- A. Cách đánh thức hoặc mức độ hoạt động không gây ra tiếng ồn hoặc một chuyển động có thể làm ảnh hưởng đến không khí yên tĩnh chung.
-
B. Ở trạng thái di động nhẹ ở khoảng giữa, lưng chừng, không dính vào đâu, không bám vào đâu.
- C. Di chuyển hoặc biến đổi trạng thái một cách rất nhanh, chỉ trong khoảnh khắc, đến mức như có muốn làm gì cũng không thể kịp.
- D. Nổi lên thành những vệt, những nếp nhăn nhỏ thoáng qua thấy qua trên bề mặt phẳng.
Câu 12: Ý nào không có trong chủ đề của bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến?
- A. Nỗi niềm u hoài của nhân vật trữ tình - tác giả.
- B. Tâm hồn thanh cao của tác giả.
- C. Vẻ đẹp u tĩnh của cảnh vật mùa thu.
-
D. Những trăn trở của tác giả trong một lần đi câu cá.
Câu 13: Nguyễn Khuyến có đóng góp lớn vào sự phát triển của nền văn học dân tộc ở thể loại nào?
- A. Thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
- B. Hát nói.
- C. Thể thơ song thất lục bát.
-
D. Thơ Nôm.
Câu 14: Giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ là
- A. Vẻ đẹp bình dị, quen thuộc của cảnh thu điển hình cho cảnh sắc mùa thu của thiên nhiên vùng đồng bằng Bắc Bộ.
- B. Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc trưng của văn học trung đại
- C. Bài thơ cũng cho tâm trạng thời thế của Nguyễn Khuyến: Ông bỏ lại lối sống mưu cầu danh lợi để trở về quê sống thanh nhàn, ẩn dật
-
D. Tất cả đều đúng