Trắc nghiệm ngữ văn 11 bài: Thao tác lập luận bác bỏ

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 11 bài: Thao tác lập luận bác bỏ. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Lập luận bác bỏ là gì?

  • A. Là cách thức đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng khoa học của mình để phủ nhận ý kiến, quan điểm thiếu chính xác của người khác. Từ đó, nêu ý kiến đúng của mình để thuyết phục người nghe.
  • B. Là cách thức mô tả, dùng sự quan sát của mình để phân tích, bổ sung ý kiến cho người khác để hoàn thiện hơn hiểu biết về sự vật, hiện tượng.
  • C. Là cách thức đưa ra những yêu cầu của mình để người khác thực hiện theo.

Câu 2: Mục đích của thao tác lập luận bác bỏ là gì?

  • A. Dùng những lí lẽ, dẫn chứng đúng đắn, khoa học để chỉ rõ những sai lầm, thiếu khoa học của một ý kiến, quan điểm nào đó; đồng thời bày tỏ và bênh vực ý kiến đúng đắn.
  • B. Giúp người đọc hình dung cụ thể hơn về sự vật hiện tượng đó.
  • C. Giúp người đọc dễ hiểu và thực hiện theo những yêu cầu đã đặt ra nhằm nghiên cứu đúng hướng một sự vật, hiện tượng nào đó.

Câu 3: Tác dụng của thao tác lập luận bác bỏ là gì?

  • A. Là thao tác quan trọng giúp cho bài nghị luận thêm sâu sắc và giàu tính thuyết phục.
  • B. Là thao tác rất cần thiết trong cuộc sống.
  • C. Cả A và B đều đúng
  • D. Cả A và B đều sai 

Câu 4: Những yêu cầu nào sau đây là yêu cầu khi thực hiện thao tác lập luận bác bỏ

  • A. Cần nắm chắc sai lầm của đối phương.
  • B. Đưa ra những lí lẽ và bằng chứng thuyết phục.
  • C. Giữ thái độ thẳng thắn nhưng cẩn trọng, có chừng mực, phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng tranh luận.
  • D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 5: Cách bác bỏ lập luận nào sau đây là đúng?

  • A. Có thể bác bỏ một luận điểm, luận cứ hoặc cách lập luận bằng cách nêu tác hại, chỉ ra nguyên nhân hoặc phân tích những khía cạnh sai lệch, thiếu chính xác,… của luận điểm, luận cứ, lập luận ấy.
  • B. Có thể bác bỏ một ý kiến nào tùy thích mà mình cho là đúng.
  • C. Có thể bác bỏ bằng cách đưa ra một dẫn chứng mới ngược lại với luận điểm đã có.

Câu 6: Chỉ ra lỗi sai về logic trong lập luận sau: "Những người phiên dịch và giáo viên ngoại ngữ đều phải học ngoại ngữ. Tôi không phải là người phiên dịch, cũng không phải là giáo viên ngoại ngữ nên tôi không học ngoại ngữ."

  • A. Sai vì đối tượng cần học ngoại ngữ không chỉ là người phiên dịch hay giáo viên ngoại ngữ mà còn rộng hơn rất nhiều.
  • B. Sai vì mục đích câu nói không hướng đến người phiên dịch hay giáo viên ngoại ngữ.
  • C. Sai vì người nói không bác bỏ được luận điểm đã nêu ban đầu.

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi sau:

"Nhiều đồng bào chúng ta, để biện minh việc từ bỏ tiếng mẹ đẻ, đã than phiền rằng tiếng nước mình nghèo nàn. Lời trách cứ này không có cơ sở nào cả. Họ chỉ biết những từ thông dụng của ngôn ngữ và còn nghèo những từ An Nam hơn bất cứ người phụ nữ và nông dân An Nam nào. Ngôn ngữ của Nguyễn Du nghèo hay giàu? 

Vì sao người An Nam có thể dịch những tác phẩm của Trung Quốc sang nước mình, mà lại không thể viết những tác phẩm tương tự?

Phải quy lỗi cho sự nghèo nàn của ngôn ngữ hay sự bất tài của con người?

(Nguyễn An Ninh, Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức)

Câu 7: Luận điểm bị bác bỏ là gì?

  • A. Nhiều đồng bào chúng ta, để biện minh việc từ bỏ tiếng mẹ đẻ, đã than phiền rằng tiếng nước mình nghèo nàn.
  • B. Vì sao người An Nam có thể dịch những tác phẩm của Trung Quốc sang nước mình, mà lại không thể viết những tác phẩm tương tự
  • C. Ngôn ngữ của Nguyễn Du nghèo hay giàu?

Câu 8: Luận cứ nào sau đây không được nhắc đến trong đoạn trích?

  • A. Phải quy lỗi cho sự nghèo nàn của ngôn ngữ hay sự bất tài của con người?
  • B. Họ chỉ biết những từ thông dụng của ngôn ngữ và còn nghèo những từ An Nam hơn bất cứ người phụ nữ và nông dân An Nam nào.
  • C. Vì sao người An Nam có thể dịch những tác phẩm của Trung Quốc sang nước mình, mà lại không thể viết những tác phẩm tương tự.
  • D. Tác giả Nguyễn Du là cây bút kiệt xuất của nền văn học Việt Nam

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

"[...] Có người bảo: Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi!

Xin đáp lại: Hút thuốc là quyền của anh, nhưng anh không có quyền đầu đọc những người ở gần anh. Anh uống rượu say mèm, anh làm anh chịu. Nhưng hút thuốc thì người ở gần anh cũng hít luồng khói độc. Điều này hàng nghìn công trình nghiên cứu đã chứng minh rất rõ.

Vợ con, những người làm việc cùng phòng với những người nghiện thuốc cũng bị nhiễm độc, cũng đau tim mạch, viêm phế quản, cũng bị ung thư. Anh có quyền hút, nhưng có mặt người khác, xin mời anh ra ngoài sân, ngoài hành lang mà hút.

Tội nghiệp thay những cái thai còn nằm trong bụng mẹ, chỉ vì có người hút thuốc ngồi cạnh mẹ mà thai nhi bị nhiễm độc, rồi mẹ đẻ non, con sinh ra đã suy yếu. Hút thuốc ngồi cạnh một người đàn bà có thai quả là một tội ác.

Bố và anh hút, chú bác hút không những đầu độc con em mà còn nêu gương xấu..."

(Nguyễn Khắc Viện, Ôn dịch, thuốc lá)

Câu 9: Luận điểm nào bị bác bỏ?

  • A. Hút thuốc là quyền tự do của mỗi người
  • B. Hút thuốc có lợi cho sức khỏe
  • C. Hút thuốc gây hại cho bản thân và mọi người
  • D. Hút thuốc góp phần làm tăng trưởng kinh tế

Câu 10: Luận điểm nào dùng để bác bỏ luận điểm đã nêu ra?

  • A. Phân tích tác hại của việc hút thuốc lá và chỉ ra nguyên nhân của nó.
  • B. Phân tích quyền tự do của con người ở Việt Nam cũng như trên thế giới
  • C. Phân tích sự gia tăng kinh tế mà thuốc lá đem lại
  • D. Phân tích tác dụng của việc hút thuốc lá

Câu 11: Luận cứ nào được đưa ra để bác bỏ là những luận cứ nào?

  • A. Hút thuốc là quyền của anh, nhưng anh không có quyền đầu độc những người ở gần anh.
  • B. Hút thuốc ngồi cạnh một người đàn bà có thai quả là một tội ác.
  • C. Bố và anh hút, chú bác hút không những đầu độc con em mà còn nêu gương xấu
  • D. Tất cả các ý trên đều đúng

Câu 12: Theo em, việc lập luận như trên đã hợp lí hay chưa?

  • A. Hợp lí
  • B. Chưa hợp lý
  • C. Ý kiến cá nhân

Câu 13: Đọc đề bài sau và trả lời câu hỏi: Trong lớp có bạn cho rằng: Không kết bạn với những người học yếu. Anh (chị) hãy bác bỏ quan niệm đó.

Luận điểm nào bị bác bỏ?

  • A. Chọn bạn mà chơi
  • B. Kết bạn bốn phương
  • C. Không kết bạn với những người học yếu
  • D. Kết bạn với những người học yếu

Câu 14: Luận điểm nào sau đây không phù hợp với đề bài ở câu 13?

  • A. Trình bày khía cạnh hiểu biết của bản thân về một tình bạn đẹp
  • B. Thói đố kị, ghen ghét, ích kỉ, không giúp đỡ người khác trong cuộc sống khiến luôn tự mãn về bản thân, làm người khác tự ti, mất ý chí phấn đấu
  • C. Cổ xúi việc không kết bạn với người học kém vì làm bản thân học kém theo
  • D. Nêu quan niệm đúng của mình như nên mở rộng tấm lòng, giúp đỡ, chia sẻ với bạn học yếu để bạn tiến bộ như vậy tập thể lớp mới đoàn kết

 

 

Xem thêm các bài Trắc nghiệm ngữ văn 11, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm ngữ văn 11 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 11.

Trắc nghiệm NGỮ VĂN 11 - TẬP 1

Trắc nghiệm NGỮ VĂN 11 - TẬP 2

Xem Thêm

Lớp 11 | Để học tốt Lớp 11 | Giải bài tập Lớp 11

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 11, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.