Câu 1: Cho hai câu
Thằng bé ăn mỗi một bát cơm
Thằng bé ăn những một bát cơm
Nhận định nào sau đây là đúng?
- A. Cả hai câu cùng có nghĩa sự việc giống nhau, là thằng bé "ăn một bát cơm"
- B. Trong cả hai câu, người nói (viết) cho rằng thằng bé "ăn một bát cơm" là ít.
- C. Trong cả hai câu, người nói (viết) cho rằng thằng bé "ăn một bát cơm" là nhiều.
-
D. Cả hai câu biểu thị cùng một thái độ hay cách đánh giá của người nói (viết).
Câu 2: Cho hai câu
Nhỡ ra trời mưa
May ra trời mưa
Nhận định nào sau đây là đúng?
- A. Nghĩa sự iệc ở hai câu là khác nhau
- B. Trong cả hai câu, người nói (viết) cho rằng nếu "mai mưa" thì đó là một điều không tốt.
- C. Trong cả hai câu, người nói (viết) cho rằng nếu "mai mưa" thì đó là một điều tốt.
-
D. Thái độ hay cách đánh giá của người nói (viết) ở hai câu là khác nhau.
Câu 3: Khi viết "Cũng may Thị Nở vào" (Nam Cao, Chí Phèo), tác giả cho rằng
- A. Việc "thị Nở vào" là một việc chưa xảy ra
- B. Việc "thị Nở vào" là một việc có thể xảy ra
- C. Việc "thị Nở vào" là một việc chắc chắn xảy ra
-
D. Việc "thị Nở vào" là một việc đã xảy ra
Câu 4: Khi bà cô Thị Nở nói "Ai lại đi lấy cái thằng Chí Phèo" (Nam Cao, Chí Phèo), ý của câu nói là:
- A. Có ai đó đã lấy Chí Phèo làm chồng rồi
-
B. Việc lấy Chí Phèo là việc không nên làm
- C. Việc lấy Chí Phèo là việc nên làm
- D. Bà ấy nghi ngờ việc đi lấy Chí Phèo của Thị Nở
Câu 5: Khi Thị Nở nghĩ về Chí Phèo: "cho hắn ăn tí gì mới được" (Nam Cao, Chí Phèo), ý của thị là:
- A. Việc cho Chí Phèo "ăn tí gì" là việc không có gì cấp thiết.
- B. Việc cho Chí Phèo "ăn tí gì" không phải trách nhiệm của thị.
- C. Việc cho Chí Phèo "ăn tí gì" là việc rất khó khăn.
-
D. Việc cho Chí Phèo "ăn tí gì" là trách nhiệm của thị.
Câu 6: Câu nghi vấ tu từ "Sao anh không về chơi thôn Vĩ" (Đây thôn Vĩ Dạ) có hàm ý gì?
-
A. Trách nhẹ nhàng
- B. Lời khẳng định
- C. Phủ định
- D. Hỏi nguyên nhân
Câu 7: Khi so sánh tiếng Việt với tiếng Anh, tiếng Pháp, nhận định nào sau đây không đúng?
- A. Từ tiếng Việt không biến đổi hình thái khi được dùng trong câu.
-
B. Âm tiết tiếng Việt và tiếng Pháp cũng có nghĩa hoặc tiềm tàng khả năng có nghĩa ở mức độ như trong tiếng Việt.
- C. Âm tiết tiếng Việt có nghĩa hoặc tiềm tàng khả năng có nghĩa
- D. Tiếng Việt là ngôn ngữ giàu có thanh điệu, còn tiếng Anh và tiếng Pháp thì không
Câu 8: Hiện tượng tách từ trong tiếng Việt đã dựa trên đặc điểm nào của tiếng Việt?
- A. Tiếng Việt là một ngôn ngữ có thanh điệu.
- B. Tiến có thể hoạt động độc lập như một từ đơn.
- C. Trật tự từ có vai trò quan trọng trong tổ chức của cụm từ và câu
-
D. Tất cả đều đúng
Câu 9: Phong cách ngôn ngữ chính luận được dùng trong những loại văn bản nào?
- A. Văn bản thể hiện lối ăn nói sinh động trong giao tiếp hàng ngày.
- B. Những văn bản nghệ thuật đem lại xúc cảm thẩm mĩ cho người nghe, người đọc.
- C. Những văn bản thuộc lĩnh vực truyền thông đại chúng như bản tin, phóng sự, quảng cáo
-
D. Những văn bản trực tiếp bày tỏ tư tưởng, lập trường đối với những vấn đề chính trị, xã hội
Câu 10: Văn bản thuộc phong cách chính luận có những đặc điểm gì:
- A. Tính công khai
- B. Tính chặt chẽ trong lập luận
- C. Tính truyền cảm mạnh mẽ
-
D. Tất cả đều đúng
Câu 11: Lớp từ ngữ nào được dùng nhiều nhất trong văn bản chính luận
- A. Lớp từ ngữ phong cách sinh hoạt
- B. Lớp từ ngữ phong cách khoa học
-
C. Lớp từ ngữ chính trị
- D. Lớp từ ngữ địa phương
Câu 12: Mục đích của văn bản chính luận là
-
A. thuyết phục người đọc, người nghe bằng lí lẽ và lập luận.
- B. Lôi kéo người đọc, người nghe ủng hộ quan điểm mà các cá nhân hoặc tổ chức nêu ra
- C. thuyết phục người đọc ủng hộ bằng những dẫn chứng hùng hồn, cảm xúc chân thực của người viết
- D. thuyết phục người đọc, người nghe bằng những quan điểm chính trị đúng đắn