Câu 1: Ngô Thì Nhậm viết “Chiếu cầu hiền” dưới triều vua nào sau đây?
- A. Vua Lê Hiến Tông
- B. Vua Lê Chiêu Thống
-
C. Vua Quang Trung
- D. Vua Gia Long
Câu 2: Câu văn: "Suy đi tính lại trong vòm trời này, cứ cái ấp mười nhà ắt phải có người trung thành tín nghĩa" (Chiếu cầu hiền, Ngô Thì Nhậm) nói lên nội dung gì?
- A. Những người theo Quang Trung có rất nhiều.
-
B. Nhân tài đất Bắc Hà không những có, mà còn có nhiều.
- C. Dân chúng Bắc Hà rất đông đúc.
- D. Đất Bắc Hà ít có nhân tài.
Câu 3: Tại sao trong các sĩ phu lại có người không phục vua Quang Trung?
-
A. Vì vua Quang Trung có xuất thân bình dân.
- B. Vì vua Quang Trung cướp ngôi của Lê Chiêu Thống khiến Lê Chiêu Thống phải sống tha phương nơi đất khách.
- C. Vì vua Quang Trung không biết phép trị nước.
- D. Vì vua Quang Trung là người ít học, không thông hiểu đạo Nho.
Câu 4: “Chiếu cầu hiền” ra đời nhằm mục đích gì?
- A. Kêu gọi những người theo Nguyễn Ánh ra giúp Tây Sơn.
- B. Kêu gọi các Nho sĩ ôn đi thi.
- C. Kêu gọi những người giỏi võ ra giúp nước.
-
D. Kêu gọi hiền tài để cùng vua xây dựng đất nước.
Câu 5: Câu văn nào cho thấy rõ nhất thái độ cầu hiền rất chân thành, khiêm tốn của vua Quang Trung trong Chiếu cầu hiền của Ngô Thì Nhậm?
-
A. "Nay trẫm đang ghé chiếu lắng nghe, ngày đêm mong mỏi, nhưng những người học rộng tài cao chưa thấy có ai tìm đến".
- B. "Hay trẫm ít đức không đáng để phò tá chăng?".
- C. "Từng nghe nói rằng: Người hiền xuất hiện ở đời, thì như ngôi sao sáng trên trời cao. Sao sáng ắt chầu về ngôi Bắc Thần, người hiền ắt làm sứ giả cho thiên tử".
- D. Chiếu này ban xuống, các bậc quan viên lớn nhỏ, cùng với thứ dân trăm họ, người nào có tài năng học thuật, mưu hay hơn đời, cho phép được dâng sớ bày tỏ.
Câu 6: Trong bài Chiếu cầu hiền, vua Quang Trung đã thẳng thắn nhận ra điều bất cập nào sau đây của triều đại mới do mình đứng đầu?
- A. Đức hoá của vua chưa kịp thấm nhuần trong muôn dân.
- B. Biên cương chưa ổn định, dân còn nhọc mệt.
- C. Triều chính mới nên kỉ cương còn nhiều khiếm khuyết.
-
D. Tất cả đều đúng.
Câu 7: Nội dung của đoạn 1 (từ đầu đến "người hiền vậy") trong văn bản Chiếu cầu hiền của Ngô Thì Nhậm là:
- A. Nêu lên mục đích cầu người hiền tài của vua Quang Trung.
- B. Nêu cách tiến cử người hiền tài cho vua Quang Trung.
-
C. Nêu lên quy luật xuất xử của người hiền xưa nay.
- D. Nêu suy nghĩ của vua Quang Trung về người hiền tài ở đất Bắc Hà.
Câu 8: Trong phần mở đầu của Chiếu cầu hiền (Ngô Thì Nhậm), tác giả ví người hiền như sao sáng trên trời và quy luật của tinh tú là chầu về sao "Bắc Thần". "Bắc Thần" tượng trưng cho:
- A. nhân dân.
- B. tổ quốc.
- C. triều đình.
-
D. thiên tử
Câu 9: Nội dung tư tưởng của bài Chiếu cầu hiền là của:
- A. các nho sĩ Bắc Hà.
- B. Ngô Thì Nhậm.
- C. vua Lê Cảnh Hưng.
-
D. vua Quang Trung.
Câu 10: Trong tác phẩm Chiếu cầu hiền, thái độ của vua Quang Trung khi cầu hiền là gì?
-
A. Cầu thị, trọng dụng người tài, thuyết phục người tài ra giúp nước.
- B. Hăm doạ, răn đe nhưng sĩ phu có ý chống Tây Sơn.
- C. Dùng mệnh lệnh để bắt buộc người tài ra giúp nước.
- D. Khích bác, kì thị những sĩ phu của triều đại cũ (Lê - Trịnh).
Câu 11: Trong bài Chiếu cầu hiền, Ngô Thì Nhậm thay mặt vua Quang Trung chỉ ra mối quan hệ giữa người hiền và vua là:
- A. sao Bắc Thần/ngôi sao sáng.
- B. ánh sáng/sao Bắc Đẩu.
-
C. ngôi sao sáng/sao Bắc Đẩu.
- D. ngôi sao sáng/vầng thái dương.
Câu 12: Giọng điệu bài Chiếu cầu hiền của Ngô Thì Nhậm là gì?
- A. Chỉ trích thẳng thắn.
-
B. Không mang giọng điệu mệnh lệnh, có ý khiêm nhường.
- C. Nịnh bợ.
- D. Mệnh lệnh kiên quyết.
Câu 13: Bài chiếu gồm có mấy phần?
- A. 2
-
B. 3
- C. 4
- D. 5