Bài viết gồm 2 phần:
- Dàn ý chi tiết các đề
- Bài văn mẫu tất cả các đề
A. Dàn ý chi tiết
Đề 1: Anh/ chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về "bệnh vô cảm" trong xã hội hiện nay
Dàn ý chi tiết
Mở bài:
Dưới sự phát triển vội vã của cuộc sống hiện đại, những vấn đề về con người và cuộc sống của con người trở thành trung tâm thu hút sự quan tâm của dư luận. Đặc biệt, “bệnh vô cảm” đã trở thành một trong những điểm nóng xã hội suốt nhiều năm qua.
Thân bài: Các em học sinh cần làm rõ được những luận điểm sau
- Trước hết, chúng ta cần tìm hiểu: “bệnh vô cảm” là gì?
- Thực trạng căn bệnh vô cảm diễn ra vô cùng phức tạp trong xã hội.
- Có thể lấy một số minh chứng để thấy bệnh vô cảm đã trở thành báo động chung của xã hội, trở thành câu chuyện không của riêng ai
- Tất nhiên, thực trạng đau lòng trên đã dẫn tới những hậu quả, những hệ lụy đầy đau thương, mất mát.
- Vậy, nguyên nhân nào đã gây ra căn bệnh vô cảm trên?
- Các giải pháp đề xuất và thực hiện
Kết bài:
Tóm lại, câu chuyện căn bệnh vô cảm sẽ là câu chuyện dài chưa biết đến khi nào có thể chấm dứt nhưng tôi tin, những hành động nho nhỏ của mỗi cá nhân sẽ góp phần cải thiện mạnh mẽ cả một cộng đồng. Trước những thực trạng, hậu quả, nguyên nhân nêu trên, mỗi con người cần xây dựng sự ý thức cho mình. Và có thể, hãy lan truyền sự sẻ chia, yêu thương để cái chết từ trong tâm hồn kia mãi mãi lui vào quá khứ.
Đề 2: Anh/ chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về "bệnh thành tích" - một "căn bệnh" gây tác hại không nhỏ đối với sự phát triển của xã hội ta hiện nay
Dàn ý chi tiết
Mở bài:
Dưới áp lực thi cử của cuộc sống hiện đại, khi vai trò của giáo dục và cuộc sống thực tế có sự chênh lệch nhau nhất định, nhiều vấn đề mâu thuẫn đã nảy sinh. Việc học để biết, để hình thành kĩ năng không phát huy rõ lợi ích thực tế của nó so với việc “học để điểm cao”. Từ đó, trong xã hội bắt đầu manh nha một căn bệnh bệnh mới – “bệnh thành tích”.
Thân bài:
- Bệnh thành tích gây tác hại không nhỏ đối với sự phát triển của xã hội ta hiện nay
- Các phương tiện truyền thống đại chúng đã không ít lần phanh phui thực trạng đáng buồn của căn bệnh này
- Từ thực trạng trên, những hậu quả đi kèm đã gây ra nhiều đau thương cho người trong, lẫn ngoài cuộc
- Bệnh thành tích vì đâu mà xuất hiện?
- Bây giờ là lúc mỗi chúng ta nghiêm túc nhìn nhận và đưa ra giải pháp cho vấn đề bệnh thành tích đang diễn ra tràn lan trong cuộc sống hiện tại
Kết bài:
Tóm lại, thực tế đã chứng minh bệnh thành tích gây những tác hại không nhỏ đối với sự phát triển của xã hội nói chung, của con người nói riêng. Nó chẳng những mài mòn năng lực mà còn mài mòn đạo đức và niềm tin. Chỉ can đảm trải qua quá trình tôi luyện lâu dài, quá trình cố gắng không ngừng nghỉ con người mới thực sự chiếm lĩnh cái được gọi là năng lực, là kỹ năng.
Đề 3: Hãy phân tích tác hại của thái độ thiếu trung thực trong thi cử. Theo anh/ chị làm thế nào để khắc phục được thái độ đó?
Dàn ý chi tiết
Mở bài:
Trong thời đại ngày nay, giáo dục là một phần quan trọng nhằm phát triển con người, hướng đến cải tạo xã hội, giúp xã hội văn minh hơn. Trong quá trình học tập, thi cử là một hình thức nhằm giúp kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục; nhưng dường như hình thức này vẫn không triệt để và khách quan vì thái độ thiếu trung thực trong thi cử của một bộ phận học sinh hiện nay. Đáng lưu ý hơn, hiện tượng này ngày càng phổ biến và trở thành một vấn đề nhức nhối trong nhà trường.
Thân bài:
- Trước hết chúng ta cần tìm hiểu “thái độ thiếu trung thực” là gì
- Nguyên nhân ở đây là gì? Có hai yếu tố cần bàn ở đây: khách quan và chủ quan
- Những điều này cần phải bị lên án một cách mạnh mẽ, bởi thiếu trung thực trong thi cử sẽ để lại nhiều hậu quả to lớn
- Làm thế nào để giảm thiểu thái độ thiếu trung thực trong thi cử?
Kết bài:
Có thể hành trình chống lại thiếu trung thực trong thi cử sẽ là một con đường dài với nhiều nỗ lực lớn để thực hiện. Nhưng tôi tin rằng, nếu chúng ta ai cũng đóng góp bằng những hành động nhỏ, những tiếng nói góp ý, động viên thì tình hình thi cử sẽ được cải thiện, và ngày mà những bài kiểm tra thật sự trở thành một hình thức đánh giá khách quan nhất sẽ không còn xa nữa.
Đề 4: Hãy viết bài tham gia cuộc vận động tìm giải pháp đảm bảo an toàn giao thông.
Mở bài
Hằng ngày, trên các trang báo lớn, chúng ta lại xót xa khi đọc những thông tin về tai nạn giao thông, những tai nạn thương tâm mà không chỉ để lại di chứng cho nạn nhân mà còn khiến bao gia đình phải đau khổ. Đã đến lúc mỗi người chúng ta phải kiên quyết hơn, phải có những giải pháp triệt để để giảm thiểu số lượng tai nạn giao thông, hướng đến một xã hội an toàn và văn minh hơn.
Thân bài:
- Trước hết, chúng ta phải tìm hiểu “an toàn giao thông” là gì?
- Trước hết, chúng ta phải tìm hiểu “an toàn giao thông” là gì?
- Vì sao bài toán an toàn giao thông ngày càng trở nên nan giải
- Những hành vi này cần bị xử phạt thật nặng, vì chúng sẽ gây ra hậu quả to lớn cho toàn xã hội
- Vậy, chúng ta phải làm gì để có thể cải thiện được tình hình này?
Kết bài:
Để có thể đảm bảo an toàn giao thông, có thể nói đó là con đường dài và cần nhiều nỗ lực. Nhưng tôi tin rằng, nếu mỗi người trong chúng ta có ý thức khi tham gia giao thông thì ngày mà giao thông Việt Nam trở nên an toàn và văn minh sẽ không còn xa nữa. Hãy cùng nhau sẻ chia thông điệp này: “Nhanh một phút, chậm một đời.”
Đề 5: Theo anh (chị) làm thế nào để môi trường sống của chúng ta ngày càng xanh, sạch đẹp?
Dàn ý chi tiết
Mở bài:
Con người đã sống trên Trái đất hàng triệu năm, trải qua một thời gian dài, môi trường sống của chúng ta ngày càng bị đe dọa. Đã đến lúc con người cần phải hành động để bảo vệ môi trường, bởi bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
Thân bài:
- Trước hết, chúng ta phải tìm hiểu môi trường sống là gì
- Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đang là chủ đề nóng trên các mặt báo và nhận được rất nhiều sự quan tâm của người dân
- Chúng ta có nhiều lý do để bảo vệ môi trường.
- Để môi trường sống của chúng ta ngày càng xanh, sạch, đẹp; mỗi người cần phải hành động từ bây giờ
Kết bài:
Có thể nói, bảo vệ môi trường là một công việc cấp bách, nhưng nó đòi hỏi một quá trình lâu dài để vừa bảo vệ, vừa khắc phục những tổn hại mà con người đã gây nên. Nhưng tôi tin rằng, nếu chúng ta cùng nhau sẻ chia, đóng góp những hành động dù là nhỏ nhất, thì ngày mà môi trường chúng ta trở nên xanh, sạch, đẹp sẽ không phải là một điều không thể.
B. Bài tập & Lời giải
Đề 1: Trang 35 sgk ngữ văn 11 tập 2- nghị luận xã hội
Anh/ chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về "bệnh vô cảm" trong xã hội hiện nay
Xem lời giải
Đề 2: Trang 35 sgk ngữ văn 11 tập 2- nghị luận xã hội
Anh/ chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về "bệnh thành tích" - một "căn bệnh" gây tác hại không nhỏ đối với sự phát triển của xã hội ta hiện nay
Xem lời giải
Đề 3: Trang 35 sgk ngữ văn 11 tập 2- nghị luận xã hội
Hãy phân tích tác hại của thái độ thiếu trung thực trong thi cử. Theo anh/ chị làm thế nào để khắc phục được thái độ đó?
Xem lời giải
Đề 4: Trang 35 sgk ngữ văn 9 tập 2- nghị luận xã hội
Hãy viết bài tham gia cuộc vận động tìm giải pháp đảm bảo an toàn giao thông.
Xem lời giải
Đề 5: Trang 35 sgk ngữ văn 11 tập 2- nghị luận xã hội
Theo anh (chị) làm thế nào để môi trường sống của chúng ta ngày càng xanh, sạch đẹp?
Xem lời giải
Đề bài: Anh chị trình bày suy nghĩ của mình về “bệnh thành tích” – một “căn bệnh” gây tác hại không nhỏ đối với sự phát triển của xã hội ta hiện nay.
Xem lời giải
Đề bài: Phân tích tác hại của thái độ thiếu trung thực trong thi cử. Theo anh chị làm thế nào để khắc phục được thái độ đó?
Xem lời giải
Đề bài: Theo anh chị làm thế nào để môi trường sống của chúng ta ngày càng xanh, sạch đẹp? - đây là đề số 5 trong bài viết số 6 làm văn 11
Xem lời giải
Đề bài: Anh chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về “bệnh vô cảm” trong xã hội hiện nay - đây là đề 1 trong bài làm văn số 6 lớp 11
Xem lời giải
Đề bài: Hãy viết bài tham gia cuộc vận động tìm giải pháp đảm bảo an toàn giao thông. (Đây là đề 4 trong bài làm văn số 6 ngữ văn 11)
Xem lời giải
Đề bài: Anh/ chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về "bệnh vô cảm" trong xã hội hiện nay. (Đây là đề 1 trong bài viết số 6 ngữ văn lớp 11)
Xem lời giải
Đề 3: Hãy phân tích tác hại của thái độ thiếu trung thực trong thi cử. Theo anh/ chị làm thế nào để khắc phục được thái độ đó? (Đề 3 trong bài viết số 6 văn 11)